Nguồn gốc của cây Giáng sinh

Rubi Lee
12/12/2019 12:20Phản hồi: 76
Nguồn gốc của cây Giáng sinh
Cây Giáng sinh bắt nguồn từ một loài cây Evergreen (cây Thường Xanh) được dùng để trang trí ở Ai Cập và La Mã thời cổ đại. Một thông tin cho rằng khởi nguồn của cây Giáng sinh là những cành cây Thường Xanh nhỏ được treo ngược lên trần nhà. Ở nhiều quốc gia, người ta tin rằng việc này sẽ giúp họ tránh xa ma quỷ và bệnh tật.

Ở các vùng phía bắc bán cầu, thời điểm màn đêm dài nhất năm rơi vào ngày 21, 22 tháng 12 hay còn được gọi là ngày Đông chí. Người xưa tin rằng khi đó vị thần mặt trời đang suy yếu và việc treo cây Thường Xanh lên sẽ giúp bảo vệ họ và mang lại niềm tin rằng các cây xanh, thực vật sẽ khoẻ trở lại. Sau khi qua ngày Đông chí, người dân tổ chức ăn mừng vì cho rằng đó là dấu hiệu thần mặt trời bắt đầu khoẻ lại, đồng thời ánh sáng ban ngày sẽ nhiều hơn.

cay-giang-sinh-tinhte-2.jpg

Ngoài ra, nguồn gốc của cây Giáng Sinh còn gắn liền với những vở kịch thiên đường được biểu diễn khắp Châu Âu vào thời Trung Cổ. Thông qua nội dung nói về câu chuyện của Adam và Eva, đây cũng là một cách quảng bá các câu chuyện Kinh Thánh đến những người không thể đọc vào thời đó.

cay-giang-sinh-tinhte-1.png


Người Ai Cập cổ đại thờ thần Ra hay còn được biết đến là thần mặt trời, người mang hình dạng đầu của một con chim ưng, đội vương miện với đĩa mặt trời trên đỉnh đầu. Vào ngày Đông chí, nhằm ăn mừng thần mặt trời khoẻ lại, người dân dùng cây cọ xanh lấp đầy nhà cửa, tượng trưng cho thời khắc ánh sáng mùa xuân đang đến.

Cây xanh đã có ý nghĩa đặc biệt với người dân vào mùa đông từ rất lâu về trước. Vào ngày Đông chí người La Mã đã dùng cây Fir (Chi Lãnh Sam) để trang trí nhà cửa, đền thờ của họ tại lễ hội Saturnalia, lễ hội vinh danh thần nông nghiệp Saturn này được cho là khởi nguồn của lễ Giáng sinh hiện nay. Vì họ biết rằng, thời tiết đã dần ấm lên và chẳng mấy chốc các trang trại và vườn cây sẽ lại xanh tốt và ra quả.

cay-giang-sinh-tinhte-4.jpg

Tương tự ở Bắc Âu, các linh mục Druid cổ đại của dân tộc bí ẩn Celt cũng trang trí cho các ngôi đền của họ bằng cây thường xanh như một biểu tượng bất diệt. Các chiến binh Viking dữ tợn nghĩ rằng đây là loài cây đặc biệt của thần mặt trời Balder.

cay-giang-sinh-tinhte-6.jpg

Nước Đức được ghi nhận là nơi bắt đầu truyền thống cây Giáng sinh vào thế kỷ 16, khi những người theo đạo Cơ Đốc bắt đầu dùng chúng để trang trí trong nhà. Một số nơi thì xếp các khúc gỗ theo hình kim tự tháp và trang trí chúng bằng các nhánh cây thường xanh và nến, mang hình dạng của cây Giáng sinh hiện nay. Nhiều người thì tin rằng nguồn gốc này bắt nguồn từ nhà cải cách tôn giáo - Martin Luther, vào một buổi tối mùa đông ông dạo bước qua cánh rừng, khi hàng triệu vì sao lấp lánh trên cao, vẻ đẹp của một loài cây nhỏ phủ tuyết trắng lại thu hút được sự chú ý của ông. Vì thế, ông mang về và đặt chúng trong nhà, để tái hiện lại khung cảnh lấp lánh ánh sao, ông đã treo nến lên cành cây. Theo ông, cây nến cháy sáng tượng trưng cho ánh sáng của chúa (Jesus Giê Su mang đến cho nhân loại), màu xanh của cây thông tượng trưng cho sự hằng hữu của chúa. Sau đó, truyền thống này lan rộng sang các khu vực khác của châu Âu.

