Các biện pháp trợ tử hiện vẫn chưa có nhiều nước đồng ý áp dụng bởi tính tranh cãi của nó, nhất là các khía cạnh đạo đức giữa như thế nào thì được xác định cần phải hỗ trợ 1 người chấm dứt cuộc sống, là 1 việc đi ngược lại với mục đích của y học. Tại Canada gần đây những tranh cãi lại càng được đẩy lên cao hơn sau khi nước này chuẩn bị cho trợ tử từ 2023, nhưng có 1 số người được cho là đã chọn cách này do bế tắc trong cuộc sống cộng với bị bệnh nặng chứ không phải bị bệnh nan y không thể chữa trị được.
Cả 2 trường hợp trợ tử mới nhất đều là những phụ nữ thuộc diện nghèo khổ. Người thứ nhất đã không thể xin được giảm tiền nhà để có thêm tiền chữa trị tình trạng bệnh mãn tính của mình và đã kết thúc cuộc sống bằng cách trợ tử vào tháng 2 vừa rồi. Một người khác cũng trong tình trạng tương tự, đang phải sống bằng tiền hỗ trợ khuyết tật cũng đã nộp đơn trợ tử và sắp sửa được chấp nhận.
Ở trường hợp người phụ nữ đầu tiên sống ở Ontario tên là Sophia trước khi được bác sỹ đồng ý cho trợ tử hồi tháng 2 đã lên mạng phát biểu rằng chính quyền coi mình như 1 loại rác dễ dàng vứt bỏ, luôn luôn phàn nàn và là 1 thứ chướng tai gai mắt cần bỏ đi. Ca tiếp theo là 1 phụ nữ tên Denise cũng có kịch bản tương tự.
W5: A rare and intimate look into medical assistance in dying in Canada - YouTube
Một trong những phóng sự của CTVNews về những người xin được trợ tử tại Canada
Họ đều được xác định nhạy cảm với nhiều dạng hóa chất (MCR), là tình trạng người đó có thể bị mê sảng, đau đầu cực nặng và còn có thể bị shock phản vệ khi hít phải 1 số hóa chất khá thông dụng, như khói thuốc lá hay nước tẩy rửa quần áo. Hai người này đều nộp đơn xin được cấp chỗ ở phù hợp hơn, nơi không khí có thể quản lý được để giảm nguy cơ mắc bệnh. Những người này được hỗ trợ $1.169 mỗi tháng, là mức còn ở dưới mức nghèo đói tại Ontario, nơi được coi là có giả cả và mức sống đắt đỏ nhất Canada. Sau khi những thông tin này được tiết lộ nhiều người đã bày tỏ sự phẫn nộ và mất niềm tin vào điều luật "quyền được chết" tại quốc gia này. Nhiều người cho rằng điều luật này đang được áp dụng không đúng mục đích, làm người nghèo càng nghèo đến mức bị dồn vào bước đường cùng và phải tìm đến cái chết.
Kể từ khi Canada giới thiệu luật hỗ trợ tự tử vào năm 2016 đã có rất nhiều nhóm vận động phản đối và lo rằng nhóm những người dễ bị tổn thương sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi điều luật này. Về phía các chuyên gia y tế và lập pháp thì 2 trường hợp này có thể là cái cớ để các nhóm chống lại trợ tử lợi dụng để phản đối. Những người này cho rằng thay vì phản đối thì tốt nhất hãy làm việc cùng nhau tìm cách giúp chính phủ có thể tăng mức sống của những người khuyết tật.
Tham khảo The Guardian, CTVNews
Cả 2 trường hợp trợ tử mới nhất đều là những phụ nữ thuộc diện nghèo khổ. Người thứ nhất đã không thể xin được giảm tiền nhà để có thêm tiền chữa trị tình trạng bệnh mãn tính của mình và đã kết thúc cuộc sống bằng cách trợ tử vào tháng 2 vừa rồi. Một người khác cũng trong tình trạng tương tự, đang phải sống bằng tiền hỗ trợ khuyết tật cũng đã nộp đơn trợ tử và sắp sửa được chấp nhận.
Ở trường hợp người phụ nữ đầu tiên sống ở Ontario tên là Sophia trước khi được bác sỹ đồng ý cho trợ tử hồi tháng 2 đã lên mạng phát biểu rằng chính quyền coi mình như 1 loại rác dễ dàng vứt bỏ, luôn luôn phàn nàn và là 1 thứ chướng tai gai mắt cần bỏ đi. Ca tiếp theo là 1 phụ nữ tên Denise cũng có kịch bản tương tự.
W5: A rare and intimate look into medical assistance in dying in Canada - YouTube
Một trong những phóng sự của CTVNews về những người xin được trợ tử tại Canada
Họ đều được xác định nhạy cảm với nhiều dạng hóa chất (MCR), là tình trạng người đó có thể bị mê sảng, đau đầu cực nặng và còn có thể bị shock phản vệ khi hít phải 1 số hóa chất khá thông dụng, như khói thuốc lá hay nước tẩy rửa quần áo. Hai người này đều nộp đơn xin được cấp chỗ ở phù hợp hơn, nơi không khí có thể quản lý được để giảm nguy cơ mắc bệnh. Những người này được hỗ trợ $1.169 mỗi tháng, là mức còn ở dưới mức nghèo đói tại Ontario, nơi được coi là có giả cả và mức sống đắt đỏ nhất Canada. Sau khi những thông tin này được tiết lộ nhiều người đã bày tỏ sự phẫn nộ và mất niềm tin vào điều luật "quyền được chết" tại quốc gia này. Nhiều người cho rằng điều luật này đang được áp dụng không đúng mục đích, làm người nghèo càng nghèo đến mức bị dồn vào bước đường cùng và phải tìm đến cái chết.
Kể từ khi Canada giới thiệu luật hỗ trợ tự tử vào năm 2016 đã có rất nhiều nhóm vận động phản đối và lo rằng nhóm những người dễ bị tổn thương sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi điều luật này. Về phía các chuyên gia y tế và lập pháp thì 2 trường hợp này có thể là cái cớ để các nhóm chống lại trợ tử lợi dụng để phản đối. Những người này cho rằng thay vì phản đối thì tốt nhất hãy làm việc cùng nhau tìm cách giúp chính phủ có thể tăng mức sống của những người khuyết tật.
Tham khảo The Guardian, CTVNews