Người đàn ông đã dành hơn 20 năm để tạo ra một ốc đảo xanh giữa sa mạc

Rubi Lee
15/6/2021 10:6Phản hồi: 82
Người đàn ông đã dành hơn 20 năm để tạo ra một ốc đảo xanh giữa sa mạc
Sa mạc Himachal Pradesh, Ấn Độ là vùng đất có nhiều điểm tương đồng với vùng sa mạc lạnh giá của Ladakh khi phần lớn là đất hoang và dân cư sinh sống thì rất thưa thớt. Bên cạnh đó, với địa hình cao hơn 3200m so với mực nước biển, thảm thực vật ở vùng khô cằn này rất ít ỏi như cỏ và cây bụi. Tuy nhiên, giữa sa mạc lạnh giá này lại là một ốc đảo xanh tươi với 30.000 cây xanh thuộc nhiều loài khác nhau. Tất cả những việc này là nhờ vào công của Anand Dhawaj Negi (tạm gọi là AD Negi) trong suốt 2 thập kỷ, người đã qua đời vào ngày 23/5/2021 vừa qua. Những gì ông để lại cho quê hương của mình là một di sản rất lớn, một phép màu đời thực và minh chứng cho lời nhắc nhở không gì là không thể.



Câu chuyện bắt đầu vào cuối những năm 1990, AD Neghi lúc đó đang làm việc cho chính phủ trong một chương trình Phát triển Sa Mạc (DDP). Mục đích của dự án là tìm ra cách giảm thiếu tác động của quá trình sa mạc hoá ở những vùng khô cằn này. Trong khoảng thời gian làm việc, AD Neghi đã chứng kiến hàng đống tiền đóng thuế của người dân đang bị lãng phí vô ích mà không tạo ra bất kỳ hiệu quả nào. Bất cứ khi nào ông hỏi các nhà khoa học tham gia dự án tại sao không có sự tiến bộ nào, câu trả lời ông luôn nhận được đó là vì thiếu công nghệ nên không thể phát triển bất kỳ loại cây trồng nào trong điều kiện sa mạc. AD Neghi cảm thấy thất vọng trước sự bất lực của chính phủ và xin nghỉ việc vào năm 1998, ông bắt đầu tự thực hiện trên mảnh đất quê hương mình với tư cách là một tình nguyện viên và đến năm 2003, ông chính thức nghỉ hưu và tập trung cho việc nghiên cứu này.

Trong khoảng thời gian ban đầu, khoảng 80% cây non sẽ khô héo trong điều kiện sa mạc. Còn ở ngày nay, tỷ lệ sống sót là khoảng 99%. Vậy AD Neghi đã làm gì để đạt được điều này?


Qúa trình chuyển đổi sa mạc bắt đầu với việc xây dựng một vườn ươm. Tuy nhiên, những nỗ lực gieo hạt ban đầu của ông đã thất bại vì sự thiếu hụt nước. Hơn nữa, việc làm của ông không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ nhà nước, ông đã dành toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình cho dự án rộng 65ha này. Sau này AD Neghi đã nghĩ ra cách trồng cây theo đường viền, xới đất dọc theo độ cao để nước mưa có thể được bảo tồn và giảm sự mất mát của đất do xói mòn. Để giải quyết vấn đề nước không được cung cấp thường xuyên, AD Neghi đã làm việc với cộng đồng địa phương để tạo ra các kênh tưới tiêu dẫn nước từ con sông băng cách đó 25km.

Sau khi việc làm của ông có hiệu quả, bộ Thuỷ lợi đã hợp tác với AD Neghi và đảm bảo nguồn nước sẽ được cung cấp thường xuyên. Để tiết kiệm được nhiều nước hơn, AD Neghi đã trồng cỏ ba lá dọc theo các con kênh tưới tiêu này, chúng đóng vai trò như một lớp bảo vệ cây non khỏi những con thỏ rừng phá hoại. Ngoài ra, rễ của cỏ ba lá sẽ phân huỷ ba năm 1 lần, giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất.

Tuy nhiên, nước không phải là thách thức duy nhất của sa mạc mà còn nằm ở việc đất thiếu dinh dưỡng cho cây phát triển.


Theo đó, đất ở vùng Thang Karma là đất thịt pha cát có hàm lượng đạm rất thấp không phù hợp để cây phát triển. Do đó, để khắc phục tình trạng này, AD Neghi bắt đầu xây dựng một trang trại nuôi khoảng 300 con dê Chigu. Sau đó, ông lấy phân của chúng trộn vào đất để tăng hàm lượng nitơ trong đất một cách đáng kể.

AD Neghi rất kiên quyết trong việc không sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu, mặc dù đã có rất nhiều chuyên gia cố gắng thuyết phục ông dùng. Bởi AD Neghi cho rằng phân hữu cơ do dê Chigu tạo ra đã đủ và ông chỉ trồng những loại rau, trái cây có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt. Chẳng hạn như cây Robinia, mơ, táo, các loại đậu,… Không dừng lại ở đó trước khi qua đời, AD Neghi đã lên kế hoạch trồng thử nghiệm một số loại cây thường xanh và cây lá kim nhưng mọi thứ đã không kịp.

