Đấy là tuyên bố của Chen Wenling, nhà kinh tế học đang làm việc tại Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế Trung Quốc, đơn vị nghiên cứu thuộc quyền quản lý của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cơ quan quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ Trung Quốc.
Phát biểu tại Học viện tài chính Chongyang, đại học Nhân dân Trung Quốc, bà này nói: “Nếu Mỹ và phương Tây áp dụng những biện pháp cấm vận mang tính hủy diệt đối với Trung Quốc, giống như những gì đang diễn ra Với Nga, chúng ta phải chiếm Đài Loan. Đặc biệt là trong quá trình tái xây dựng chuỗi cung ứng và công nghiệp, chúng ta buộc phải tịch thu TSMC. Họ đang tăng tốc quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất chip từ Đài Loan sang Mỹ, để xây dựng 6 nhà máy trên đất Mỹ. Chúng ta không được phép để họ thành công trong chuyện này."
Tuyên bố có phần “diều hâu” từ một chuyên gia kinh tế học có lẽ phần nào mô tả giá trị của TSMC nói riêng và ngành sản xuất chip bán dẫn Đài Loan nói chung trong mắt các quan chức tại Bắc Kinh. TSMC giờ vẫn đang là hãng gia công chip bán dẫn lớn nhất thế giới, sản phẩm của họ chiếm khoảng 50% tổng thị phần chip bán dẫn toàn cầu. Đối tác của TSMC đều là những cái tên nổi tiếng nhất ngành công nghệ: Apple, Nvidia, Qualcomm, AMD, Marvell, MediaTek…
“Quá trình chuyển giao” của TSMC, với kế hoạch xây dựng 6 nhà máy chip bán dẫn trên đất Mỹ hiện tại mới chỉ hoàn thành được có 1, và họ mới chỉ mua đất để lên kế hoạch xây dựng tiếp các nhà máy mới. Cùng lúc, chính quyền tổng thống Biden cũng đã công bố kế hoạch đầu tư 52 tỷ USD để tăng tốc nghiên cứu, phát triển và sản xuất chip nội địa, giành lại thế thượng phong trong ngành bán dẫn, thứ Mỹ đã để tuột khỏi tay trong thập niên 2010.
Tương tự, phía Bắc Kinh cũng đang cố gắng hết sức để tự chủ công nghệ sau thời tổng thống Trump, khi những cái tên mạnh nhất ngành công nghệ Trung Quốc lần lượt bị cho vào danh sách đen, cấm các công ty phương Tây hợp tác làm việc, từ Huawei cho đến SMIC. Và để tự chủ công nghệ, thì quan trọng nhất là tự chủ nguồn chip bán dẫn, xương sống của mọi ngành công nghệ hiện tại.
Theo Bloomberg
Phát biểu tại Học viện tài chính Chongyang, đại học Nhân dân Trung Quốc, bà này nói: “Nếu Mỹ và phương Tây áp dụng những biện pháp cấm vận mang tính hủy diệt đối với Trung Quốc, giống như những gì đang diễn ra Với Nga, chúng ta phải chiếm Đài Loan. Đặc biệt là trong quá trình tái xây dựng chuỗi cung ứng và công nghiệp, chúng ta buộc phải tịch thu TSMC. Họ đang tăng tốc quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất chip từ Đài Loan sang Mỹ, để xây dựng 6 nhà máy trên đất Mỹ. Chúng ta không được phép để họ thành công trong chuyện này."
Tuyên bố có phần “diều hâu” từ một chuyên gia kinh tế học có lẽ phần nào mô tả giá trị của TSMC nói riêng và ngành sản xuất chip bán dẫn Đài Loan nói chung trong mắt các quan chức tại Bắc Kinh. TSMC giờ vẫn đang là hãng gia công chip bán dẫn lớn nhất thế giới, sản phẩm của họ chiếm khoảng 50% tổng thị phần chip bán dẫn toàn cầu. Đối tác của TSMC đều là những cái tên nổi tiếng nhất ngành công nghệ: Apple, Nvidia, Qualcomm, AMD, Marvell, MediaTek…
“Quá trình chuyển giao” của TSMC, với kế hoạch xây dựng 6 nhà máy chip bán dẫn trên đất Mỹ hiện tại mới chỉ hoàn thành được có 1, và họ mới chỉ mua đất để lên kế hoạch xây dựng tiếp các nhà máy mới. Cùng lúc, chính quyền tổng thống Biden cũng đã công bố kế hoạch đầu tư 52 tỷ USD để tăng tốc nghiên cứu, phát triển và sản xuất chip nội địa, giành lại thế thượng phong trong ngành bán dẫn, thứ Mỹ đã để tuột khỏi tay trong thập niên 2010.
Tương tự, phía Bắc Kinh cũng đang cố gắng hết sức để tự chủ công nghệ sau thời tổng thống Trump, khi những cái tên mạnh nhất ngành công nghệ Trung Quốc lần lượt bị cho vào danh sách đen, cấm các công ty phương Tây hợp tác làm việc, từ Huawei cho đến SMIC. Và để tự chủ công nghệ, thì quan trọng nhất là tự chủ nguồn chip bán dẫn, xương sống của mọi ngành công nghệ hiện tại.
Theo Bloomberg