Tiếp tục với tiềm năng của công nghệ mRNA sau khi các nhà khoa học tạo ra được vaccine phòng COVID-19. Các nhà nghiên cứu tại đại học Tel Aviv đang phát triển một công nghệ dùng mRNA đánh lừa tế bào ung thư tự tạo ra những protein độc hại, kích hoạt cơ chế miễn dịch của cơ thể phá hủy khối u.
Trước đó có ý tưởng nghiên cứu kết hợp những liệu pháp miễn dịch phổ biến trong điều trị ung thư với mRNA tạo ra protein độc đối với khối u. Nhưng cách mới của người Israel an toàn hơn cho người bệnh khi hứa hẹn không tạo ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đại học Tel Aviv tạo ra những phân tử mRNA được “lập trình” để bắt tế bào ung thư tạo ra một chất độc giống hệt như của một loại vi khuẩn. mRNA này sau đó được gói vào “phong bì” chất béo rồi tiêm trực tiếp vào khối u. Đến lúc này, các tế bào ung thư sẽ tự tạo ra chất độc tự hủy.
Thử nghiệm trên chuột, chỉ sau 1 lần tiêm mRNA, số lượng tế bào ung thư đã giảm từ 44 đến 60%, tốc độ tăng trưởng của khối u chậm hẳn lại và tỷ lệ sống sót của những chú chuột tăng cao hơn hẳn. Đáng chú ý là không nhận thấy có bất kỳ tác dụng phụ nào cả. Dù đầy hứa hẹn, nhưng nghiên cứu này hiện tại vẫn đang chỉ ở giai đoạn sơ khai.
Theo New Atlas
Trước đó có ý tưởng nghiên cứu kết hợp những liệu pháp miễn dịch phổ biến trong điều trị ung thư với mRNA tạo ra protein độc đối với khối u. Nhưng cách mới của người Israel an toàn hơn cho người bệnh khi hứa hẹn không tạo ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đại học Tel Aviv tạo ra những phân tử mRNA được “lập trình” để bắt tế bào ung thư tạo ra một chất độc giống hệt như của một loại vi khuẩn. mRNA này sau đó được gói vào “phong bì” chất béo rồi tiêm trực tiếp vào khối u. Đến lúc này, các tế bào ung thư sẽ tự tạo ra chất độc tự hủy.
Thử nghiệm trên chuột, chỉ sau 1 lần tiêm mRNA, số lượng tế bào ung thư đã giảm từ 44 đến 60%, tốc độ tăng trưởng của khối u chậm hẳn lại và tỷ lệ sống sót của những chú chuột tăng cao hơn hẳn. Đáng chú ý là không nhận thấy có bất kỳ tác dụng phụ nào cả. Dù đầy hứa hẹn, nhưng nghiên cứu này hiện tại vẫn đang chỉ ở giai đoạn sơ khai.
Theo New Atlas