Vào tháng 9 năm ngoái, các nhà khoa học đã ghi nhận một hiện tượng chấn động kéo dài suốt 9 ngày khiến Trái Đất rung lắc dữ dội. Mới đây, họ đã tìm ra nguyên nhân đằng sau sự kiện kỳ lạ này.
Cơn địa chấn này được ghi nhận thông qua các cảm biến động đất trên toàn cầu và tín hiệu thu được rất lạ. Thông thường, một tín hiệu ghi nhận rung lắc tạo ra từ động đất kéo dài không quá lâu, thường là vài phút đến 1 giờ đồng hồ. Ngoài ra, tín hiệu thu được thông thường sẽ là sự kết hợp của nhiều tần số khác nhau. Trong khi đó, tín hiệu các nhà khoa học thu được, đơn giản hơn, dài hơn và chỉ với 1 tần số duy nhất.
Sự kiện bắt đầu vào ngày 16 tháng 9 năm 2023, khi một vụ sạt lở đất lớn từ đỉnh ngọn núi cao 1.200m xảy ra ở vịnh hẹp Dickson, Greenland. Sự ấm lên toàn cầu đã khiến sông băng tan chảy, làm suy yếu vách đá và dẫn đến vụ sạt lở, kéo theo một cơn sóng thần cao 200 mét. Kết hợp với địa hình vịnh hẹp, sóng thần đã tạo ra một chuỗi sóng lan truyền khắp hành tinh, gây ra cơn địa chấn kéo dài mà các nhà khoa học đã ghi nhận.
Đây là vụ sạt lở đất và sóng thần lớn nhất từng được ghi nhận ở phía tây Greenland. Cơn sóng thần đã phá huỷ một địa điểm khảo cổ Inuit không có người ở gần đó, nơi có niên đại hơn 200 năm. Một trạm nghiên cứu tại đảo Ella, cách đó 70 km, cũng bị ảnh hưởng, nhưng may mắn không có người nào ở đó vào thời điểm xảy ra sự kiện.
Hình ảnh trước (bên trái) với đỉnh đá nằm ở giữa, và sau (bên phải) khi vụ sạt lở xảy ra
Để giải mã hiện tượng này, hơn 60 nhà khoa học từ 40 viện nghiên cứu đã hợp tác, kết hợp dữ liệu địa chấn toàn cầu, hình ảnh vệ tinh, và các phần mềm mô phỏng sóng thần. Họ phát hiện ra rằng khoảng 25 triệu mét khối đá và băng đã rơi xuống vịnh, di chuyển ít nhất 2,2 km hướng vuông góc với chiều dài của vịnh. Ngoài ra địa hình của vịnh cùng với khúc cua vuông góc cách nơi sạt lở cũng là yếu tố giữ lại và tập trung năng lượng của vụ sạt lở. Những điều này đã tạo ra một sự cộng hưởng mạnh mẽ, duy trì năng lượng sóng thần trong thời gian dài. Cơn sóng thần ban đầu cao 200 mét, nhưng chỉ còn khoảng 7 mét sau vài phút. Tuy nhiên, rung động mà nó tạo ra đã lan truyền khắp thế giới, ảnh hưởng đến các khu vực xa như Alaska, Canada, Na Uy, và Chile.
Việc mô phỏng sóng thần đóng vai trò then chốt trong việc giải mã sự kiện này. Dựa trên dữ liệu địa hình và sự hỗ trợ của các siêu máy tính, các nhà khoa học đã tạo ra một mô hình sóng thần có chu kỳ đúng 90 giây, khớp với các tín hiệu mà cảm biến ghi nhận được. Sự kiện sóng thần này đã thách thức các mô hình truyền thống và mở ra hướng đi mới trong việc nghiên cứu và phân tích sóng thần.
Một trong những kết luận quan trọng của nghiên cứu là biến đổi khí hậu đang có tác động nghiêm trọng trên toàn cầu. Việc sông băng tan chảy do trái đất nóng lên đã kích hoạt chuỗi sự kiện này. Bên cạnh đó, các hiện tượng như ngày dài hơn, sự thay đổi ở các cực, và lượng khí thải carbon tăng cao đang là những lời cảnh báo về những hậu quả khôn lường của biến đổi khí hậu.