cay-giang-sinh-tinhte-1.jpg

Hầu hết người Mỹ ở thế kỷ 19 đều thấy cây Giáng sinh là một điều kỳ lạ và được xem là biểu tượng ngoại giáo, không được chấp nhận. Như nhiều phong tục lễ hội khác, cây Giáng sinh mất nhiều thời gian để được chấp nhận ở Mỹ. Cho đến những năm 1890, cây Giáng sinh mới thật sự phổ biến ở văn hoá nơi đây với nhiều vật phẩm trang trí Giáng sinh nhập khẩu từ Đức được người dân ưa chuộng. Khác với Châu Âu, sử dụng các cây nhỏ có chiều cao 1,2 mét, người Mỹ lại thích những cây Giáng sinh lớn và cao đến trần nhà hơn. Ở đầu thế kỷ 20, người Mỹ đã tự tạo ra nhiều đồ trang trí cây, sử dụng điện mang lại ánh sáng cho cây. Điều này tạo ra thay đổi rất lớn, giờ đây, cây Giáng sinh có thể phát sáng liên tục trong nhiều ngày. Dần dần, hình ảnh cây Giáng sinh bắt đầu xuất hiện tại các quảng trường thị trấn trên khắp đất nước và trở thành truyền thống của nước Mỹ.

Quảng cáo

76 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thứ gì thịnh hành ở Mỹ thì sẽ được biết đến trên toàn cầu, cây Giáng sinh cũng ko fải ngoại lệ Chớp mắt đểu.gif
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
hgbinh
TÍCH CỰC
4 năm
@Congcu Cháu thì tuổi gì mà biết về Nabokov, Hegel hay Shakespeare =))) văn hoá người ta thâm sâu, lai láng, rực rỡ như thế, cháu kéo mẹ nó xuống cho là nó đại chúng dễ hiểu bằng cây thông của bần nông =)))
Ngồi giải thích cho bần nông như cháu có mà tốn thời gian =)))
Congcu
CAO CẤP
4 năm
@hgbinh Lôi quá quá của người ra so với hiện tại của mình, đúng là ngớ ngẩn. Tiện thể so thiên đường với thời chiếm hữu nô nệ đi, để khen ta văn minh LoL.
hgbinh
TÍCH CỰC
4 năm
@Congcu Vãi cả quá. Mẹ thanh niên bú liếm tây h bị bắt bẻ thì nói nhăng cuội quá chán.
Mở quyển lolita ra đọc hiêu nổi 1/10 bố mới lạ. Mọi rợ bần nông mà làm sang 😆)
@hgbinh @Congcu Đúng là Congcu nó thần tượng Tây quá cũng ko đúng, nhưng chú cũng nói năng lịch sự 1 chút nữa có lẽ hay hơn. Tây, ta - Thượng lưu hay bần nông - nơi nào cũng có cả cái hay lẫn cái dở. Nhận ra được cái hay thì học, thấy cái dở thì cười cái cho qua. Chúng ta tôn trọng các nền văn hóa khác, và cũng ko cần phải tị ti xem nhẹ văn hóa của chính mình. Cuối năm, nhân câu chuyện cây thông, cây mai để nói đôi câu chuyện vui cho có cái ko khí Tết đến Xuân về 😃 quan điểm khác nhau cũng ko cần phải nặng nề với nhau làm gì
Lại sắp đến Noel rồi.
Việc chặt những cây thông cao tới trần nhà mang về trang trí theo phong tục của ng Mỹ có thể bị xem là hành động phá hoại môi trường.
@from team b with love Ờ, còn chặt đào về chưng tết thì không 😁. Bên đó tụi nó trồng thông để chung giáng sinh không khác dân mình trồng đào đâu.
hiepmu
CAO CẤP
4 năm
@ChiCoMotSuThat thằng này bị mọi người dìm hàng quá chạy mất tiêu lun rồi bác 😁
@hiepmu Ngáo môi trường là có thật bác ạ.
Congcu
CAO CẤP
4 năm
@from team b with love Ông sang Mẽo chặt 1 cây xem thế nào? phạt vỡ mồm.
Cây thông siêu toa khổng lồ ở chỗ mình đang ở
F1DAFDC9-5A12-493A-A2E1-A0437C5A33E2.jpeg
@Duy Luân Khoe thấy ghét .. biến
dungha76
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Bão Sài Gòn Cây Thông nhỏ xíu mà cũng khoe, bôi bác ghê ! Chắc ở vùng xâu Vùng Xa hả bạn ! Haha
Locgk8
TÍCH CỰC
4 năm
Trong nhà mà có cây thông thật nó thơm lắm
toolkit
CAO CẤP
4 năm
Loại cây truyền thống của người Việt dịp tết Nguyên đán là cây nêu
Trong 10 năm trở lại đây, không khí mùa Giáng sinh trở nên rộn ràng và xô bồ không khác gì không khí trước Tết âm lịch. Người người đi nhà thờ, nhà nhà trưng bày cây thông Noel nhưng phần đông trong số họ không theo đạo, k tin vào Đức chúa trời. Tất nhiên đức tin là quyền của mỗi con ng và ngày Lễ giáng sinh là dành cho tất cả mọi người, nhưng nên chăng những ng k theo đạo đừng tự tiện đi vào nhà thờ khi ng ta đang hành lễ, chờ lễ tan rồi mới vô sống ảo. Đừng chỉ trỏ nói chuyện vô duyên khi tín hữu đang đọc kinh cầu nguyện ngoài đường vì trong nhà thờ quá đông. Hãy học cách sống văn minh và tôn trọng nhau ở không gian công cộng.

