Các nhà nghiên cứu của bệnh viện Mayo Clinic đã tìm ra một mối liên hệ giữa chứng ngưng thở nghiêm trọng khi ngủ và các tổn thương trong não, có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ và đột quỵ.
Nghiên cứu trong tuần này cho thấy tiếng ngáy to có thể là điềm báo cho những vấn đề lớn hơn nhiều. Nghiên cứu đã tìm thấy một liên hệ giữa chứng ngưng thở nghiêm trọng khi ngủ ở người lớn tuổi và lượng lớn hơn của một dấu ấn sinh học cụ thể trong não - tức là một chất có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ hoặc đột quỵ ở người. Tuy nhiên, sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu mối liên hệ này.
Ngưng thở khi ngủ (sleep apnea) là tình trạng một người ngừng thở trong khi ngủ. Điều này khiến cho não đánh thức người vừa đủ để bắt đầu thở lại, chỉ để chu kỳ ngừng thở bắt đầu lại khi người đó rơi lại vào giấc ngủ. Có hai dạng ngưng thở khi ngủ chính, tắc nghẽn và thuộc về trung ương. Ngưng thở do tắc nghẽn xảy ra khi các cơ đường thở ngăn cản hơi thở của một người theo nghĩa đen, trong khi ngưng thở do trung ương là khi não quên ra hiệu cho cơ thể thở (dạng hỗn hợp thứ ba có cả hai đặc điểm này).
Mặc dù không phải tất cả tiếng ngáy đều liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, nhưng đó là một dấu hiệu phổ biến của tình trạng này (ngáy nói chung là do đường thở bị hẹp khi ngủ). Sự gián đoạn liên tục do chứng ngưng thở cũng khiến mọi người khó có được một giấc ngủ ngon, mà sau đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ theo nhiều cách khác nhau.
Ngưng thở khi ngủ, đặc biệt là trong trường hợp nghiêm trọng, có liên quan đến nguy cơ lớn hơn của nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả bệnh tim mạch. Trong nghiên cứu mới này, được công bố hôm thứ Năm trên tạp chí Thần kinh học, các nhà khoa học muốn hiểu rõ hơn về việc tình trạng này có thể ảnh hưởng đến não như thế nào.
Nghiên cứu trong tuần này cho thấy tiếng ngáy to có thể là điềm báo cho những vấn đề lớn hơn nhiều. Nghiên cứu đã tìm thấy một liên hệ giữa chứng ngưng thở nghiêm trọng khi ngủ ở người lớn tuổi và lượng lớn hơn của một dấu ấn sinh học cụ thể trong não - tức là một chất có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ hoặc đột quỵ ở người. Tuy nhiên, sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu mối liên hệ này.
Ngưng thở khi ngủ (sleep apnea) là tình trạng một người ngừng thở trong khi ngủ. Điều này khiến cho não đánh thức người vừa đủ để bắt đầu thở lại, chỉ để chu kỳ ngừng thở bắt đầu lại khi người đó rơi lại vào giấc ngủ. Có hai dạng ngưng thở khi ngủ chính, tắc nghẽn và thuộc về trung ương. Ngưng thở do tắc nghẽn xảy ra khi các cơ đường thở ngăn cản hơi thở của một người theo nghĩa đen, trong khi ngưng thở do trung ương là khi não quên ra hiệu cho cơ thể thở (dạng hỗn hợp thứ ba có cả hai đặc điểm này).
Mặc dù không phải tất cả tiếng ngáy đều liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, nhưng đó là một dấu hiệu phổ biến của tình trạng này (ngáy nói chung là do đường thở bị hẹp khi ngủ). Sự gián đoạn liên tục do chứng ngưng thở cũng khiến mọi người khó có được một giấc ngủ ngon, mà sau đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ theo nhiều cách khác nhau.
Ngưng thở khi ngủ, đặc biệt là trong trường hợp nghiêm trọng, có liên quan đến nguy cơ lớn hơn của nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả bệnh tim mạch. Trong nghiên cứu mới này, được công bố hôm thứ Năm trên tạp chí Thần kinh học, các nhà khoa học muốn hiểu rõ hơn về việc tình trạng này có thể ảnh hưởng đến não như thế nào.
