Nguồn nước ở Trung Quốc đang cạn kiệt trầm trọng

Rubi Lee
18/1/2022 8:7Phản hồi: 116
Nguồn nước ở Trung Quốc đang cạn kiệt trầm trọng
Trong tất cả những vấn đề mà Trung Quốc đang phải đối mặt như suy giảm nhân khẩu học, chính trị, các cải cách kinh tế, thì nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt có thể được xem là mối nguy cấp bách nhất. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến địa chính trị không chỉ ở Trung Quốc mà còn đối với khu vực châu Á.

Theo những nghiên cứu của nhà sử học Geoffrey Parker cho thấy, sự biến đổi khí hậu và môi trường đã từng dẫn đến hàng loạt các biến động xã hội như chiến tranh, khủng hoảng trong suốt thế kỷ 17. Gần đây hơn, biến đổi khí hậu đã mở ra sự phát triển của những tuyến đường giao thương mới, tạo nên sự cạnh tranh mới ở Bắc Cực. Và giờ đây, Trung Quốc, quốc gia với sự bành trướng mạnh đang gặp phải vấn đề cấp bách, thiếu tài nguyên nước trầm trọng. Nhiều người dự đoán sớm muộn gì chuyện này cũng tạo nên những xung đột cả trong và ngoài nước.

Tài nguyên thiên nhiên - yếu tố quan trọng để một quốc gia phát triển


Từ lâu, tài nguyên thiên nhiên luôn là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế, cũng như sức mạnh của quốc gia trên thế giới. Vào thế kỷ 19, từ một quốc gia có diện tích nhỏ, vương quốc Anh đã vươn lên trước nhờ trữ lương than dồi dào cho phép nước Anh thúc đẩy cuộc cách mạng Công nghiệp hơi nước. Về sau Anh bị Mỹ vượt mặt khi Mỹ có những vùng đất canh tác khổng lồ, trữ lượng dầu lớn và các nguồn tài nguyên khác để trở thành cường quốc số 1 thế giới.

trung-quoc-2.jpg

Điều này cũng tương tự với cách trỗi dậy của Trung Quốc. Những cải cách theo chủ nghĩa tư bản, một hệ thống thương mại toàn cầu giúp thúc đẩy giao thương, cùng với đó là dân số đông. Tất cả những điều này đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế vượt trội của quốc gia từ cuối những năm 1970 đến đầu những năm 2000.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc gần như có thể tự cung tự cấp được các nguồn tài nguyên như nước, đất, nhiều nguyên liệu thô và lực lượng lao động rẻ, cho phép họ khai thác những nguồn này một cách mạnh mẽ. Đồng thời cũng giúp Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới.

trung-quoc-3.jpeg

Tuy nhiên, thế mạnh đó giờ nay đã là dĩ vãng. Kể từ một thập kỷ trước, Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu nông nghiệp lớn nhất thế giới khi đất canh tác bị thu hẹp mạnh do xói mòn và ô nhiễm. Tốc độ phát triển quá nhanh cũng khiến Trung Quốc thiếu hụt năng lượng và trở thành nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới. Theo ước tính nước này nhập khẩu ¾ lượng dầu thô từ nước ngoài ngay thời điểm Mỹ đã trở thành nước xuất khẩu ròng năng lượng.

Tình trạng “khát nước” tồi tệ ở Trung Quốc


Ở Trung Quốc, tình trạng “khát nước” còn tội tệ hơn. Báo cáo của Gopal Reddy lưu ý, Trung Quốc chiếm đến 20% dân số toàn cầu nhưng lượng nước ngọt tại nước này chỉ chiếm chưa đến 7% trên toàn thế giới. Toàn bộ các khu vực, đặc biệt là vùng phía bắc bị khan hiếm nước nghiêm trọng hơn cả Trung Đông khô cằn. Hàng nghìn con sông đã biến mất trong quá trình công nghiệp hoá và cả tình trạng ô nhiễm nước do quá trình sản xuất.

trung-quoc-8.jpeg

Theo ước tính, từ 80-90% nguồn nước ngầm và hơn một nửa số dòng sông tại Trung Quốc là quá bẩn để có thể sử dụng cho sinh hoạt, công nghiệp hay nông nghiệp. Đây là một vấn đề rất tốn kém. Trung Quốc buộc phải chuyển nước từ các vùng tương đối ẩm ướt lên phía bắc khô cằn. Các chuyên gia đánh giá chính phủ cần chi 100 tỷ USD/năm để đối phó với vấn đề này.

Tình trạng thiếu hụt nước và canh tác không bền vững, ô nhiễm đang khiến ngày càng nhiều diện tích đất đai bị sa mạc hoá. Nhiều ngành sản xuất liên quan, hay thậm chí đời sống sinh hoạt của người dân cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt này.