Trong một bài phỏng vấn vào năm 2010, AD Neghi đã từng chia sẻ: “Ưu tiên hàng đầu của tôi vẫn là trồng rừng. Đối với các loại cây ăn quả và cây trồng khác bao gồm cả đậu xanh, tôi trồng chỉ với mục đích cho người dân có thể nhân rộng mà thôi.”

Di sản của AD Neghi để lại

Ngày nay, người dân từ các làng trong phạm vi 50km đã có thể đưa cừu đến chăn thả ở Thang Karma. Trong khi đó, các chủ vườn trái cây ăn quả từ những ngôi làng như Chango, nơi nổi tiếng với chất lượng táo đã dự định mua phân từ khu rừng. Bên cạnh đó, vườn ươm mà ông xây dựng đã chịu trách nhiệm cung cấp cây non cho nông dân từ các làng gần đó. Ngày nay, khu rừng đã trở thành trung tâm học tập của nhiều trường nông nghiệp.

Hiện gia đình của Neghi sẽ tiếp tục thực hiện công việc của ông, đồng thời họ đã yêu cầu chính phủ chịu trách nhiệm về khu rừng để thành quả của Neghi có thể được bảo tồn và truyền cảm hứng cho các thế hệ tương lai.

Theo Thebetterindia
82 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tuyệt vời. Nhìn mảng xanh trong khu vực cằn cỗi rất đẹp mắt
@COVID-19 CHN Search trên google maps thì ngôi rừng này có vẻ tàn lụi sau khi ông mất rồi 😔
Untitled.png
ko có hình!?! bài kiểu này hình ảnh giá trị hơn vạn
lời nói
Battleship
ĐẠI BÀNG
3 năm
@QuanLyNhaNghi
@QuanLyNhaNghi Mình cũng muốn xem thêm
"Hiện gia đình của Neghi sẽ tiếp tục thực hiện công việc của ông, đồng thời họ đã yêu cầu chính phủ chịu trách nhiệm về khu rừng để thành quả của Neghi có thể được bảo tồn và truyền cảm hứng cho các thế hệ tương lai".

Giao cho Chính phủ thì thôi rồi. 😌
@dlv.thickgame Ấn còn tệ hơn VN, tìm hiểu đi bạn.
lezardvn
ĐẠI BÀNG
3 năm
@lenam098 Chính phủ giúp con kênh 25km mà ông này ko tự làm đc, cử chuyên viên tư vấn dùng phân bón hoá học mà ông này từ chối. Có trong bài cả đấy.
Trên Google Maps xem thử thì rừng này có vẻ ko có tay ông chăm sóc nên nó tàn lụi dần rồi bạn ạ 😔
Theo mình thì đây là nơi hoang vắng ít ai để ý đến và vô cùng nghèo nàn
Việc ông làm có thể sẽ dc ghi nhận nhưng mãi sẽ ko có tiếng
Untitled.png
@lezardvn Trước ổng cũng làm cho Chính phủ Ấn Đậu đó, 8 năm trời có ra gì đâu, nên ổng mới tự tay làm. Giờ ổng chết rồi mèo lại hoàn mèo cho mà xem, cụ cứ chờ đi.
atkhus
TÍCH CỰC
3 năm
Cần nhất là hình thì k có? Chắc đăng cho đủ kpi
Có tâm huyết thì ko gì là ko thể
@Võ Thành Quân Bài viết này thì không có tâm huyết
@NguyễnDuyĐạt
Cười vô mặt
Đóng tiền mạng xem những bài viết thế này không phí tiền, chả bù cho anh NT gì gì đó...
dangliti
ĐẠI BÀNG
3 năm
Trái đất cần những người như ông để mãi xanh!!!!
dual1
CAO CẤP
3 năm
Tấm lòng bao la, hơn tất cả những bài thuyết giảng trong các chùa chiền, đền đài.
ngautuan
ĐẠI BÀNG
3 năm
1 tim cho tác giả để động viên anh em và mong anh em quan tâm đến chủ đề như thế này hơn.
Tuy nhiên nên có nhiều hình thì sẽ hay hơn.
Quá tuyệt zời
Mr Gil
TÍCH CỰC
3 năm
xuống kiếm cái hình mà bài viế toàn chữ, chán ko thể tả, thôi vì tò mò nên google v
qua dử
Battleship
ĐẠI BÀNG
3 năm
Tuyệt vời quá
k có gì là k có thể với quyết tâm & kiến thức thì ắt sẽ thành công, clip trên youtube đây
Đẳng cấp
Này copy ra hả , ghi 1 tràng dài chỉ có duy nhất 1 tấm hình
@nhatminh411992 Mod muốn người xem tự tìm hình ảnh hay video đó mà
@nhatminh411992 😔😔😔 hình trên mạng chất lượng kém quá mà 😔😔😔 viết nguyên bài xong bị nói vậy thật tổn thương. Mình cập nhật clip mấy bạn tìm được rồi nha
Một việc làm cao đẹp cho thế giới nói chung và người dân làng ông nói riêng.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019