IFA 2024

IFA 2024


Nghiên cứu máy scan quang khắc EUV đơn giản, chip cao cấp trong tương lai sẽ rẻ hơn

P.W
7/8/2024 10:25Phản hồi: 41
Nghiên cứu máy scan quang khắc EUV đơn giản, chip cao cấp trong tương lai sẽ rẻ hơn
Giáo sư Tsumoru Shintake thuộc viện khoa học công nghệ Okinawa, Nhật Bản vừa đưa ra một giải pháp mới hoàn toàn để sản xuất những cỗ máy quang khắc bán dẫn tia cực tím EUV với thiết kế đơn giản hơn, vận hành cũng rẻ hơn so với những cỗ máy ASML của Hà Lan đang sản xuất và bán cho các tập đoàn lớn. Nếu giải pháp này được ứng dụng thương mại, nó hoàn toàn có thể tái cơ cấu lại ngành sản xuất thiết bị gia công bán dẫn, hoặc thậm chí là cả ngành bán dẫn.

Để dễ so sánh, những cỗ máy quang khắc EUV hiện tại đang ứng dụng thiết kế 6 gương phản chiếu tia EUV để định hướng nó vào từng góc của tấm wafer silicon trong quá trình quang khắc. Còn hệ thống mới của giáo sư Shintake cùng các cộng sự ở viện OIST phát triển ra chỉ cần 2 gương mà thôi.

Fully assembled TWINSCAN EXE 5000.jpg

Những cỗ máy quang khắc EUV, hiện giờ chỉ có một hãng làm được là ASML, có giá cực cao. Lấy ví dụ cỗ máy quang khắc EUV khẩu độ thấp có giá khoảng 183 triệu USD mỗi máy. High-NA Twinscan EXE:5000 mới nhất có giá lên tới 380 triệu USD. Lý do chúng đắt là vì hệ thống 6 gương điều hướng tia cực tím phải vận hành theo cách cực kỳ chính xác và thẳng hàng, để có thể quang khắc được những transistor siêu nhỏ kích thước tính bằng nano mét. Máy móc phức tạp còn vì lý do thiết bị quang khắc còn phải triệt tiêu được tình trạng lệch sóng tia sáng thường thấy ở dải cực tím.

Còn hệ thống mới được người Nhật sáng tạo ra, hệ thống 2 gương điều hướng tia UV vừa đơn giản hơn, vừa cho phép năng lượng tia EUV chạm tới tấm wafer silicon tăng gấp 10 lần, từ 1% so với thiết kế máy quang khắc EUV thương mại hiện giờ. Đó là hai khía cạnh đột phá mà người Nhật vừa giới thiệu.


tAqX9upf6VSRyH6FvCM3qn.jpg

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Shintake đã giải quyết được hai vấn đề của quang khắc bán dẫn tia EUV hiện tại: Ngăn chặn sai lệch sóng ánh sáng, và đảm bảo năng lượng tia UV chạm được đến tấm wafer silicon trong quá trình gia công chip bán dẫn. Họ đặt tên giải pháp mới này là dual-line-field.

Giải pháp này chiếu sáng photomask, lớp khung dùng quang khắc transistor và các lớp kết cấu chip bán dẫn lên wafer silicon mà không hề gây ảnh hưởng tới đường đi quang học của tia EUV, từ đó giảm thiểu biến dạng tia sáng, đảm bảo độ chính xác của hình ảnh trên photomask được quang khắc vào tấm wafer bán dẫn.

YPR6b4HWrScYNd8mbsyQhn.jpg

Lợi thế nữa của kỹ thuật quang khắc dual line field vừa được người Nhật tạo ra là đảm bảo độ tin cậy của thiết bị gia công bán dẫn, giảm thiểu nhu cầu bảo dưỡng bảo trì hệ thống. Cùng với đó, chi phí vận hành, điện năng tiêu thụ của hệ thống máy gia công cũng giảm đáng kể. Nhờ vào việc tính toán lại đường đi quang học, hệ thống quang khắc bán dẫn với nguồn tia EUV chỉ tiêu tốn có 20W, toàn bộ hệ thống vận hành tốn chưa đầy 100 kW điện. Còn những cỗ máy của ASML hiện giờ ngốn hơn 1MW điện để vận hành. Cũng nhờ việc tiêu thụ ít điện, hệ thống làm mát cho máy quang khắc cũng sẽ đơn giản hơn.

