Mới đây các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan, Mỹ qua một cuộc nghiên cứu đã phát hiện ra, những người sắm loa thông minh như Amazon Echo đều chẳng còn quan ngại đến việc những thiết bị đó nghe lén hay ảnh hưởng đến quyền riêng tư của cá nhân nữa. Dĩ nhiên họ vẫn biết những nguy cơ tiềm ẩn, nhưng đã gạt chúng sang một bên để tận hưởng sự tiện dụng của công nghệ.
Florian Schaub, trợ giảng Khoa Thông tin trường đại học Michigan, một trong những người triển khai cuộc nghiên cứu này cho biết: “Điều khiến tôi quan tâm là cách mọi người nghĩ rằng ‘chỉ thêm có ít thông tin cho Google hay Amazon thôi mà, đằng nào họ cũng biết về chúng ta quá nhiều rồi’. Cách nghĩ này chính là thứ mô tả quyền riêng tư của mỗi cá nhân đang dần bị phá vỡ ra sao, và cách con người mong chờ những tập đoàn công nghệ tôn trọng quyền riêng tư cá nhân như thế nào.”
Những thiết bị thông minh trong gia đình như loa kết nối internet, smart TV và thậm chí cả lò vi sóng thông minh trước giờ đã từng vướng vào vài scandal về quyền riêng tư của người sử dụng. Hồi năm 2015, người ta tìm ra một dòng điều khoản riêng tư cho biết giọng nói của anh em dùng Smart TV của Samsung sẽ được ghi lại và gửi tới một đơn vị khác. Và chưa kể, giống như mọi thiết bị khác kết nối internet, các thiết bị IoT cũng có khả năng bị hack và lộ thông tin người sử dụng, trong đó có cả thông tin thẻ tín dụng.
Bất chấp những vấn đề như vậy, vẫn có rất nhiều người cảm thấy bình thường. Họ coi việc quyền riêng tư bị xâm phạm đã trở thành chuyện thường nhật khi dùng đồ công nghệ, và chẳng làm được gì khác cả.
Các nhà khoa học đã phỏng vấn một nhóm người sử dụng loa thông minh và một nhóm người khác chưa mua sản phẩm này. Đầu tiên họ nhờ những người xài smart speaker ghi lại nhật ký sử dụng thiết bị của họ. Schaub cùng nhóm nghiên cứu phát hiện ra, nhiều người trong số những chủ nhân loa thông minh còn chẳng thèm làm những bước để bảo vệ quyền riêng tư của chính họ, ví dụ như tùy chỉnh vô hiệu hóa microphone trên loa chẳng hạn. Thậm chí vài người sử dụng còn thiết lập ghi âm trên loa để biết người trông nhà và người trông trẻ làm gì, nói chuyện với ai khi chủ nhà đi vắng!
Theo những nhà nghiên cứu, điều gây lo lắng là chính người sử dụng cũng đã quen với việc bị nghe lén và coi đó là chuyện bình thường, khi các thiết bị thông minh ngày càng gắn bó với con người, đủ khả năng “moi móc” những thông tin thầm kín nhất của người sử dụng.

Florian Schaub, trợ giảng Khoa Thông tin trường đại học Michigan, một trong những người triển khai cuộc nghiên cứu này cho biết: “Điều khiến tôi quan tâm là cách mọi người nghĩ rằng ‘chỉ thêm có ít thông tin cho Google hay Amazon thôi mà, đằng nào họ cũng biết về chúng ta quá nhiều rồi’. Cách nghĩ này chính là thứ mô tả quyền riêng tư của mỗi cá nhân đang dần bị phá vỡ ra sao, và cách con người mong chờ những tập đoàn công nghệ tôn trọng quyền riêng tư cá nhân như thế nào.”
Những thiết bị thông minh trong gia đình như loa kết nối internet, smart TV và thậm chí cả lò vi sóng thông minh trước giờ đã từng vướng vào vài scandal về quyền riêng tư của người sử dụng. Hồi năm 2015, người ta tìm ra một dòng điều khoản riêng tư cho biết giọng nói của anh em dùng Smart TV của Samsung sẽ được ghi lại và gửi tới một đơn vị khác. Và chưa kể, giống như mọi thiết bị khác kết nối internet, các thiết bị IoT cũng có khả năng bị hack và lộ thông tin người sử dụng, trong đó có cả thông tin thẻ tín dụng.

Bất chấp những vấn đề như vậy, vẫn có rất nhiều người cảm thấy bình thường. Họ coi việc quyền riêng tư bị xâm phạm đã trở thành chuyện thường nhật khi dùng đồ công nghệ, và chẳng làm được gì khác cả.
Các nhà khoa học đã phỏng vấn một nhóm người sử dụng loa thông minh và một nhóm người khác chưa mua sản phẩm này. Đầu tiên họ nhờ những người xài smart speaker ghi lại nhật ký sử dụng thiết bị của họ. Schaub cùng nhóm nghiên cứu phát hiện ra, nhiều người trong số những chủ nhân loa thông minh còn chẳng thèm làm những bước để bảo vệ quyền riêng tư của chính họ, ví dụ như tùy chỉnh vô hiệu hóa microphone trên loa chẳng hạn. Thậm chí vài người sử dụng còn thiết lập ghi âm trên loa để biết người trông nhà và người trông trẻ làm gì, nói chuyện với ai khi chủ nhà đi vắng!
Theo những nhà nghiên cứu, điều gây lo lắng là chính người sử dụng cũng đã quen với việc bị nghe lén và coi đó là chuyện bình thường, khi các thiết bị thông minh ngày càng gắn bó với con người, đủ khả năng “moi móc” những thông tin thầm kín nhất của người sử dụng.
Tham khảo Motherboard