Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Nhà nghiên cứu ĐH Stanford: Khẩu trang N95 có thể dùng lại sau khi “bỏ lò” 30 phút ở 70 độ C

P.W
25/3/2020 1:8Phản hồi: 48
Nhà nghiên cứu ĐH Stanford: Khẩu trang N95 có thể dùng lại sau khi “bỏ lò” 30 phút ở 70 độ C
Hai nhà nghiên cứu Amy Price và Larry Chu thuộc Phòng thí nghiệm AIM, thuộc đại học Stanford vừa rồi đã công bố kết quả nghiên cứu mới, liên quan tới những chiếc khẩu trang y tế và tình trạng khan hiếm thiết bị bảo hộ cho các y bác sỹ và nhân viên y tế phục vụ công tác phòng chống COVID-19 (tính riêng tại nước Mỹ) đang phải trải qua. Cụ thể hơn, hai chuyên gia đại học Stanford cho rằng, những chiếc khẩu trang y tế chuẩn NIOSH N95 có thể tái sử dụng sau khi khử khuẩn bằng một trong hai cách: Bỏ vào lò nướng loại thường dùng trong nhà bếp ở nhiệt độ 70 độ C trong vòng 30 phút, hoặc hơ trên hơi nước sôi 100 độ C trong vòng 10 phút. Hai cách này không khiến cho khả năng ngăn chặn những giọt lơ lửng trong không khí của khẩu trang, cũng như khả năng hô hấp của người đeo bị ảnh hưởng.

Những cách khử khuẩn khác, theo hai chuyên gia thực hiện nghiên cứu, cho thấy có thể gây ảnh hưởng tới khả năng bảo vệ người đeo của khẩu trang. Lấy ví dụ hai cách khử trùng bằng cồn 75%, ngâm rồi phơi khô, hoặc dùng dung dịch sát khuẩn nền chlorine đều khiến cho sợi microfiber trên bề mặt khẩu trang bị thay đổi, từ đó khiến hiệu suất lọc không khí của khẩu trang giảm. Cụ thể, hiệu suất lọc của khẩu trang N95 trước khi được xử lý là 96,76%. Sau khi ngâm với cồn 75% và phơi, hiệu suất chỉ còn 56,33%, còn với dung dịch sát khuẩn nền clo là 73,11%. Thêm nữa, dung dịch sát khuẩn gốc clo cũng tạo ra khí độc gây ảnh hưởng tới sức khỏe người đeo.

Tinhte_N95.jpg

Ở trang 5 của báo cáo nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra nồi hấp tiệt trùng dùng trong y tế, hay còn gọi là autoclave, ở nhiệt độ 160 độ C khiến kết cấu sợi giấy của khẩu trang N95 xuống cấp nghiêm trọng. Tương tự như vậy với việc dùng xà phòng và nước để giặt rồi phơi khô, hoặc sử dụng cồn isopropyl 70%. Theo một nghiên cứu khác của Lindsley và cộng sự vào năm 2015, tia UV khử khuẩn cũng khiến độ bền vật liệu của khẩu trang N95 bị ảnh hưởng. Tuy nhiên theo con số đo đạc của 4C Air Inc. có trong báo cáo nghiên cứu, chiếu tia UV 30 phút lên bề mặt khẩu trang để khử trùng chỉ khiến hiệu suất lọc của khẩu trang giảm từ 96,75% xuống còn 95,5%.

Nếu không có lò nướng, các chuyên gia khuyến cáo KHÔNG NÊN DÙNG lò vi sóng để thay thế, vì sóng SHF của lò vi sóng có thể khiến sợi giấy bị chảy, hỏng cả chiếc khẩu trang.

Cũng cần để ý một dòng ở trang 8 của báo cáo nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này chưa được thẩm định khách quan, và mới chỉ là thông tin chủ quan được phía AIM Lab của đại học Stanford đưa ra mà thôi.

