Nghiên cứu này được các nhà khoa học tại đại học Florida Atlantic University thực hiện. Họ nghiên cứu 20 loại dây đeo cho đồng hồ cũng như đồng hồ thông minh với đủ chất liệu: Nhựa, cao su, vải, da, vàng và bạc. Từ đó, các nhà khoa học đi tìm sự liên kết giữa chất liệu dây đeo với khả năng sản sinh của vi khuẩn và mầm bệnh trên bề mặt dây. Những tình nguyện viên đủ mọi ngành nghề được chọn để lấy mẫu thử trên bề mặt chiếc đồng hồ họ đeo hàng ngày, kể cả là đồng hồ thông minh lẫn đồng hồ cơ hoặc điện tử.
Kết quả, 95% tổng số mẫu thử đều tìm thấy vi khuẩn. Trong số đó, mật độ vi khuẩn cao nhất được tìm thấy trên những dây đeo chất liệu vải. Kế đến lần lượt là nhựa, cao su, da và kim loại (vàng và bạc). Chất liệu có mật độ vi khuẩn thấp nhất là vàng. Và giữa các tình nguyện viên nam và nữ, khác biệt về những loại vi khuẩn sinh sôi trên bề mặt dây đồng hồ họ đeo gần như không có khác biệt rõ ràng.
Đồng chủ biên cuộc nghiên cứu, Nwadiuto Esiobu cho biết: “Nhựa và cao su có thể là môi trường phù hợp hơn cho việc sinh sôi của vi khuẩn, nhờ bề mặt trơn và xốp.”
Trong số những vi khuẩn tìm thấy trên dây đeo đồng hồ, dễ nhận thấy nhất là tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) và trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas). Những vi khuẩn này rất phổ biến trên da của con người, đặc biệt là những người hay đi tập gym, mồ hôi dính lên dây đồng hồ. Thêm nữa, 60% tổng số mẫu thử phát hiện thấy E. coli.
Đồng chủ biên Esiobu viết: “Cả số lượng lẫn chủng loại vi khuẩn chúng tôi tìm thấy trên dây đeo đồng hồ chứng minh cần phải thường xuyên vệ sinh những bề mặt này. Ngay cả khi mật độ vi khuẩn thấp, chúng vẫn có thể là nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh cho con người. Quan trọng hơn, nhiều loại vi khuẩn tìm thấy trên dây đồng hồ có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của những người có miễn dịch kém. Điều này có nghĩa nhân viên y tế và những người làm việc trong môi trường bệnh viện càng cần phải vệ sinh thường xuyên đồng hồ của họ.”
Vậy vệ sinh bằng gì? Các nhà khoa học nghiên cứu đề tài này cho biết, cồn 70 độ hoặc xịt diệt khuẩn Lysol là lựa chọn dễ và tốt nhất, 30 giây tiêu diệt được 99.99% vi khuẩn trên bề mặt dây đồng hồ. Còn những giải pháp khác như dấm thì mất nhiều thời gian hơn, khoảng 2 phút đồng hồ.
Theo NewAtlas
Kết quả, 95% tổng số mẫu thử đều tìm thấy vi khuẩn. Trong số đó, mật độ vi khuẩn cao nhất được tìm thấy trên những dây đeo chất liệu vải. Kế đến lần lượt là nhựa, cao su, da và kim loại (vàng và bạc). Chất liệu có mật độ vi khuẩn thấp nhất là vàng. Và giữa các tình nguyện viên nam và nữ, khác biệt về những loại vi khuẩn sinh sôi trên bề mặt dây đồng hồ họ đeo gần như không có khác biệt rõ ràng.
Đồng chủ biên cuộc nghiên cứu, Nwadiuto Esiobu cho biết: “Nhựa và cao su có thể là môi trường phù hợp hơn cho việc sinh sôi của vi khuẩn, nhờ bề mặt trơn và xốp.”
Trong số những vi khuẩn tìm thấy trên dây đeo đồng hồ, dễ nhận thấy nhất là tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) và trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas). Những vi khuẩn này rất phổ biến trên da của con người, đặc biệt là những người hay đi tập gym, mồ hôi dính lên dây đồng hồ. Thêm nữa, 60% tổng số mẫu thử phát hiện thấy E. coli.
Đồng chủ biên Esiobu viết: “Cả số lượng lẫn chủng loại vi khuẩn chúng tôi tìm thấy trên dây đeo đồng hồ chứng minh cần phải thường xuyên vệ sinh những bề mặt này. Ngay cả khi mật độ vi khuẩn thấp, chúng vẫn có thể là nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh cho con người. Quan trọng hơn, nhiều loại vi khuẩn tìm thấy trên dây đồng hồ có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của những người có miễn dịch kém. Điều này có nghĩa nhân viên y tế và những người làm việc trong môi trường bệnh viện càng cần phải vệ sinh thường xuyên đồng hồ của họ.”
Vậy vệ sinh bằng gì? Các nhà khoa học nghiên cứu đề tài này cho biết, cồn 70 độ hoặc xịt diệt khuẩn Lysol là lựa chọn dễ và tốt nhất, 30 giây tiêu diệt được 99.99% vi khuẩn trên bề mặt dây đồng hồ. Còn những giải pháp khác như dấm thì mất nhiều thời gian hơn, khoảng 2 phút đồng hồ.
Theo NewAtlas