Từ trước đến giờ việc phục hồi thẩm mỹ cho những nạn nhân bị bỏng vẫn là cách lấy da chỗ lành và kín rồi phủ lên chỗ bị bỏng. Tuy nhiên sắp tới có thể sẽ có 1 cách khác tiện lợi hơn khi các nhà khoa học thuộc trường đại học Columbia đã thử thành công việc nuôi cấy da từ tế bào lấy từ chính người bị bỏng rồi in sinh học 3D.
Điểm lợi của việc này là với công nghệ in 3D họ sẽ tái tạo được da ở bất cứ hình dạng nào thay vì việc lấy mảng da ở 1 nơi khác trên cơ thể rồi phải trải qua việc tạo hình rồi đắp da lên. Việc này sẽ giúp giảm thời gian phẩu thuật, giảm số lượng đường khâu lên bệnh nhân và làm tăng tính thẩm mỹ giúp người bị bỏng tự tin hơn.
Nhóm chia sẻ việc tạo nên lớp da này không quá khác biệt cách làm các lớp da phẳng ở trong phòng thí nghiệm. Đầu tiên họ sẽ quét phần cần được cấy da bằng tia laser 3D để tạo được khuôn khớp với những gì cần tái tạo. Khuôn này sẽ được lên hình rồi cho nuôi cấy các tế bào của bệnh nhân trong đó. Bước tiếp theo nhóm sẽ phủ 1 lớp nguyên bào sợi của da và collagen. Sau đó phủ tiếp lên 1 lớp tế bào sừng bên ngoài để tạo nên lớp biểu bì và tạo môi trường tăng trưởng để nuôi các tế bào cho đến khi chúng trưởng thành. Tất cả việc này tốn khoảng 3 tuần để tế bào trưởng thành và sẵn sàng cho việc cấy ghép.
Thử nghiệm trên chuột đã cho kết quả đáng khích lệ khi toàn bộ quá trình ghép chỉ tốn khoảng 10 phút. Tất nhiên sẽ còn nhiều việc phải làm để đến bước sử dụng trên người, nhưng đây cũng là 1 bước tiến để giúp những nạn nhân bỏng có thể có được lại những gì họ đã mất.
Tham khảo Scientific Advances
Điểm lợi của việc này là với công nghệ in 3D họ sẽ tái tạo được da ở bất cứ hình dạng nào thay vì việc lấy mảng da ở 1 nơi khác trên cơ thể rồi phải trải qua việc tạo hình rồi đắp da lên. Việc này sẽ giúp giảm thời gian phẩu thuật, giảm số lượng đường khâu lên bệnh nhân và làm tăng tính thẩm mỹ giúp người bị bỏng tự tin hơn.

Nhóm chia sẻ việc tạo nên lớp da này không quá khác biệt cách làm các lớp da phẳng ở trong phòng thí nghiệm. Đầu tiên họ sẽ quét phần cần được cấy da bằng tia laser 3D để tạo được khuôn khớp với những gì cần tái tạo. Khuôn này sẽ được lên hình rồi cho nuôi cấy các tế bào của bệnh nhân trong đó. Bước tiếp theo nhóm sẽ phủ 1 lớp nguyên bào sợi của da và collagen. Sau đó phủ tiếp lên 1 lớp tế bào sừng bên ngoài để tạo nên lớp biểu bì và tạo môi trường tăng trưởng để nuôi các tế bào cho đến khi chúng trưởng thành. Tất cả việc này tốn khoảng 3 tuần để tế bào trưởng thành và sẵn sàng cho việc cấy ghép.
Thử nghiệm trên chuột đã cho kết quả đáng khích lệ khi toàn bộ quá trình ghép chỉ tốn khoảng 10 phút. Tất nhiên sẽ còn nhiều việc phải làm để đến bước sử dụng trên người, nhưng đây cũng là 1 bước tiến để giúp những nạn nhân bỏng có thể có được lại những gì họ đã mất.
Tham khảo Scientific Advances