Họ đã xem xét dữ liệu được thu thập từ 140 người lớn tuổi mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, mà những người này cũng đã tham gia vào một nghiên cứu trước đó. Những tình nguyện viên này đã được chụp cộng hưởng từ não và được theo dõi qua đêm trong phòng thí nghiệm về giấc ngủ. Họ được chia thành ba nhóm dựa trên mức độ ngưng thở khi ngủ được chẩn đoán, nhưng tất cả họ đều được cho là không mắc chứng mất trí nhớ khi bắt đầu và kết thúc thời gian nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy so sánh với những người bị ngưng thở khi ngủ nhẹ hoặc trung bình, những người bị ngưng thở khi ngủ nặng có lượng chất trắng với cường độ mạnh hơn [1]—là những tổn thương nhỏ trong chất trắng của não có thể nhìn thấy trên phim chụp cộng hưởng từ. Những người bị ngưng thở nghiêm trọng cũng có xu hướng ít trải qua giấc ngủ sóng chậm [2] hoặc còn gọi là giấc ngủ sâu, và việc thiếu giấc ngủ sâu cũng có liên quan tương tự với tổn thương chất trắng nhiều hơn.
Cường độ tổn thương chất trắng thường trở nên phổ biến hơn khi chúng ta già đi. Nhưng việc có nhiều tổn thương này có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh như mất trí nhớ và đột quỵ cao hơn. Vì vậy, kết nối tiềm năng này chắc chắn là chuyện đáng báo động, các tác giả nghiên cứu cho biết.

Các tổn thương chất trắng cường độ cao trên phim chụp cộng hưởng từ của hai bệnh nhân 80 tuổi: bên trái là người có tổn thương chất trắng cường độ cao ít; bên phải là người có các tổn thương cường độ cao rộng, mà chúng chiếm ưu thế ở vùng quanh não thất (phần màu đen). Nguồn: The BMJ
“Những dấu ấn sinh học này là dấu hiệu nhạy cảm của bệnh mạch máu não giai đoạn đầu," tác giả nghiên cứu Diego Carvalho, nhà nghiên cứu tại bệnh viện Mayo Clinic ở Rochester, Minnesota, trong một tuyên bố được phát hành bởi Học viện Thần kinh học Hoa Kỳ cho biết. “Việc phát hiện ra chứng ngưng thở nghiêm trọng khi ngủ và giảm giấc ngủ sóng chậm có liên quan đến những dấu ấn sinh học [3] này là rất quan trọng vì không có phương cách điều trị cho những thay đổi này trong não, vì vậy chúng ta cần tìm cách ngăn chặn chúng xảy ra hoặc trở nên tồi tệ hơn.”
Đồng thời, bản chất chính xác của mối quan hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và các dấu ấn sinh học này vẫn chưa rõ ràng. Đầu tiên, chúng ta không thể biết từ dữ liệu này liệu chứng ngưng thở nghiêm trọng khi ngủ có thực sự khiến những tổn thương này trở nên nhiều hơn hay không. Có thể những tổn thương này có thể có trước hoặc thậm chí góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng ngưng thở khi ngủ của một người, hoặc một yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc một trong hai bệnh này. Các nhà nghiên cứu nói rằng sẽ cần các nghiên cứu dài hạn hơn để xác nhận mối liên hệ nhân quả, cũng như trả lời các câu hỏi khác.
Carvalho cho biết: “Cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định xem các vấn đề về giấc ngủ ảnh hưởng đến các dấu ấn sinh học này trong não hay là ngược lại. “Chúng tôi cũng cần xem xét liệu các chiến lược cải thiện chất lượng giấc ngủ hoặc điều trị chứng ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng đến quỹ đạo của những dấu ấn sinh học này hay không.”
Quảng cáo
Điều đó nói lên rằng, một số nghiên cứu đã phát hiện ra điều trị chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Lược dịch từ bài của Ed Cara, Gizmodo
Chú thích:
[1] Tổn thương chất trắng cường độ cao (white matter hyperintensities): Là bệnh hình thành do sự phát triển bất thường của vỏ myelin, đóng vai trò như màng bọc bảo vệ quanh các sợi thần kinh, gây ra quá trình thoái hóa chất trắng.
[2] Giấc ngủ sóng chậm (slow-wave sleep): Là giai đoạn giấc ngủ sâu, hoặc giấc ngủ delta, thường diễn ra khoảng 45-90 phút, khi đó nhịp thở và nhịp tim ở mức thấp nhất của chu kỳ giấc ngủ.
[3] Dấu ấn sinh học (biomarker): Là những phân tử biểu hiện một dữ kiện sinh học, có thể đơn thuần là hóa chất, như glucose là dấu ấn của bệnh tiểu đường, hoặc phân tử protein như các kháng thể (antibody) là dấu ấn của bệnh nhiễm trùng, và gene hay DNA marker là dấu ấn cho các bệnh liên quan đến di truyền.