Nghiên cứu mới của người Nhật đã được thử nghiệm thông qua phần mềm mô phỏng quang học, từ đó xác nhận tiềm năng ứng dụng thực tiễn của kỹ thuật gia công bán dẫn mới này. Viện OIST đã đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ phát minh mới, tức là họ rất sẵn sàng thương mại hóa công nghệ này.

Hệ thống đơn giản hơn, tốn ít điện hơn, bớt phải bảo trì mà vẫn đảm bảo được chất lượng wafer bán dẫn được gia công dựa trên công nghệ mới đồng nghĩa với một việc, chip sẽ có giá thành sản xuất giảm đáng kể.

Rõ ràng phát minh mới này có tiềm năng rất lớn. Thị trường thiết bị quang khắc EUV toàn cầu được dự báo sẽ tăng về doanh thu từ 8.9 tỷ USD vào năm nay lên 17.4 tỷ USD vào năm 2030. Thiết bị rẻ hơn, vận hành đơn giản và ít bảo dưỡng hơn, ngành bán dẫn toàn cầu sẽ được tiếp cận với những hệ thống quang khắc EUV công nghệ mới trong những năm tới.

Quảng cáo

41 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

maigia
ĐẠI BÀNG
một tháng
image.jpg
@hypous M yên tâm . T còn mấy chục cái acc Nguyễn Chí Danh n lận 😃))))
@maigia Vốn hoá AMD tận 210 tỷ $$ riêng intel còn 82 tỷ hâhhahahahaahhaahahahah
@Phuong.TT chả sao đâu bạn
theo mình nghĩ là vậy 😃
@maigia intel 14nm+++...ah bác,hic?
Đợi ra thành phẩm ứng dụng thực tế rồi hẵng quan tâm. Cũng giống như hàng trăm bài báo về công nghệ pin của hàng chục năm qua.
@Song Sanh Pin là thứ không nên đọc và cũng đừng quan tâm vì không có cái nào ứng dụng được.
@Phuong.TT pin Silicon Carbon đang đc ứng dụng rồi đấy còn gì nữa
quan trọng độ phân giải đạt được bao nhiêu thì không thấy

cái ăn tiền của Twinscan hiện tại là khẩu độ 0.33 NA, khẩu độ càng cao thì nét vẽ mới càng mỏng, mới làm ra transistor gọn hơn được

chứ cũng EUV nhưng độ phân giải ngang DUV của ASML thì cũng chả đột phá hơn. người ta mua DUV của ASML chả tiện hơn. hệ DUV thì đơn giản cực, chi phí vận hành bảo dưỡng cũng chả nhiều (so với EUV)

không tự dưng ASML nó cần cái hệ thống optics fk tạp như vậy để làm gì nếu không để đạt NA đủ cao
@Dark Man chuyên gia này nên sang Nhật nghiên cứu nè
@21stAugust theo mình thấy thì tinh tướng nên tập hợp lại những nhân tài như này để mở ra 1 kỷ nguyên mới 😃, cho qua cái kỷ nguyên nhìn đít, chụp đít đi 😃
@Dark Man Bác nên cống hiến trí tuệ của mình cho chip bán dẫn VN
Trung Quốc đang chờ đợi
Nhật Bản giỏi thật nhưng nói nhỏ thôi không thằng Tầu nó biết là nó lại trộm cắp cho mà xem
Mắc ói quá
@kimquan Cứ cho là nó trộm dc đi rồi thị trường cạnh tranh giảm giá cho ông thì ai dc lợi, khóc dùm nữa đi.
@namnguyen1011 cứ chờ mà xem.
@namnguyen1011 Ăn cắp triệt tiêu động lực phát triển. Ko đủ tiền thì đi làm. Ngồi đó khóc
@kimquan Nó biết rồi. Mình thì luôn muốn có nhiều hơn 1 ASML. Tốt nhất là 3. Hãy nhìn lại quá khứ của ngành công nghệ khi chỉ có 1 hãng làm trùm dẫn tới sự tụt hậu thế nào.
@exciterc chuẩn, đấy cũng chắc là lý do ra đời luật chống độc quyền?
Đội khựa chuẩn bị tấn công mạng, ăn cắp thông tin.
Người Nhật từng cải tiến sợi cacbon tăng độ bền lên gấp 10 lần so với phát minh gốc của Phương Tây, nên tôi rất tin tưởng vào người Nhật Bản lần này.
@dohuuloiyds Nhật bây giờ hứa mõm thôi chừng nào ra sản phẩm thật rồi hẵng, bao nhiêu phát minh công bố rồi nằm mãi trên giấy còn không có nổi bản thử nghiệm mà, như mấy công ngệ pin mà gần nhất là pin thể rắn chả có lộ trình thương mại gì cả dù gáy cả chục năm rồi.
@namnguyen1011 Hứa mõm chỗ nào ? Có report nào thống kê không ?
Về phương diện nghiên cứu phát minh, sáng chế thì Nhật vẫn thuộc top trên của thế giới.
@lvl2128 1. China: Leading the world with approximately 1.58 million patent applications filed in 2022, China has shown substantial growth and continues to dominate in various technological fields, including computer technology and digital communication.

