Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Nghiên cứu cho thấy Mặt Trăng từng có bầu khí quyển ẩm ướt nhờ hoạt động của núi lửa

bk9sw
9/10/2017 12:43Phản hồi: 12
Nghiên cứu cho thấy Mặt Trăng từng có bầu khí quyển ẩm ướt nhờ hoạt động của núi lửa
Một nghiên cứu gần đây của NASA đã tìm ra bằng chứng rằng Mặt Trăng cổ có thể từng có một bầu khí quyển ẩm ướt, bề mặt có nước và hoạt động địa chất sôi động hơn bây giờ.

Một trong những đặc điểm lớn nhất trên bề mặt lỗ rổ của Mặt Trăng là lòng chảo Imbrium - một khu vực trũng được hình thành từ cách đây nhiều tỉ năm về trước từ một vụ va chạm với một thiên thạch có đường kính ước tính 300 km. Điểm đặc biệt là từ Trái Đất chúng ta có thể nhìn thấy Imbrium nhờ lớp đá basalt đen lấp đầy lòng chảo, lớp đá này vốn là nham thạch nguội đi cách đây khoảng 3,5 tỉ năm. Các nhà du hành trên Apollo 15 và Apollo 17 đã từng thu thập các mẫu đất đá từ rìa của biển dung nham cổ này và tiến hành phân tích. Kết quả là họ đã phát hiện ra nhiều loại khí như carbon monoxide (CO), hydrogen, oxygen và sulfur (lưu huỳnh) cùng với nhiều loại khí khác được giải phóng ra trong thời gian này.

Mặt Trăng.jpg
Nghiên cứu mới của NASA đã tập trung tính toán lượng khí được giải phóng từ hoạt động của núi lửa trên Mặt Trăng. Theo đó họ cho rằng những đợt phun trào núi lửa có cường độ đủ mạnh để giải phóng khí từ bề mặt nhanh hơn cả khi chúng thoát vào không gian, từ đó hình thành một bầu khí quyển tạm thời giàu hơi nước bao bọc lấy Mặt Trăng trong suốt khoảng 70 triệu năm. Sau cùng, khi hoạt động của núi lửa chậm lại thì khí bắt đầu thoát vào không gian, để lại một hành tinh toàn đá khô cằn như chúng ta thấy ngày nay.

Theo nhà nghiên cứu Debra Needham, tác giả nghiên cứu: "Tổng lượng H2O được giải phóng trong suốt quá trình basalt hóa bề mặt Mặt Trăng gần gấp đôi lượng nước của hồ Tahoe (một cái hồ lớn ở Sierra Nevada, trữ lượng nước khoảng 150 km3). Mặc dù phần lớn hơi nước đã bị thất thoát vào không gian nhưng một phần đáng kế đã tìm đến 2 vùng cực của Mặt Trăng. Điều này có nghĩa một phần vật chất bay hơi mà chúng ta thấy ở vùng cực có thể bắt nguồn từ bên trong Mặt Trăng."

Các loại khí bay hơi được giữ lại bên trong một lớp băng lắng đọng tại 2 cực của Mặt Trăng và đây có thể là điểm đến tiềm năng cho các sứ mạng thăm dò vệ tinh của Trái Đất trong tương lai. Việc khai thác và xử lý nguồn tài nguyên khí và nhiên liệu này có thể giúp các phi hành gia thực hiện các sứ mạng lâu dài hơn khi có thể biến Mặt Trăng thành một trạm tiếp nhiên liệu dành cho các chuyến tàu đến sao Hỏa và xa hơn.

Theo: New Atlas
12 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

iReview
ĐẠI BÀNG
6 năm
Vậy là từ khi Kotex có cánh xuất hiện, Chị Hằng đỡ hơn nhiều kakaka
Nc ngày càng tào lao 😁
HEOGOLD
TÍCH CỰC
6 năm
Còn sao hỏa có nước không
@HEOGOLD có, mới đi hôm qua, nước từng vũng
dnksoft-net
ĐẠI BÀNG
6 năm
Không biết chừng nào anh elon mút mới đưa dân cư lên đây ở đây 😁
Canhtn1986
TÍCH CỰC
6 năm
Có thể dùng từ "hơi ẩm" được không mod? Từ "ẩm ướt" nghe tinh tế bỏ mie
Mr. d@ng
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Canhtn1986 Từ "ẩm ướt" mình thấy dùng nhiều trong khí tượng thời tiết, có vấn đề gì đâu nhỉ?
nsditn2
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Mr. d@ng Chỉ là từ nhạy cảm thôi mà
tụi khoa học này nghiên cứu hay nhỉ, kiếp trước mình sống ở đó đúng là khí quyển nó ẩm ướt lắm
willxlazy
TÍCH CỰC
6 năm
Sai hết nhé, do chị Hằng t.h.ủ d.â.m nên ẩm ướt thôi !! CHắc bả giờ có bồ rồi nên mặt trăng khô lại
nagasaki97
ĐẠI BÀNG
6 năm
Giờ thì là cục đá
Anh-Vui
ĐẠI BÀNG
6 năm
Đọc nhanh cứ tưởng: Nghiên cứu cho thấy Mặt Trăng từng có bầu.Khí quyển ẩm ướt nhờ hoạt động của núi lửa!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019