Bộ Y Tế cũng có hướng dẫn khử khuẩn khẩu trang


Ngày 24/3 vừa rồi, Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) đã giới thiệu giải pháp khử khuẩn khẩu trang vừa đơn giản, vừa tiết kiệm, có thể áp dụng trong gia đình, các cơ quan, đơn vị, giúp người dân tự bảo vệ mình trước đại dịch Covid-19. Cụ thể hơn thì:

Tinhte_Khautrang.jpg

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, theo PGS Hải, "Đây là một giải pháp trong mùa dịch. Mỗi lần chỉ tiệt trùng một cái, của riêng mình để tái sử dụng. Mọi người lưu ý làm theo hướng dẫn và phải đúng khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải. Những loại khẩu trang không đạt chuẩn, kém chất lượng thì không áp dụng cách này, nếu không có thể làm cháy khẩu trang."


48 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ủa vậy em nên tin Bộ Y tế mình hay tin Nhà nghiên cứu ĐH Stanford trời 😔((((((

https://thanhnien.vn/doi-song/chuyen-gia-y-te-huong-dan-khu-khuan-khau-trang-bang-lo-vi-song-1200473.html
@MinhTriND 2 loại khẩu trang khác nhau mà bác. Khẩu trang N95 có cấu trúc khác, còn khẩu trang y tế đơn giản là các lớp vải, kháng khuẩn.
nht1989vn
ĐẠI BÀNG
4 năm
@MinhTriND Đọc kỹ bải Tinh tế bạn nhé
ncn_nguyen
TÍCH CỰC
4 năm
@mrlenguyen111 Chuẩn rồi bác, một bên hướng dẫn cho n95, một bên cho khẩu trang y tế
@MinhTriND Thả con kiến vào lò vs xem nó chết hay sống?
Nếu ko có vật làm nó bị nóng (vd nó ko chạm đĩa) quay 3ph sống nhăn nhở luôn.
Vật bé như con kiến ko nhận nhiệt trong lò nhé!
tokylo
TÍCH CỰC
4 năm
cần tăng cường tái chế khẩu trang để bảo vệ môi trường
TrHH
TÍCH CỰC
4 năm
Tốt nhất phi vào nồi nước sôi 100 độ, sạch tinh tươm
@TrHH Dùng hơi nước thôi bạn. Tui nghĩ nhà ai cũng có cái xửng hấp bánh bao. Bỏ vô đó hấp là ok
71149A72-28E7-4F92-978B-48359B31918D.jpeg
vnv88
TÍCH CỰC
4 năm
"Hai cách này không khiến cho khả năng ngăn chặn những giọt lơ lửng trong không khí của khẩu trang, cũng như khả năng hô hấp của người đeo bị ảnh hưởng."
Đoạn này hình như viết thiếu. Phải đọc cả đoạn sau mới hiểu là làm như thế thì không ảnh hưởng.
nobleded
ĐẠI BÀNG
4 năm
@vnv88 đúng thế, đọc như gg dịch.
đáng lẽ nên là:
"theo nghiên cứu thì hai cách trên không làm giảm khả năng ngăn chặn những hạt lơ lửng trong không khí của khẩu trang, ..."
kothich
ĐẠI BÀNG
4 năm
Bỏ vào máy rửa chén là xong 😆
@kothich Bỏ vào miệng nhai luôn cho con virus cho chết 😃
DNh11052013
ĐẠI BÀNG
4 năm
Vậy ngâm cồn rồi luộc sôi khẩu trang có diệt đc con quái thai cúm Tàu ko?
nhatkhang
ĐẠI BÀNG
4 năm
@DNh11052013 Diệt con virus này không khó, cái khó là diệt xong vẫn phải đảm bảo khẩu trang không bị giảm khả năng ngăn chặn virus, đấy chính là 2 cách mà ĐH Stanford đề cập trong bài viết.
Thực ra đến giờ tranh cãi tác dụng của khẩu trang vẫn còn tiếp tục. Lấy ví dụ mấy cái khẩu trang có ống thở, thở ra nó lòi ra hết mà. Hoặc khẩu trang vải, nếu giặt đi thì cái lớp kháng khuẩn cũng đi tong.

