Nguyên nhân và cách xử lí nấm miệng ở bệnh nhân ung thư

ngocthuy92011
27/8/2020 1:31Phản hồi: 0
Nguyên nhân và cách xử lí nấm miệng ở bệnh nhân ung thư
Ước tính khoảng 30% bệnh nhân ung thư phải đối mặt với vấn đề nấm miệng. Trên những người bệnh bị ung thư vùng đầu và cổ, tỷ lệ này còn lên tới 70%. Nấm miệng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được xử lý đúng cách.

1. Tại sao bệnh nhân ung thư dễ bị nấm miệng
Ở điều kiện bình thường, nấm Candida vẫn ký sinh trong khoang miệng, chung sống hòa bình với hàng triệu vi sinh vật khác. Chúng không gây bệnh vì bị kìm hãm lẫn nhau và chịu tác động của hệ miễn dịch.
Khi bị ung thư, người bệnh thường phải điều trị bằng những phương pháp như hóa trị, xạ trị. Các thuốc dùng trong hóa trị có nhược điểm chung là gây suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Cơ thể không còn khả năng tự bảo vệ khỏi những tác nhân gây bệnh thông thường như nấm.
nam_mieng_o_nguoi_lon3.jpg

2. Dấu hiệu nhận biết nấm miệng ở bệnh nhân ung thư
Khi mới xuất hiện, nấm miệng có thể chưa biểu hiện triệu chứng cụ thể. Sau khi đã phát triển đến mức độ lớn hơn, người bệnh mới nhận ra nấm nhờ các dấu hiệu:

  • Xuất hiện các mảng màu trắng hoặc vàng nhạt giống phô mai ở lưỡi, má, amidan, lợi hoặc môi.
  • Chảy máu khi bị cào xước hoặc chà sát nhẹ, đặc biệt khi ăn những thức ăn quá cứng.
  • Đau nhức hoặc nóng rát khoang miệng.
  • Cảm giác như ngậm bông trong miệng.
  • Khô da, nứt nẻ khóe miệng.
  • Mất vị giác, ăn không ngon, vị giác bị thay đổi, không còn cảm nhận được mùi vị đích thực.
nam-mieng-benh-nhan-ung-thu-3.jpg
Nấm miệng có thể khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn

3. Biện pháp xử lí nám miệng cho người ung thư
3.1. Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn

Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn là giải pháp đơn giản nhất để xử lý nấm miệng. Do bệnh nhân ung thư thường có loét miệng nên cần chọn sản phẩm không cồn, pH trung tính để tránh gây xót. Dung dịch này cũng cần đảm bảo không độc trên vết loét hở, tránh làm loét lâu khỏi hơn.

3.2. Dùng thuốc kháng nấm
Do hệ miễn dịch suy yếu nên nấm miệng ở người bệnh ung thư có thể nặng hơn những đối tượng khác.
Nếu sau 3-4 ngày súc miệng mà tình trạng nấm không cải thiện nhiều, người bệnh nên gặp bác sĩ để được tư vấn kê thuốc kháng nấm phù hợp. Trong và sau thời gian sử dụng thuốc kháng nấm, vẫn phải súc miệng hàng ngày bằng dung dịch kháng khuẩn.
thuoc.jpg
Bạn cần đến gặp bác sĩ để được kê thuốc kháng nấm nếu bệnh lâu ngày không khỏi

3.3. Các biện pháp hỗ trợ
  • Bổ sung lợi khuẩn
Khi hệ vi sinh trong cơ thể được cân bằng, những lợi khuẩn sẽ ức chế sự phát triển của nấm. Nhờ đó, nấm không còn khả năng “bành trướng” và gây bệnh trên diện rộng.
Để bổ sung lợi khuẩn, người bệnh nên ăn những thực phẩm lên men tự nhiên như: Sữa chua, dưa muối, phô mai…

Quảng cáo


gerd2.jpg
Phô mai là nguồn bổ sung lợi khuẩn dồi dào
  • Tăng cường dinh dưỡng, xây dựng lối sống lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ là nền tảng để xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nhờ đó, người bệnh có sức chống chọi mạnh mẽ hơn với những tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng, người bệnh nên xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh. Bỏ hoàn toàn những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, ngủ muộn…. Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… giúp tăng cường sức đề kháng.

Nguồn tham khảo: dizigone.vn
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019