Quảng cáo



Chính phủ đã thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nước hơn, nhưng vẫn không đủ để giải quyết vấn đề. Trong tháng này, các nhà chức trách Trung Quốc đã phát cảnh báo Quảng Châu và Thẩm Quyến, 2 thành phố nằm ở đồng bằng sông Châu Giang tương đối dồi dào tài nguyên nước sẽ đối mặt với đợt hạn hán nghiêm trọng vào năm tới.

trung-quoc-6.jpg

Các vấn đề tài nguyên của Trung Quốc đã kéo theo hàng loạt các thách thức khác ngay cả trước khi đại dịch hoành hành. Năm 2005, Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố rằng khan hiếm nước đe doạ "sự tồn vong của quốc gia". Hay bộ trưởng tài nguyên nước từng tuyên bố rằng Trung Quốc đang phải “chiến đấu cho từng giọt nước nếu không muốn tử vong.” Mặc dù cách nói này có phần hơi cường điệu, nhưng nó cũng phản ánh được mối liên hệ giữa sự khan hiếm tài nguyên và tình hình bất ổn chính trị.

Tình trạng căng thẳng đối ngoại có thể sẽ xảy ra sau đó. Nhiều người lo lắng rằng nếu chính phủ Trung Quốc cảm thấy nguồn nước thiếu hụt quá mức, họ có thể sẽ tấn công các đối thủ quốc tế, dẫn đến các cuộc xung đột địa chính trị lớn.

trung-quoc-4.jpeg

Chẳng hạn như để bảo vệ nguồn nước, Trung Quốc đã xây dựng các con đập trên sông Mekong. Điều này đã gây ra tình trạng hạn hán và lũ lụt ở các nước Đông Nam Á nằm ở trung và hạ lưu dòng sông như Lào, Thái Lan. Ngoài ra, sự căng thẳng ngày càng gia tăng ở dãy Himalaya khi Trung Quốc có kế hoạch xây đập tại các vùng biển quan trọng, khiến các quốc gia ở khu vực đó chịu nhiều ảnh hưởng. Theo như nhận xét của nhà phân tích chiến lược người Ấn Độ Brahma Chellaney, Trung Quốc càng có nhiều khát khao về nguồn nước thì quốc gia này càng trở nên tồi tệ hơn về mặt địa chính trị.

Quảng cáo



Theo Bloomberg

Quan tâm tin tức về Trung Quốc, mời xem thêm bài: Trung Quốc thông xe đường hầm cao tốc dưới nước dài hơn 10km
116 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Việt nam mở cửa mời gọi hàng loạt nhà máy về chắc cũng sớm đối mặt với viễn cảnh này.
@ThuanNguyen94 Y như TQ thôi. Nhìn Phú Quốc là hiểu. Ngoài đảo thứ gì quý nhất ai cũng biết, thế mà họ có cả 1 con sông. Nhưng mà nghe nói giờ ô nhiễm đến mức thể tắm được!
tq đầu nguồn mà còn cạn thì mình chỉ còn chờ nc biển
nhd1986
TÍCH CỰC
2 năm
@llllyllllr Đông con thì mới không có cả nước để mà uống, thế nên dân mình nên tiếp tục giữ giới hạn ở mức 1 nhà 2 con là đủ.
Chỉ còn cách biến nc biển thành nc ngọt sao chi tkiem nhất thôi.
TonyWu
CAO CẤP
2 năm
@NgụyNôConHoang Chi phí đầu vào vẫn đắt đỏ với chi phí đầu ra.
Với lại nước sinh hoạt ko đủ cho nước công nghiệp, nông nghiệp đâu...
Nhờ Tàu chặn Mekong nên miền Tây mới có nước mặn xài. Cám ơn Tàu.

Nhờ Tàu nên Việt Á ăn nên làm ra. Chính quyền địa phương mới có cơ hội đè dân ra test, test càng nhiều thì kít càng nhiều, mới có tiền tiêu được. Cám ơn Tàu.
concuuduc
TÍCH CỰC
2 năm
@TonyWu Bác ko đọc báo rồi. Bọn tàu chặn thượng nguồn và trung nguồn thì tay sai của tàu chặn nốt. Vn bị xâm mặn một thời gian khốn khổ nông dân. Sau bọn tàu và tay sai nó bị trời phạt cho mưa bay màu hết các con đập bay màu luôn mớ lớn dân tụi nó.
TonyWu
CAO CẤP
2 năm
@concuuduc Nói vụ Việt Á kìa.
@TonyWu Việt Á nó mua hóa chất từ TQ thì nói cám ơn Tàu có gì mà sai? Biết cái vẹo gì không mà bày đặt lên mặt dạy đời "cung cấp thông tin cho CA". Làm như cung cấp cái CA nó điều tra liền á.
@D.lord Like cách đây 2 năm h đọc lại càng muốn like . Y như nhìn thấy dc tương lai. K ngờ có nhiều ng đi trc thời đại hoặc có nhiều hiểu biết, thông tin mật nv
Tình trạng ngăn đập giữ nước càng trầm trọng hơn. Ở hạ nguồn thì chỉ có khô hạn.
Miền Tây thiếu nước rồi sẽ tả tơi như manh áo rách. Sụt lún, xâm nhập mặn, lũ không về. Haizzz, căng. Đầu tư đất Long An thôi!
Trời hành mày thằng tàu khựa 🤣
redneon
TÍCH CỰC
2 năm
@duongdoi TQ đánh VN, VN đánh ko lại, tiến xuống phía Nam chiếm luôn Champa, diệt vong cả 1 dân tộc và văn hoá người ta.

