Tuần trước, Google đã đưa ra thông tin nói rằng tính từ đầu năm 2024, chưa đầy 1% trong tổng số lượt tải và cài đặt những extension mở rộng tính năng cho trình duyệt Chrome, thông qua Chrome Web Store là bị phát hiện có mã độc. Hiện tại trên Chrome Web Store đang phân phối khoảng 250 nghìn extension với vô vàn công dụng khác nhau. Với tuyên bố này, Google cho biết họ tự hào về thành tích bảo mật, dù rằng vẫn có những plug-in chứa mã độc có khả năng theo dõi và gây hại cho người dùng máy tính vẫn lọt qua được hàng rào kiểm soát của họ.
Để đưa ra được con số chính xác về tỷ lệ extension trình duyệt Chrome chứa mã độc, cũng như số lượng lượt tải về không hề dễ, và mới đây những nhà nghiên cứu Sheryl Hsu, Manda Tran và Aurore Fass của đại học Stanford và tring tâm an ninh thông tin CISPA Helmholtz đã có một cuộc nghiên cứu về vấn đề này.
Trong báo cáo nghiên cứu, ba chuyên gia bảo mật xác định những extension được xếp vào dạng SNE (Security-Noteworthy Extensions) trên Chrome Web Store. Những extension bị liệt vào dạng SNE khi chúng bị phát hiện có chứa mã độc, hoặc vi phạm quy định phân phối trên Chrome Web Store, hoặc chứa phần mềm theo dõi người dùng.
Theo ba nhà nghiên cứu nói trên, từ tháng 7/2020 đén tháng 2/2023, đã có 346 triệu người dùng trình duyệt Chrome trên toàn thế giới cài những extension bị xếp vào dạng SNE. Trong số đó, 63 triệu lượt tải extension vi phạm quy định phân phối, 3 triệu lượt tải extension có chứa lỗ hổng bảo mật. Vậy là theo nghiên cứu, còn 280 triệu lượt tải những extension có chứa mã độc cài đặt vào máy tính để theo dõi và lấy thông tin của người dùng.
Cũng thông qua nghiên cứu này, các chuyên gia bảo mật phát hiện ra rằng, trong số những mã mở rộng tính năng cho trình duyệt Chrome bị liệt vào dạng SNE, những extension chứa mã độc và phần mềm gián điệp tồn tại rất lâu trên Chrome Web Store.
Để đưa ra được con số chính xác về tỷ lệ extension trình duyệt Chrome chứa mã độc, cũng như số lượng lượt tải về không hề dễ, và mới đây những nhà nghiên cứu Sheryl Hsu, Manda Tran và Aurore Fass của đại học Stanford và tring tâm an ninh thông tin CISPA Helmholtz đã có một cuộc nghiên cứu về vấn đề này.
Trong báo cáo nghiên cứu, ba chuyên gia bảo mật xác định những extension được xếp vào dạng SNE (Security-Noteworthy Extensions) trên Chrome Web Store. Những extension bị liệt vào dạng SNE khi chúng bị phát hiện có chứa mã độc, hoặc vi phạm quy định phân phối trên Chrome Web Store, hoặc chứa phần mềm theo dõi người dùng.
Theo ba nhà nghiên cứu nói trên, từ tháng 7/2020 đén tháng 2/2023, đã có 346 triệu người dùng trình duyệt Chrome trên toàn thế giới cài những extension bị xếp vào dạng SNE. Trong số đó, 63 triệu lượt tải extension vi phạm quy định phân phối, 3 triệu lượt tải extension có chứa lỗ hổng bảo mật. Vậy là theo nghiên cứu, còn 280 triệu lượt tải những extension có chứa mã độc cài đặt vào máy tính để theo dõi và lấy thông tin của người dùng.
Cũng thông qua nghiên cứu này, các chuyên gia bảo mật phát hiện ra rằng, trong số những mã mở rộng tính năng cho trình duyệt Chrome bị liệt vào dạng SNE, những extension chứa mã độc và phần mềm gián điệp tồn tại rất lâu trên Chrome Web Store.
Những extension an toàn, được phân phối trên Chrome Web Store trung bình không tồn tại lâu.Chỉ có 51.8 đến 62.9% những extension dạng này còn hiện diện trên cửa hàng của trình duyệt Chrome sau 1 năm. Dự đoán được đưa ra là, những extension này bị dừng phát triển và cập nhật nên cũng biến mất.
Còn trong khi đó, những extension dạng SNE, hoặc có chứa mã độc, hoặc vi phạm quy chế phân phối thì tồn tại trên Chrome Web Store rất lâu. Tính trung bình một extension có chứa mã độc có thể tồn tại 380 ngày trước khi bị các chuyên gia bảo mật của Google phát hiện. Nếu extension có những dòng code chứa lỗ hổng bảo mật, thời gian tồn tại trước khi bị gỡ bỏ là 1.248 ngày, tức là gần 3 năm rưỡi.
Cá biệt có một trường hợp extension tên là TeleApp, tồn tại trên Chrome Web Store tới 8 năm rưỡi mới bị phát hiện, từ ngày 13/12/2013 tới ngày 14/6/2022.
Một vấn đề trong việc lựa chọn extension an toàn, không chứa mã độc, là đánh giá của người dùng đối với từng extension không có giá trị. Những đánh giá này chỉ nêu ra được tính hữu dụng của những dòng code mở rộng tính năng cho trình duyệt, còn chẳng mấy ai biết trong extension có mã độc hay không:
“Thông thường, người dùng không chấm điểm thấp những extension bị liệt vào dạng SNE, điều đó cho thấy có thể người dùng cũng không quan tâm lắm, hoặc không biết những extension này có thể gây nguy cơ về bảo mật. Đương nhiên cũng có trường hợp sử dụng bot để chấm điểm hàng loạt cho một extension, giúp nó có uy tín hơn trong mắt người dùng. Nhưng thực tế một nửa số extension vi phạm hoặc chứa mã độc đều không có lượt đánh giá nào.”
Về phần Google, họ nói rằng công ty có một đội ngũ chuyên gia bảo mật cung cấp cho người dùng những tóm tắt thông tin về những extension đã cài vào trình duyệt, cùng với đó là đảm trách nhiệm vụ phê duyệt extension trước khi được phân phối trên Chrome Web Store, và liên tục theo dõi chúng sau khi đã bắt đầu phân phối.
Theo Techspot