Con người hiện nay đang ngồi quá nhiều, đặc biệt là người Nhật, họ ngồi nhiều hơn bất kỳ ai trên thế giới. Trung bình, người dân Nhật Bản ngồi hơn 10 giờ mỗi ngày. Thói quen này cũng làm suy giảm sức khoẻ của họ như nhiều bệnh lý thường gặp khác. Theo tạp chí thể hình Tarzan, xu hướng ngồi nhiều này đang được theo dõi, cân nhắc và đo lường giống như mọi vấn đề xã hội khác.
Xếp sau Nhật Bản là Ả Rập Saudi, Hong Kong, Đài Loan, Na Uy, Litva và Cộng hoà Czech, ngồi khoảng 9 giờ/ngày. Quốc gia xếp hạng ngồi ít nhất là Bồ Đào Nha, chỉ 4 tiếng/ngày, và người Brazil là 4 tiếng rưỡi.
Thói quen ngồi nhiều gây hại không ít đến sức khoẻ con người, không thua kém gì những tác nhân như rượu, thuốc lá, ăn uống quá mức. Nhiều bằng chứng cho thấy ngồi quá nhiều làm tăng nguy cơ và triệu chứng của bệnh ung thư, trầm cảm, COVID-19, béo phì và tử vong sớm.
Xếp sau Nhật Bản là Ả Rập Saudi, Hong Kong, Đài Loan, Na Uy, Litva và Cộng hoà Czech, ngồi khoảng 9 giờ/ngày. Quốc gia xếp hạng ngồi ít nhất là Bồ Đào Nha, chỉ 4 tiếng/ngày, và người Brazil là 4 tiếng rưỡi.

Thói quen ngồi nhiều gây hại không ít đến sức khoẻ con người, không thua kém gì những tác nhân như rượu, thuốc lá, ăn uống quá mức. Nhiều bằng chứng cho thấy ngồi quá nhiều làm tăng nguy cơ và triệu chứng của bệnh ung thư, trầm cảm, COVID-19, béo phì và tử vong sớm.
Sự phổ biến của điện thoại thông minh cũng góp phần vào thói quen ngồi 1 chỗ. Hiện nay, chúng ta có thể làm việc, vui chơi, mua sắm, gặp gỡ, giải trí, nạp thông tin, lên mạng,… qua 1 chiếc màn hình nhỏ mà chẳng việc gì cần phải đứng dậy. Dần dần, con người cũng lười vận động hơn.
Vào năm 1953, một cảnh báo mờ nhạt đầu tiên đã xuất hiện cho thấy tác hại của việc ngồi nhiều. Theo đó, các nhà nghiên cứu người Anh đã phát hiện ra rằng những người soát vé làm việc trên những chiếc xe bus 2 tầng, với đặc thù công việc phải đi lại khá nhiều, họ sống lâu và khoẻ mạnh hơn những tài xế lái xe ngồi lì 1 nơi.

Phát hiện này đã tạo cảm hứng cho 70 năm nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều quốc gia. Tarzan đã trích dẫn cuộc khảo sát của Úc, dựa trên 220.000 cá nhân từ 45 tuổi trở lên trong 2,8 năm. Sau đó đưa ra kết luận rằng 8 tiếng là ranh giới giữa ngồi nhiều và ngồi vừa phải. Tỷ lệ tử vong của những người có thói quen ngồi 11 giờ/ngày trở lên so với người ngồi dưới 4 giờ cách biệt nhau hơn 40%.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của các nhà khoa học Thuỵ Điển cũng cho thấy khả năng mắc bệnh của những người ngồi nhiều trên ghế gấp 3,9 lần so với người bình thường.
“Nếu ngồi là xấu, vậy thì nằm là được.” - Tarzan phản bác quan điểm này và cho biết vấn đề nằm ở việc ít vận động, lười hoạt động. Chứ không phải ngồi hay nằm. Nhiều người sẽ nghĩ ngay đến giải pháp tập thể dục, điều đó là đúng nhưng không hẳn. Việc tập thể thao cường độ cao vào cuối tuần để bù đắp cho việc ngồi văn phòng vào các ngày trong tuần là không lành mạnh. Điều quan trọng vẫn là cân bằng giữa số giờ tập so với thời gian ngồi dài nhất của bạn.

Thời gian 30 phút là ranh giới mà các chuyên gia đặt ra, còn ngồi trên 1 giờ đã là nhiều. Và việc dành 2 giờ tập thể dục vào cuối tuần sẽ không thể khắc phục được thiệt hại. Hành vi ngồi yên 1 chỗ phải bị gián đoạn thường xuyên, chẳng hạn như sau 30 phút ngồi, bạn nên đứng dậy đi vài vòng, vươn vai duỗi chân.
Quảng cáo
Cơ thể con người cũng như các loại động vật, về cơ bản đã được tiến hoá để vận động. Vì thế dù là ở nhà hay văn phòng, nếu muốn duy trì sức khoẻ tốt thì chúng ta phải áp dụng điều này.
Theo Japan Today