Nguồn gốc và lịch sử của cốc bia hơi Hà Nội

17/11/2023 5:51Phản hồi: 130
Nguồn gốc và lịch sử của cốc bia hơi Hà Nội
Mình rất bất ngờ khi được bạn bè kể về nguồn gốc và người đã thiết kế ra cốc bia hơi Hà Nội huyền thoại này, thấy hay quá nên chia sẻ lại cho anh em.

tinhte-bia-hoi-glass-5.jpg
Người thiết kế ra chiếc cốc là hoạ sĩ Lê Huy Văn hiện đang sống tại Hà Nội. Năm 1974 khi đang công tác tại Liên hiệp xã tiểu thủ công nghiệp Trung ương ông được giao nhiệm vụ thiết kế chiếc cốc để giúp người dân uống bia thuận tiện hơn và đã hơn.

tinhte-bia-hoi-glass-7.jpg
Thế là bản vẽ được hoàn thiện trong chưa tới 1 giờ đồng hồ, đưa vào sản xuất thử, 3 ngày sau thì được duyệt và thế là một huyền thoại ra đời.

tinhte-bia-hoi-glass-134.jpg

Chiếc cốc theo lời của hoạ sĩ Lê Huy Văn có thành đáy dày, miệng loe, dung tích 500 ml, thành cốc có gờ để dễ cầm nắm và cũng để các ly không bị dính khi xếp chồng lên nhau. Tuyệt vời không anh em ? Một thiết kế rất đơn giản nhưng theo mình thì rất hiệu quả để sử dụng.

tinhte-bia-hoi-glass-14.jpg
Mod Didu thời trai trẻ sung sức, nghiện bia hơi và đồ công nghệ. Lớn lên anh vẫn nghiện cả hai món

tinhte-bia-hoi-glass-4.jpg
Ngoài việc nó có thiết kế đơn giản, hiệu quả thì nguyên nhân chính khiến nó trở nên phổ biến một cách nhanh chóng và bền vững đó là giá thành rất rẻ.

tinhte-bia-hoi-glass-8.jpg
Lý do rẻ là vì nó được làm thủ công từ thuỷ tinh tái chế.

tinhte-bia-hoi-glass-12.jpg
Nấu chảy thuỷ tinh.

tinhte-bia-hoi-glass-1.jpg
Thổi đúc thành khuôn.

Quảng cáo



tinhte-bia-hoi-glass-3.jpg
Làm nguội.

tinhte-bia-hoi-glass-13.jpg
Thế là chúng ta có thành phẩm. Vì dùng thuỷ tinh tái chế và cách làm thủ công nên cốc sẽ có nhiều bọt khí bên trong và màu xanh đặc trưng, mỗi một ly là một nét riêng biệt, không cái nào giống cái nào.

tinhte-bia-hoi-glass-11.jpg
Nếu anh em là đời 7x 8x sẽ không lạ gì với chiếc cốc quen thuộc này. Nó không chỉ có mặt ở Hà Nội mà xuất hiện khắp nơi trên cả nước để đựng nhiều món uống khác nhau như chè, siro, nước mía… và trở thành một phần tuổi thơ của mình. Uống bia hơi mà không phải bằng cốc cóc gặm này thì có khi mất ngon tới một nửa anh em ạ, cám ơn bác Lê Huy Vũ.

Tham khảo: New Young Scholar News
130 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

