Chả ai thích người khác nhắc đến cách sống của mình cả, nhưng có 1 số trường hợp nghe những lời khuyên sẽ giúp bạn có thể sống tốt hơn, nhất là khi bạn đang mắc căn bệnh nào đó. Tuy nhiên trong nghiên cứu gần đây những người thừa cân lại là những người không đồng tình với những lời khuyên của các bác sỹ về cách sống của họ.
Những thứ họ muốn hiểu theo ý của mình đó là thừa cân là do họ không thể kiểm soát 1 cách khách quan được, đó có thể là do vấn đề về gen hay sự bất ổn của hormone, chứ không phải do họ sống quá bừa bãi thoải mái. Ở chiều ngược lại các bác sỹ lại hay áp việc thừa cân là do chế độ ăn uống hay sự thiếu vận động của người bệnh. Việc này theo bác sỹ đứng đầu nghiên cứu vừa được đưa lên tạp chí Family Practice có thể sẽ làm giảm sự tin tưởng lẫn nhau giữa bệnh nhân và bác sỹ trong quá trình điều trị bệnh. Đây là nghiên cứu của đại học Toulouse trên 27 bác sỹ và 585 bệnh nhân của họ.
Qua đó càng những người có mức BMI vượt ngưỡng thì lại càng có ý kiến trái chiều với nhận định của bác sỹ. Vấn đề ở đây là cả 2 bên đều có lý của mình, bởi đúng là 1 người khó có thể tự kiểm soát cân nặng của mình, đó có thể do bộ gen họ đang mang, hoặc do chế độ ăn, nhiều khi có thể là cả 2 hay nhiều thứ cộng lại. Vấn nạn béo phì không chỉ là vấn đề ở các nước phát triển mà các nước đang phát triển cũng đang phải trải qua tình trạng này. Ngay ở Việt Nam trong 1 số bài mình có chia sẻ trước đó cũng đang có tình trạng béo phì tăng mạnh. Đặc biệt là khả năng vận động của người Việt đang ở mức siêu thấp. Nếu so với 11 nước Châu Á xung quanh ta thì tính trung bình mỗi ngày người Việt chỉ đi khoảng 3.600 bước, quá ít so với mức 10 nghìn bước vốn được đặt là tiêu chuẩn trong việc vận động. Cũng trong so sánh nhóm nhỏ này chúng ta thuộc 3 nước lười vận động thể chất nhất. Việt Nam còn sẽ phải đối mặt với tỷ lệ thừa cân ở trẻ em khi chỉ trong 10 năm số trẻ béo phì đã tăng từ 8.5% lên 19%.
Vậy nên để xử lý vấn nạn béo phì này sẽ cần phải có sự thấu hiểu giữa cả 2 bên bệnh nhân và bác sỹ để đưa ra 1 tiếng nói chung. Bởi nếu không thì 1 loạt các nguy cơ bệnh tật như bệnh tim, ung thư, đột quỵ... sẽ có thể xảy ra với nhóm bệnh nhân này. Lúc đó gánh nặng bệnh tật sẽ không chỉ đổ lên đầu gia đình người bệnh mà cả xã hội cũng sẽ phải chi trả cho việc chữa trị căn bệnh vốn có thể xử lý được nếu có cách tiếp cận và giải thích phù hợp.
Tham khảo suckhoedoisong, Family Practice
Những thứ họ muốn hiểu theo ý của mình đó là thừa cân là do họ không thể kiểm soát 1 cách khách quan được, đó có thể là do vấn đề về gen hay sự bất ổn của hormone, chứ không phải do họ sống quá bừa bãi thoải mái. Ở chiều ngược lại các bác sỹ lại hay áp việc thừa cân là do chế độ ăn uống hay sự thiếu vận động của người bệnh. Việc này theo bác sỹ đứng đầu nghiên cứu vừa được đưa lên tạp chí Family Practice có thể sẽ làm giảm sự tin tưởng lẫn nhau giữa bệnh nhân và bác sỹ trong quá trình điều trị bệnh. Đây là nghiên cứu của đại học Toulouse trên 27 bác sỹ và 585 bệnh nhân của họ.
Qua đó càng những người có mức BMI vượt ngưỡng thì lại càng có ý kiến trái chiều với nhận định của bác sỹ. Vấn đề ở đây là cả 2 bên đều có lý của mình, bởi đúng là 1 người khó có thể tự kiểm soát cân nặng của mình, đó có thể do bộ gen họ đang mang, hoặc do chế độ ăn, nhiều khi có thể là cả 2 hay nhiều thứ cộng lại. Vấn nạn béo phì không chỉ là vấn đề ở các nước phát triển mà các nước đang phát triển cũng đang phải trải qua tình trạng này. Ngay ở Việt Nam trong 1 số bài mình có chia sẻ trước đó cũng đang có tình trạng béo phì tăng mạnh. Đặc biệt là khả năng vận động của người Việt đang ở mức siêu thấp. Nếu so với 11 nước Châu Á xung quanh ta thì tính trung bình mỗi ngày người Việt chỉ đi khoảng 3.600 bước, quá ít so với mức 10 nghìn bước vốn được đặt là tiêu chuẩn trong việc vận động. Cũng trong so sánh nhóm nhỏ này chúng ta thuộc 3 nước lười vận động thể chất nhất. Việt Nam còn sẽ phải đối mặt với tỷ lệ thừa cân ở trẻ em khi chỉ trong 10 năm số trẻ béo phì đã tăng từ 8.5% lên 19%.
Vậy nên để xử lý vấn nạn béo phì này sẽ cần phải có sự thấu hiểu giữa cả 2 bên bệnh nhân và bác sỹ để đưa ra 1 tiếng nói chung. Bởi nếu không thì 1 loạt các nguy cơ bệnh tật như bệnh tim, ung thư, đột quỵ... sẽ có thể xảy ra với nhóm bệnh nhân này. Lúc đó gánh nặng bệnh tật sẽ không chỉ đổ lên đầu gia đình người bệnh mà cả xã hội cũng sẽ phải chi trả cho việc chữa trị căn bệnh vốn có thể xử lý được nếu có cách tiếp cận và giải thích phù hợp.
Tham khảo suckhoedoisong, Family Practice