Nguyên cái dải đất từ DN vào tận Cà Mau là đất mình chiếm mà bạn. VN cũng ko hiền đâu bạn, ngàn năm bắc thuộc nên khiến cho người Việt y chang người TQ cả, từ ăn uống, lối sống cho tới văn hoá. Ta muốn thoát họ thì phải giàu như Nhật Hàn trước đã, khi đó ng ta mới nể VN dc.
loc lai
ĐẠI BÀNG
2 năm
@tía-thằng-cu-hói Trời hành nó - nó hành mình. Rõ khổ
concuuduc
TÍCH CỰC
2 năm
@redneon Là xu thế thôi bạn. Thượng đế có đức hiếu sinh. Tìm đường sống trong cái chết.
Mua nước tích thôi.
Cười vui vẻ
Tài mà thiếu nc thì miền Tây ta chắc phải cạp đất thôi ... chuẩn bị cho giặc khát là vừa ..
@TsanHoang sạc pin đt chưa, chuẩn bị nhận tin nhắn ủng hộ quỹ đồng bào miền Tây nhé
@nospecial Miình ở với anh Cao bồi nên không thiếu nước 😃
Mình nó nắm cái Tibet , đầu nguồn của 5 6 con sông còn khát thì mấy anh hạ nguồn cứ xác định .
rồi xong, rồi đến VN sẽ chả còn nước cho dân làm nông nữa 😔
@Hassler hết nước thì ko còn ngập, đất khô ráo dễ bề phân lô bán nền nhé! nông cái củ kẹc!
Trung Quốc có nhiều đập thủy điện mà, xả tí nước ra là êm chuyện
Khôn như mày :D
Cơm sườn mà quản lý sông thì cuối cùng chúng vẫn phải nhập khẩu nước.
thuong911
TÍCH CỰC
2 năm
Theo 1 số anh em tinhter nói là ngày tàn của khựa sắp đến rồi. Còn khi nào tàn thì chưa biết
Cơ mà khựa mà thiếu nươc thì vn cũng lãnh hậu quả nặng nề lắm luôn
Ryo116
TÍCH CỰC
2 năm
@thuong911 Tàu khựa mà tàn thì ai sẽ sản xuất linh kiện pc, điện thoại, các kiểu
để cho bọn khác làm giá lại trên trời mãi chưa ráp đc cái pc mới vì khan hàng
Im lặng đi
@thuong911 Bọn dở hơi phát biểu ngày tàn ấy mà, vừa rồi nó diễu binh hoành cmn tráng nhất luôn kỉ niệm có 100 năm thành lập ấy mà, tàn vào mắt.
Bannerman
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Methanol diễu binh hoành tráng thìlien6 quan gì với việc thiếu nước. Triều Tiên bắn tên lừa quài chắc dân nó cũng giàu lắm ha.
@Bannerman À, đang nói về ngày tàn chứ không nói về thiếu nước. Mà với trình độ khoa học kĩ thuật hơn 100 năm, khí tài, công nghệ ác liệt như thế thì thiếu nước cũng chỉ là vấn đề nhỏ thôi. Triều tiên không rõ nó có giàu hay không vì chính phủ nó tuyên bố khác, các nước bên ngoài tuyên bố khác. Nhưng với việc thử tên lửa liên tục như thế thì họ là một quốc gia có tiếng nói, có tầm ảnh hưởng, có trọng lượng trên trường quốc tế đấy. Không phải ai cũng dám đụng vô đâu.
Dân nó chưa chắc giàu nhưng quốc gia của nó có tiếng nói.
Bannerman
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Methanol Một quốc gia tốt phải là một quốc gia đặt quyền lợi của người dân lên hàng đầu. Còn cái đất nước mà để dân đói rã mồm thì chỉ là thằng chí phèo đang làm càng thôi. Có một thực tế là công nghệ hiện nay không thần kì như bạn nói. Không phải muốn cái là làm được ngay. Những nước có công nghệ tiên tiến như Israel hiện nay còn gặp phải rất nhiều khó khăn khi lọc nước bẩn thành nước sạch kìa
dai1192
ĐẠI BÀNG
2 năm
🙁
image.jpg
@dai1192 Ông nói đúng. Tuy nhiên người da đỏ đã bị bọn diệt chủng da trắng tiêu diệt trên chính mảnh đất ng da đỏ. Buồn 😔
Trung Quốc thiếu nước chặn đầu nguồn sông Hồng sông Mekong thì Việt Nam chỉ có quỳ lạy thôi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019