Chúng ta vào vấn đề luôn, sở dĩ từ boycott có nguồn gốc thú vị là vì đây vốn là tên của một cá nhân, sau đó vì sức ảnh hưởng có phần tiêu cực của ông mà dần về sau, boycott được đi vào từ điển và được sử dụng như một động từ trong tiếng Anh với ý nghĩa tẩy chay. Việc đưa tên riêng của một cá nhân vào từ điển vốn không còn quá xa lạ, lấy ví dụ cách đây ít lâu chúng ta từng có Zlatan trong tiếng Thuỵ Điển mang hàm ý là sự thành công nhờ tài năng cá nhân - vốn là tên của cầu thủ Zlatan Ibrahimovic. Tuy nhiên việc tên của mình bị trở thành một từ ngữ mang ý nghĩa tiêu cực thì có lẽ không phải là một sự vinh hạnh cho lắm. Vậy tại sao lại có điều này?
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/05/5464218_boycott-4.jpg)
Tuy nhiên, những người tá điền và nông dân nơi đây cho rằng 10% là chẳng đáng gì so với những thâm hụt mà họ phải chịu do mùa màng, họ đồng loạt yêu cầu giảm tiền thuê đất lên tới 25%. Lord Erne dĩ nhiên không chấp nhận yêu cầu này, ông ta từ chối và yêu cầu Charles Boycott hãy đuổi những ai không đóng tiền thuê đúng hạn. Boycott gửi yêu cầu trục xuất đồng thời mời cảnh sát đến để làm việc với những người không hợp tác, thậm chí là dù phải dùng đến bạo lực cũng phải tống cổ những người dân nổi loạn ra khỏi đồn điền mà họ thuê trên đất do ông quản lý.
Đại uý Charles Boycott
Đúng vậy, từ boycott mà ngày nay người vẫn hay sử dụng được lấy từ tên của một đại uý người Anh có tên Charles Boycott. Ông vốn là quân nhân đã nghỉ hưu sống vào những năm 1800s và ông là người quản lý một khu vực đất đai rộng lớn của Lord Erne (Lord Erne có nghĩa là chủ vùng Erne, tên thật của ông là John Crichton) ở quận Mayo, Ireland. Vào năm 1880, mùa màng thất thu và ảnh hưởng lớn đến những người tá điền, nông dân đang thuê đất của Lord Erne. Thế là người đàn ông này đã ra lệnh giảm 10% tiền thuê đất cho những người tá điền và ông ta nghĩ đây là một mức giảm vô cùng hợp lý. Cần lưu ý là ở thời này, toàn bộ đất ở Ireland là tài sản sở hữu của chỉ 2% dân số và những chủ đất này sẽ cho thuê lại đất để người khác làm việc trên đó theo các hợp đồng trung bình 1 năm.![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/05/5464218_boycott-4.jpg)
Tuy nhiên, những người tá điền và nông dân nơi đây cho rằng 10% là chẳng đáng gì so với những thâm hụt mà họ phải chịu do mùa màng, họ đồng loạt yêu cầu giảm tiền thuê đất lên tới 25%. Lord Erne dĩ nhiên không chấp nhận yêu cầu này, ông ta từ chối và yêu cầu Charles Boycott hãy đuổi những ai không đóng tiền thuê đúng hạn. Boycott gửi yêu cầu trục xuất đồng thời mời cảnh sát đến để làm việc với những người không hợp tác, thậm chí là dù phải dùng đến bạo lực cũng phải tống cổ những người dân nổi loạn ra khỏi đồn điền mà họ thuê trên đất do ông quản lý.
Boycotting Boycott
Đám đông vẫn cố gắng phản đối đến cùng, họ thậm chí còn quăng bất cứ thứ gì dơ bẩn nhất mà họ có vào người quản lý đất và cả cảnh sát, cố thủ trong đồn điền mà họ đã làm việc bấy lâu nay. Cũng trong gian đoạn này, một người đàn ông có tên là Charles Stewart Parnell, một thành viên của Liên đoàn Đất đai Ireland đã đề xuất với những người nông dân này một giải pháp đấu tranh bất bạo động thay vì dùng đến vũ lực và xung đột. Theo Parnell, các tốt nhất để đối phó là họ hãy lờ đi và không thực hiện bất kì hành vi giao tiếp nào với đối thủ.Quảng cáo

Và như những gì đã được bày ra, những người nông dân bất bình kia đã thực hiện kế sách của Parnell một cách vô cùng chặt chẽ. Họ kêu gọi nhau ngừng buôn bán, làm việc hay bất cứ thứ gì có lên quan đến Charles Boycott. Công nhân của Boycott cũng dần đình công và không nghe theo những sai bảo của ông nữa. Charles Boycott dần thấy mình bắt đầu bị cô lập trong cộng đồng nơi đây. Bản thân tình hình kinh tế của ông cũng dần lao đao khi giờ đây, không còn một ai thu hoạch cây trồng thuê cho ông, và cũng không ai mua chúng. Boycott quyết định chi một số tiền lớn cho một đội cảnh sát tới để hỗ trợ ông và những người công nhân mới trong vấn đề này, dĩ nhiên mọi thứ vẫn diễn ra 100% bất bạo động. Song, ông ta nhận ra rằng số tiền ông bỏ ra để nhờ cảnh sát còn nhiều hơn những gì mà ông thu lại được. Boycotting Boycott trở thành một cụm từ chơi chữ hay, mang ý nghĩa tẩy chay ông Boycott.
Lan truyền khắp thế giới và trở thành một từ phổ thông
Sau khi bị toàn bộ người dân trong khu vực tẩy chay, ông này đã phải bỏ hết nhà cửa để di chuyển đến một nơi khác để ổn định lại cuộc sống. Tuy nhiên phong trào này nhanh chóng lan nhanh, ở nơi ông mới chuyển đến, các cơ sở kinh doanh và các hàng quán từ chối cung cấp dịch vụ và sản phẩm cho ông. Đi đến đâu ông cũng bị ném ánh mắt căm ghét vào mình. Ông không thể mua thức ăn, không thể thuê mướn các phương tiện di chuyển, không thể giao thương và không thể làm gì khác. Sau đó ông phải đổi tên thành Charles Cunningham và di chuyển liên tục để người ta dần quên mất quá khứ của ông ta.Dưới sự thành công của sự kiện trên, phương án tẩy chay dần trở thành một “chuẩn mực” trong đấu tranh bất bạo động. Nhiều sự kiện tẩy chay đã diễn ra từ đó đến nay, và vào năm 1880, từ boycott chính thức xuất hiện trong từ điển tiền thân của Oxford, đó là từ điển New English Dictionary on Historical Principles.

Nhìn lại một chút thì thấy câu chuyện giữa Boycott và những người nông dân kia phần nào khá giống với những mâu thuẫn mà Apple và Epic đang đối mặt với nhau. Epic giống như những người dân kia khi yêu cầu Apple phải hạ tiền phí của App Store xuống. Dĩ nhiên ở thời điểm hiện tại thì luật pháp chặt chẽ hơn và mọi thứ phải rõ ràng hơn, không phải cứ kéo nhau tẩy chay là được. Có lẽ chúng ta cùng chờ xem toà án sẽ xử vụ án thú vị này như thế nào nhé.
Tham khảo Thefactsite, Britannica, Wiki