Tác dụng của khẩu trang là ngăn chặn hạt nước của người đeo khẩu trang (nếu giả sử họ có mầm bệnh) so với người khác. Cứ cho là khả năng còn 50% đi thì A đeo 50% lại qua B cũng có đeo khẩu trang sẽ vẫn an toàn dù không tuyệt đối. Khẩu trang dù góp phần hạn chế lây nhiễm nhưng là biện pháp bé thôi, thực tế bác sĩ bảo hộ đầy đủ kia vẫn có khả năng lây chéo

Tóm lại theo mình mấy con số % kiểu kia không quan trọng lắm, mình vẫn xài N95 vài ngày và xịt bằng dung dịch kháng khuẩn rồi phơi khô. Mọi người không nên ỷ lại khẩu trang mà quên những biện pháp hiệu quả hơn bao gồm không tụ tập đông người, giữ khoảng cách với người khác, rửa tay thường xuyên, hạn chế chạm vào các đồ vật có khả năng lưu virus.

Nên nhớ mọi người hoàn toàn có thể hít vào virus nhưng nồng độ phải đủ lớn (lớn bao nhiêu tùy hệ miễn dịch mỗi người) mới nhiễm bệnh được. Không phải đeo khẩu trang, cười nói với ông bị bệnh trước mặt là nhiễm đâu
@Hunglong96 vậy thì lại ngã sang vấn đề khác: Làm sao người ta biết bệnh mà đeo khẩu trang hay không ?

Ông vẫn không thông ý tôi thì phải. (Giả sử thông tin là đúng) khẩu trang công bố chỉ 10% kháng khuẩn. Tức 10 lần con vi khuẩn bay vào mặt ông, thì chỉ có 1 con lọt được vào. Vậy ông kết luận khẩu trang vô tác dụng à ?. 1 con xâm nhiễm khác hoàn toàn 10 con xâm nhiễm, ông vẫn không phục ?.

Bác sĩ đeo khẩu trang N95 ( cho là 99.99%), từ sáng đến tối tiếp xúc với bệnh nhân ( 24/7), thì ít nhất cũng có 1/10000 cơ hội để MỘT CON virus xâm nhiễm rồi. Vậy ông cũng nói khẩu trang vô dụng ?.

Nói tóm gọn lại là: đeo khẩu trang, ngoài tác dụng hạn chế lây, còn tăng thời gian phơi nhiễm để bị nhiễm. Tùy chất lượng khẩu trang mà thời gian dài hay ngắn. Tùy vào môi trường công việc mà ông dùng vải/3 lớp/3M. Đơn giản là: 0% và 1% là 2 con số hoàn toàn khác biệt.