2. United States: The US follows with 505,539 patent applications in 2022. It remains a leader in medical technology, engines and turbines, and basic communication processes.

3. Japan: With 405,361 patent applications, Japan continues to excel in fields like semiconductors, optics, and automotive technology.

South Korea: Filing 272,315 patents, South Korea maintains a strong presence in electronics and digital communications.

Germany: Germany filed 155,896 patent applications, with significant contributions in engineering and automotive technology.

India: India has seen a significant increase in its patent filings, with 31.6% more applications in 2022 compared to the previous year, highlighting growth in various technology sectors.

United Kingdom: The UK also shows robust patent activity with notable growth in fields such as pharmaceuticals and biotechnology.

France: France maintains its position with steady contributions to various industrial and technological fields.

Switzerland: Known for innovation, Switzerland's patent filings have shown considerable growth, especially in pharmaceuticals and precision instruments.

Netherlands: The Netherlands rounds out the top ten, with strong patent activity in high-tech and engineering sectors (wipo) (Visual Capitalist) (WIPO) (WIPO).
@namnguyen1011 Culi đông lào tưởng đâu cũng mõm giống cái công nghệ kit test nhà mày à
Cười vô mặt
Quan trọng nó phải nhanh mạnh tốt hơn thế hệ cũ. Chứ tiền Long ko quan trọng lắm. Cứ nghĩ cái máy bay cảm tử có ai nó gặp cái máy bay tương tự của đối phương và 2 cái tấn công nhau. Tham rẻ chọn con chậm hơn thì chết mất xác như chơi.
Tương lai sẽ rẻ hơn…
Quả nghiên cứu này mà có triển vọng lớn thì kiểu méo gì Nhật lại sắp bị Mẽo gõ rồi
Nhật lm thì toe r, Tàu Cẩu nó bơi qua nó chôm sạch công thức
Mr 2k6
ĐẠI BÀNG
một tháng
Từ nghiên cứu tới thương mại là một quá trình rất dài có thể là không thể có sản phẩm thương mại cho bạn nào nghĩ sắp có chip giá rẻ xài.
Hiện tại công nghệ bán dẫn thuộc dạng "Không thể tin được" như là của người ngoài hành tinh chứ không phải của con người luôn á.
Nhưng mong là người nhật thành công với phát minh này của họ
Hóng ngày ra mắt thực tế
Lịch sử lặp lại thôi không gì lạ
images.jpeg
@barney.sgn cái hóa ra cái này từ Nhật à 😆)
Công nghệ sx chip mật độ cao mà rơi vào tay Nga và Trung thì Mỹ hết đường chơi
Nghiên cứu thôi chứ để mà thương mại được thì thêm vài chục năm nữa chưa chắc được không.
Chưa có sản phẩm thì khó nói lắm, nhiều nước cũng đầu tư nghiên cứu rồi chứ không riêng gì Nhật. Cũng mong nó thành công.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019