Riêng về cây thông Noel, hiện nay ở VN bày bán khá nhiều cây thông giả làm bằng nhựa không thân thiện với môi trường, các shark nên đầu tư cho những startup tìm một vật liệu thay thế phù hợp nhằm giảm tác hại của nhựa khi thải ra môi trường.
@maidng Đã theo đạo rồi mà còn sân si. 😃
Jos Skeleton
ĐẠI BÀNG
4 năm
@cuLong Người ta nói có vậy mà là sân si á hả bạn?
@maidng Noel giờ có 2 trường phái là người theo đạo và người không theo đạo lấy ông già noel và cây thông làm biểu tượng cho ngày lễ .
hiepmu
CAO CẤP
4 năm
@vo khanh tan một thời tuổi teen còn đam mê ra đường chơi vào ngày này, giờ Noel mình toàn ở nhà, do dân số nhập cư giờ đông quá, ra đường mệt bỏ mẹ
Sắp tới có kho bọn nó đón noel với cây đu đủ hoặc cây sắn cho nó hợp thời. Vừa vui vừa phê
EAF03BD7-A544-4A40-B4AB-E988385F9B67.jpeg
Cây nhỏ cuamình
rasenrjse
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nguồn gốc lễ noel bắt nguồn từ lễ sinh nhật thần mặt trời, trong kinh thánh ko hề nhắc đến chúa giêsu sinh vào mùa đông hay ngày 25/12. Cây thông noel cũng bắt nguồn từ tập tục của người ngoại đạo.
@rasenrjse Bạn nói rất đúng. Lúc khởi đầu, cộng đoàn Ki tô giáo sơ khởi còn đang bị bách hại nặng nề nên họ không thể tổ chức một ngày lễ riêng để mừng sinh nhật chúa Giê-su một cách trọng thể được, vì vậy họ đã "ngụy trang" bằng cách tổ chức lễ Giáng sinh trùng với lễ hội tôn vinh mặt trời Dies Natalis Solis Invicti của người La Mã, nhờ thế mà các tín hữu Ki tô giáo có thể ăn mừng ngày lễ Giáng sinh mà không lo bị chính quyền La Mã phát hiện được.
@rasenrjse Và ông già Noel từ Bắc Âu đc thêm vào nên làm cho lễ giáng sinh được đón nhận toàn thế giới , đặc biệt là các em nhỏ .
Hồi nhỏ mình từng khóc đòi bố mẹ một cây giáng sinh THẬT và treo đèn trưng trong nhà, giờ lớn rồi vẫn muốn có một cây thật.
@Mikeknowsme Giờ có con , con nó đòi cây thì mới hiểu cảm giác của bố mẹ 😁 . Giàu thì ko nói làm gì, nghèo thì nhìn con đòi thấy tội, mà thôi cũng kệ :D
yldbk
TÍCH CỰC
4 năm
Ờ đúng rồi, trong kinh kamasutra có nói thế.
kbt bh cây giáng sinh là ngta trồng hay chặt nhỉ
@motconvit2020 Vừa trồng vừa chặt, trồng thì mắc, chặt thì rẻ nhưng dg bị cấm dần vì phá hoại môi trường. Có cả loại ghép cành vào 1 cây gỗ , or biến tướng rất nhiều các thể loại thông nhân tạo khác
@hoangpham1986 cảm ơn bác bh em mới biết cái này
LuuVanCM
ĐẠI BÀNG
4 năm
Không trưng cây này bao giờ
choen
ĐẠI BÀNG
4 năm
Cây thông siêu toa khổng lồ ở chỗ mình đang ở
9success
ĐẠI BÀNG
4 năm
Bài viết dài nhưng cốt lõi có vẻ sai bét. Nguồn gốc cây giáng sinh là từ một nhành cây do một nhà chiêm tinh phương Đông mang đến vào đêm Chúa giáng sinh!
Giờ tết tây giáng sinh ở vn cũng nhiều người ăn chơi giống nc ngoài

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019