Bọn tây cũng nghĩ như ông và giờ sml đấy. Giờ thì ra đường đeo đầy.
@dktran01 Chả ai hiểu ý ai. Tớ tóm gọn ý tớ thế này:
+Khẩu trang giảm khả năng lây nhiễm là có nhưng tỷ lệ rất nhỏ.
+Bác sỹ đeo khẩu trang giảm lây nhiễm là đúng nhưng với điều kiện họ cần thay thế thường xuyên
+Việc giảm tỷ lệ % sau khi xài sát khuẩn là có, tuy nhiên rủi ro của việc dùng lại nó với người bình thường không nhiễm bệnh trong những nơi có tỷ lệ nhiễm bệnh nhỏ như Việt Nam là KHÔNG ĐÁNG KỂ
+Về cơ bản việc thay mỗi ngày một chiếc khẩu trang khi mọi người đều ra đường là bất khả thi, dân hà nội 8tr người ngày 1/10 ra đường cũng mất 800k chiếc. 20 đơn vị may Việt Nam mới chỉ có công suất 1.1tr khẩu trang/ngày thôi
+Tụi tây nó nghĩ thế thực ra chả sai, cái tụi nó sai là không chịu cách ly triệt để từ khi số người nhiễm rất ít để đến lúc thành cấp số nhân. Chứ nếu quanh ông đã nhiều người nhiễm dù đeo khẩu trang cũng vẫn lây nhiễm vậy, bộ ông không tháo khẩu trang ra để ăn, để uống, tay không bao giờ chạm lên mặt?
+Cuối cùng tóm gọn lại, đừng để khẩu trang làm bạn thấy an toàn giả tạo mà quên rửa tay, giữ khoảng cách, và ở nhà nếu không thật sự cần thiết ra ngoài
huyhoangjo
TÍCH CỰC
4 năm
@Hunglong96 Mình nghĩ đơn giản đi, giờ hiện tại đeo khẩu trang là để phòng dịch đúng không,có nghĩa chỉ đảm bảo an toàn khi có người bị nhiêm lây qua không khí đi thì có khẩu trang nó giảm thiểu hoặc ngăn chặn virus phát tán vào qua đương thở nếu hàm lượng virus it.Vậy có nghĩa nó có tác dụng không phải 100% ít cũng 40% đi hay thậm chí 20% đi thì vẫn an toàn hơn là không đeo rồi, nhất là đi xe công cộng hay ở sát nhau thì nó giảm thiểu lây lan còn gì, chưa kể nếu chính bạn bị bênh hắt xì thì nó sẽ giữ lại trong khẩu trang hạn chế phát tán rồi.
@huyhoangjo Khẩu trang có tác dụng, nhưng nếu bạn không giữ khoảng cách, tiếp xúc nhiều đồ vật, ít rửa tay cũng vậy à. Còn phương tiện công cộng giờ như hà nội cấm rồi. Mình không nói không cần đeo, mình nói đeo nhưng có thể sử dụng lại dù % giảm xuống khi dùng cồn xịt. Vì thực tế năng lực sản xuất không đủ để tất cả mọi người mỗi lần thay 1 cái đc
NewAngle
ĐẠI BÀNG
4 năm
Dùng lại ko thành vấn đề. Vấn đề là dùng lâu thì lớp giấy nó nổi mấy sợi nho nhỏ rất ngứa mũi
spy179
TÍCH CỰC
2 năm
@NewAngle mỗi ngày đeo vài tiếng thì dùng được 4-5 ngày ko thấy ngứa mũi, còn ngày đeo 12 tiếng thì hôm sau vứt luôn có cố lắm cũng nửa buổi của ngày thứ 2 là ngứa lắm rồi bác
Chưa thẩm định khách quan nhé, mọi người cần cẩn trọng
Freenday
TÍCH CỰC
4 năm
@samsung focus như thế nào là khách quan thưa bạn, họ đã làm nghiên cứu, có các giá trị tương ứng với từng bước của thí nghiệm. Vậy cho hỏi làm thế nào mới khách quan được ạ. Như mấy bác trên đây hôm trước rên nhiễm virus Wuhan chữa khỏi xong 1 tháng bị lại báo chí rêu rao cứ bảo là có thể bị lại là khách quan hả bạn 😆
người ta nghiên cứu đưa ra các giá trị để cho các bạn chửi thôi hả, giỏi thì thí nghiệm rồi kết luận xem 😃 khách với chả quan, toàn học hành được 2 chữ lên comment như đúng rồi :v
@Freenday Như vậy đủ khách quan chưa bạn? Hay bạn đọc chư hết lại nhảy vô comment như đúng rồi. Chắc bạn đang nói chính bản thân.
image.jpg
Fsr.sky7
ĐẠI BÀNG
4 năm
N95 chính chuẩn chứ sài N95 giả tràn lan hiện nay là hỏng nha
Vái này chưa thẩm định và công bố cụ thể đúng không nhở.
Khẩu trang thì cũng là khẩu trang, dùng đi dùng lại cũng nguy hiểm cho chính người dùng vì vi khuẩn bám trên khẩu trang. À mà mang cái này đi làm lại chắc cũng thai đổi về cấu hình ấy nhỉ.
Đúng rồi, mình nghĩ mãi mấy hôm nay vụ này
nht1989vn
ĐẠI BÀNG
4 năm
Tôi phải đăng nhập để bình luận
Trong nghiên cứu của ĐH Stanford là khẩu trang N95 (3M)
Của của BYT VN thì chỉ là khẩu trang yte thôi.
Đun sôi, cho vào nồi hấp, phun cồn, chiếu xạ bằng tia cực tím, rồi mới đây nhất một số chuyên gia hướng dẫn phun ít nước lên bề mặt khẩu trang rồi cho vào lò vi sóng quay 1 phút...; khẩu trang không thể được tái chế theo những cách này!

Thoạt nhìn, những phương pháp này hoàn toàn phù hợp với điểm yếu của virus corona rất nhạy cảm với nhiệt độ, tia cực tím, cồn; và nó sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn bởi những tác nhân ấy.

