1. Đau thần kinh tọa ở phụ nữ mang thai là do đâu?
Hiện tượng đau thần kinh tọa ở phụ nữ mang thai do sự thay đổi của cơ thể người mẹ trong suốt thai kì, cụ thể:- Sự thay đổi về cấu trúc xương: suốt thai kì, cấu trúc xương khớp của phụ nữ mang thai thay đổi rõ rệt, xu hướng lỏng lẻo hơn, trọng tâm cơ thể hướng về phía trước, xương cột sống cong hơn, các cơ xương vùng chân và hông liên kết chặt hơn để giữ trong tâm, vòng 1 gia tăng, tử cung mở rộng khiến vùng liên sườn bị thu hẹp.
- Cân nặng: cơ thể người mẹ tăng trung bình 8 - 20kg trong suốt thai kì, điều này tạo ra áp lực không nhỏ lên xương chậu và cột sống thắt lưng, dẫn đến chèn ép rễ thần kinh cũng như các dây thần kinh tọa.
- Sự phát triển của thai nhi: trong thai kì, sự phát triển của thai nhi khiến tử cung người mẹ mở rộng và chèn ép lên các tổ chức lân cận, đặc biệt là vùng xương chậu. Đặc biệt, thai nhi 28 - 34 tuần bắt đầu xoay đầu, có thể xuất hiện chèn ép lên vị trí dây thần kinh tọa. Đây là nguyên nhân khiến nhiều sản phụ bị đau dây thần kinh tọa trong những tháng cuối thai kì.
- Sự thay đổi về nội tiết: nội tiết tố của phụ nữ mang thai thay đổi rõ rệt so với bình thường, hoocmon relaxin được sản sinh nhiều hơn với mục đích nới lỏng dây chằng, xương khớp quanh khu vực xương chậu. Chính điều này vô tình đã khiến các xương khớp hoặc các bộ phận khác chèn ép lên vị trí dây thần kinh tọa.
2. Cách điều trị đau thần kinh tọa cho phụ nữ mang thai
Đối với đau thần kinh tọa thông thường có thể sử dụng điều trị giảm triệu chứng bằng thuốc, tuy nhiên mẹ bầu thì không nên vì có thể ảnh hưởng xấu tới mẹ và bé. Thay vào đó, phụ nữ mang thai bị thoát vị đĩa đệm thường được chỉ định điều trị các liệu pháp vật lý trị liệu như xoa bóp bấm huyệt hay châm cứu để giảm triệu chứng đau nhức. Mẹ bầu có thể tham khảo một số gợi ý sau của các bác sĩ tại phòng khám Mỹ Việt:- Tắm nước ấm để cơ thể được thoải mái và thư giãn
- Châm cứu để mẹ bầu ngủ sâu và ngon hơn.
- Tập thể dục nhẹ, tập yoga hoặc đi bộ chậm cũng là lựa chọn phù hợp với mẹ bầu bị đau thần kinh tọa.