Nguồn: The Guardian
Cơn địa chấn này được ghi nhận thông qua các cảm biến động đất trên toàn cầu và tín hiệu thu được rất lạ. Thông thường, một tín hiệu ghi nhận rung lắc tạo ra từ động đất kéo dài không quá lâu, thường là vài phút đến 1 giờ đồng hồ. Ngoài ra, tín hiệu thu được thông thường sẽ là sự kết hợp của nhiều tần số khác nhau. Trong khi đó, tín hiệu các nhà khoa học thu được, đơn giản hơn, dài hơn và chỉ với 1 tần số duy nhất.
Sự kiện bắt đầu vào ngày 16 tháng 9 năm 2023, khi một vụ sạt lở đất lớn từ đỉnh ngọn núi cao 1.200m xảy ra ở vịnh hẹp Dickson, Greenland. Sự ấm lên toàn cầu đã khiến sông băng tan chảy, làm suy yếu vách đá và dẫn đến vụ sạt lở, kéo theo một cơn sóng thần cao 200 mét. Kết hợp với địa hình vịnh hẹp, sóng thần đã tạo ra một chuỗi sóng lan truyền khắp hành tinh, gây ra cơn địa chấn kéo dài mà các nhà khoa học đã ghi nhận.
Đây là vụ sạt lở đất và sóng thần lớn nhất từng được ghi nhận ở phía tây Greenland. Cơn sóng thần đã phá huỷ một địa điểm khảo cổ Inuit không có người ở gần đó, nơi có niên đại hơn 200 năm. Một trạm nghiên cứu tại đảo Ella, cách đó 70 km, cũng bị ảnh hưởng, nhưng may mắn không có người nào ở đó vào thời điểm xảy ra sự kiện.
Hình ảnh trước (bên trái) với đỉnh đá nằm ở giữa, và sau (bên phải) khi vụ sạt lở xảy ra
Để giải mã hiện tượng này, hơn 60 nhà khoa học từ 40 viện nghiên cứu đã hợp tác, kết hợp dữ liệu địa chấn toàn cầu, hình ảnh vệ tinh, và các phần mềm mô phỏng sóng thần. Họ phát hiện ra rằng khoảng 25 triệu mét khối đá và băng đã rơi xuống vịnh, di chuyển ít nhất 2,2 km hướng vuông góc với chiều dài của vịnh. Ngoài ra địa hình của vịnh cùng với khúc cua vuông góc cách nơi sạt lở cũng là yếu tố giữ lại và tập trung năng lượng của vụ sạt lở. Những điều này đã tạo ra một sự cộng hưởng mạnh mẽ, duy trì năng lượng sóng thần trong thời gian dài. Cơn sóng thần ban đầu cao 200 mét, nhưng chỉ còn khoảng 7 mét sau vài phút. Tuy nhiên, rung động mà nó tạo ra đã lan truyền khắp thế giới, ảnh hưởng đến các khu vực xa như Alaska, Canada, Na Uy, và Chile.
Việc mô phỏng sóng thần đóng vai trò then chốt trong việc giải mã sự kiện này. Dựa trên dữ liệu địa hình và sự hỗ trợ của các siêu máy tính, các nhà khoa học đã tạo ra một mô hình sóng thần có chu kỳ đúng 90 giây, khớp với các tín hiệu mà cảm biến ghi nhận được. Sự kiện sóng thần này đã thách thức các mô hình truyền thống và mở ra hướng đi mới trong việc nghiên cứu và phân tích sóng thần.
Một trong những kết luận quan trọng của nghiên cứu là biến đổi khí hậu đang có tác động nghiêm trọng trên toàn cầu. Việc sông băng tan chảy do trái đất nóng lên đã kích hoạt chuỗi sự kiện này. Bên cạnh đó, các hiện tượng như ngày dài hơn, sự thay đổi ở các cực, và lượng khí thải carbon tăng cao đang là những lời cảnh báo về những hậu quả khôn lường của biến đổi khí hậu.
Nguồn: The Guardian