dan1204
ĐẠI BÀNG
một năm
ờ Hà Nội nhưng lại là bia "hơi" Hà Nội. Cho một cốc bia "rất" Hà Nội đi
@dan1204 Không rõ trước lúc nấu tái chế lại thủy tinh, thì người ta có rửa sạch bụi dơ, bẩn đi không nhỉ?
@Vịt Yêu Spa hỏi ngọn lửa đã nung chảy đám thủy tinh tái chế đấy là biết
@Vịt Yêu Spa Đun nóng chảy hết rồi bụi bay hơi hết rồi , cần gì công đoạn đấy
@dan1204 Bạn k hiểu đúng k? Nó giống như bạn ở Sài Gòn gọi "cho lon bia Sài Gòn" để nta k đưa bia Heineken hay loại khác. Có nhiều loại bia nta gọi để khỏi phải nhắc lại cũng như bớt thời gian ngớ ngẩn - nếu như dùng cách tư duy của bạn để gọi đó mà
mỗi chiếc cốc đều là 1 phiên bản giới hạn !
Thời của mình thì đây là cốc chè thập cẩm 1k 2k rồi 3k 5k. Bia hơi thì uống cốc vại - có quai nắm, dễ cụng và nhân viên phục vụ có thể cầm 5-6 cốc 1 tay.
@hoangtung9x Bạn đang nhầm giữa bia hơi và bia tươi rồi. Ở HN bia hơi vẫn dùng loại cốc này
@hoanghai1104 Mình tưởng bia hơi và bia tươi là 1
@Phuong.TT Cơ bản thì bia hơi cũng là 1 loại của bia tươi...nhưng nguyên liệu có khác nhau chút.
Còn bia hơi ở HN thì thường ở các quán bia bình dân, vẫn xài cái cốc như trong bài viết.
Còn bia tươi thì "sang chảnh" hơn chút, thường ở các nhà hàng với các cốc 350, 500,1000ml.
@hoanghai1104 không phải nhầm đâu, ở quê mạn Hà Tây dùng cốc có quai, trên thủ đô phổ biến cốc xanh kia
@hoangtung9x cái cốc bác tả vừa nặng vừa to, để đập nhau cũng tiện, loại này vừa nhẹ vừa trơn mà có lỡ ném vào đầu nhau cũng ko tỏi đc nên các quán bia vẫn xài ầm ầm.
Các vị đại huynh còn nhớ bia lên men chai 3 xị không .
@Bạn lão Hạc Nhớ là còn gọi là bia lên cơn...nhậu hồi là lên cơn quậy!
bị ghiền món này
Nay Mod trên tay bia hơi HN luôn chèn ơi
Chiếc cốc Huyền Thoại 😁
Uống ở Hn thấy thơm ngon. Đem đi tỉnh khác sao thấy dở ẹt hà. Hay mềnh uống phải hàng pha ke nhễ 😅😅
@baotuan Bia hơi thì có dít có dát, nhưng đại đa số là bị pha loãng ra để lãi nhiều.
Thường sẽ bị pha thêm nước lã + bia cỏ (bia vi sinh - men công nghiệp). Nên uống thường hương vị bị sốc và đau đầu.
Nếu bán bia nguyên gốc lấy từ nhà máy, thì đâu lời nhiều.
Mà thậm chí bia cũng có thể đã bị pha từ nhà máy và bán với giá khác nhau.
@rock0em2 Nghe các bô lão bảo là quanh khu Tây Hồ gần nhà máy bia bác ạ. Có một số quán bia ngon. Tính xem trên fb có 1 ông hay review bia định theo thử có 1 số quán gần khu nhà em hơn ở mạn Thanh Xuân, Đống Đa.
@HyH Bia nào thì uống ngụm đầu tiên luôn ngon nhất. Ngụm sau sẽ mất ngon 1 nửa r. Uống bia cũng cần vài người mới ngon miệng vì tâm lý cụng liên tục không để mồm nghỉ.
@EDC_MIT Ko khí là chính bọn đấy quan tâm gì ngon đâu
Nhắc đến bia rượu làm gì cho thêm nỗi sầu khi mà các a áo vàng đang blow ác liệt như thế. Nhưng thôi cũng tốt cho tình hình atgt
@daugauhp911 Thì đi Grab thôi
@daugauhp911 đã từ rất lâu khi đi nhậu cùng anh em bạn bè, tôi đều sử dụng phương tiện công cộng =)) cứ đúng mà làm
@daugauhp911 Khả năng cao đang ráng hốt cú chót đấy.
Nhà nước gần đây đang dọn dư luận để chuẩn bị giảm tải việc phạt tội uống rượu bia khi lái xe.
Mục đích là phục hồi kinh tế đang nát như tương
Giờ cái cốc này dùng cho tất từ bia, chè đen, trà đá, thập cẩm… Mà nó bền và dễ cầm thật
Giống copy cốc 7 cô pếch của Nga
@donquijote Không thể nói là copy mà có thể là thừa hưởng thiết kế Faceted glass nổi tiếng của Nga (không dám khẳng định).

Faceted glass được thiết kế năm 1943, nổi tiếng vì thiết kế đặc trưng ở bề mặt, với số lượng facets khác nhau tuỳ vào kích thước và mục đích sử dụng giúp việc cầm nắm và xếp chồng dễ dàng hơn. Nhưng chiếc cốc origin của Nga được thiết kế nhỏ chủ yếu để uống trà hoặc vodka.

Bác này background là designer học đại học tại Đức về VN mới thiết kế ra chiếc cốc này. Có thể bác ấy dựa trên faceted glass để thiết kế ra chiếc cốc này cho phù hợp với nhu cầu và văn hoá của người Việt (suy đoán cá nhân). Nhưng một điều chắc chắn rằng thiết kế này là của bác ấy không phải copy. Việc thừa hưởng và dựa trên các đặc điểm có sẵn từ một thiết kế khác để điều chỉnh, và cho ra một thiết kế khác phù hợp với một mục đích, nhu cầu hay văn hoá khác laf điều hết sức bình thường và nghiêm túc. #respect
image.jpg
Dr.Vein
ĐẠI BÀNG
một năm
@TheHardGuy Giống như 2 hình tứ giác đồng dạng trong toán hình học 😁
@donquijote Thời xưa thì Cốc Liên Xô là đơn vị đo lường rượu, chứ không để uống bia. Đúng là Cốc Liên Xô mà rót bia hơi vào nhìn nó mất ngon.
Quả cốc thần thánh mỗi khi uống bia, từng một thời uống nước mía với loại ly này 😁
 Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena 
Hay quá, sẵn làm thêm một bài “bia ôm” nữa đi bạn
Hun cái nè
@soigiatremang Công an bắt á 😂
kích thước ghi 1.300 mm = 1.3m 😁
Wow, bài viết hay với dễ thương, mình người miền nam nhưng nhìn cốc này là có thể tưởng tượng ra các hàng quán ở HN
Như mình thì chiếc cốc này gắn liền với những cốc chè thập cẩm, chè đậu đen ngày xưa hơn
Hồi xưa cứ tan học rùi ra chợ làm 1 ly chè 500đ ăn. Ngon vcl, cái cảm giác mà bây giờ ăn chè ở SG k có đc :v
@Quang Vĩ MKT Cốc loại đựng chè là phiên bản khác của cốc này, làm bằng thủy tinh trong chứ ko phải thủy tin màu xanh xanh vậy đâu.
@Quang Vĩ MKT SG hình như đâu phải loại này. Loại nhẵn thì phải
IMG-8924.webp
@Quang Vĩ MKT Ly bia này đến 500ml lận , ly chè còn có khi hóp bốn bên để trông nhiều 😁
@Quang Vĩ MKT 500đ cốc bé chứ làm gì dc cốc to như này :v
Đúng là có cảm giác bia hơi đựng trong cốc này uống ngon hơn thật
cái này họ hay gọi là vại phải k nhỉ
@Phuhoba93 quại, vại là loại có quai thì phải

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019