Khẩu trang N95 hay khẩu trang y tế, để đạt được tiêu chuẩn "chống virus", nhà sản xuất phải thiết kế "lớp lọc" để hấp phụ và chặn các hạt siêu mịn (aerosol), vì thế mà lớp lọc này phải được chế tạo bằng các sợi siêu mịn từ vật liệu polypropylen.

Về cấu trúc, vật liệu polypropylen có dạng sợi vi mỏng, mỏng hơn mười lần so với tóc, vào khoảng 2µm. Những sợi này không chịu được nhiệt độ cao. Ở điều kiện hơn 80°C, các sợi polypropylen sẽ co lại và biến dạng, tạo ra những lỗ hổng và giảm hoặc mất khả năng ngăn chặn các hạt siêu mịn.
Theo yêu cầu kĩ thuật, phải đảm bảo thông gió thoải mái trong khi vẫn cản được các hạt siêu mịn chứa virus, vì thế mà khả năng chống hút của khẩu trang y tế với áp lực không thể vượt quá 343 Pascals. Để tăng hiệu quả hấp phụ hạt siêu mịn chứa virus, vật liệu lọc cần phải "xử lý điện" để tạo nên một lượng điện tích nhỏ.

Như vậy, dù cho khẩu trang vào nồi nước đun sôi, cho vào nồi hấp ở nhiệt độ cao, về nguyên tắc virus SARS-CoV-2 sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, nhưng lớp màng lọc khẩu trang bị biến tính về cấu trúc sợi polypropylen và mất khả năng tích điện, vì thế mà khẩu trang giảm hoặc thậm chí mất khả năng ngăn chặn virus xâm nhập.

Một số nhà nghiên cứu hi vọng sử dụng lò vi sóng để tiêu diệt virus, bằng cách phun một ít nước lên khẩu trang rồi cho vào lò vi sóng quay khoảng 1 phút, nhưng kỹ thuật này thực sự không có hiệu quả. Lí do, các giọt nước hấp thụ năng lượng từ sóng viba làm tăng nhiệt độ lên rất cao sẽ gây biến tính sợi polypropylen, nhưng virus kích thước siêu nhỏ cỡ nanomet có thể không nằm trong giọt nước nên không nhận đủ năng lượng từ vi sóng để bị ảnh hưởng, nghĩa là virus ít bị phá hủy
Virus corona sẽ bị tiêu diệt ở cồn 75%.

Nhưng, mặt ngoài của khẩu trang N95 và khẩu trang y tế có một lớp "chống thấm nước". Lớp này làm cho nước, máu, mủ, các loại dịch, nước bọt, giọt bắn… rất khó xâm nhập. Cồn 75% có sức căng bề mặt khác xa so với nước, nên khi tẩm cồn vào khẩu trang để khử trùng, thì lớp "chống thấm nước" bị phá hủy, chứng năng ngăn chặn sẽ không còn.

- Virus corona rất nhạy cảm với tia cực tím.

Nhưng vật liệu Polypropylen là chất nhiệt dẻo, sợi siêu mỏng có khả năng chống lão hóa kém và rất nhạy cảm với các tia cực tím. Sau khi được chiếu xạ bằng tia cực tím, cấu trúc sợi sẽ bị phá hủy hoặc suy thoái oxy hóa một cách nhanh chóng, điều này sẽ làm giảm đáng kể hiệu suất lọc.

Nghiên cứu của nhà sản xuất cho thấy, khẩu trang N95 và khẩu trang y tế luộc trong nước, hấp, sấy, khủng trùng bằng cồn, chiếu tia cực tím, hay cho vào lò vi sóng quay; thì khả năng ngăn chặn virus từ 95% giảm xuống còn 60% tương đương với khẩu trang vải mà thôi.(mới đây đã chia sẻ ý kiến của BS. Trần Văn Phúc (BV Xanh Pôn, Hà Nội) về vấn đề này.)
yoyo93
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nên mua thêm 1 cái lò nướng để ở nhà
lzm
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nếu theo nghiên cứu của ĐH Stanford thì hơ xong có thể virus sẽ chết, nhưng mình e là mấy miếng nhựa lọc ở ngoài sẽ bị chảy ra mất, vì rõ ràng hơi nước cũng có thể làm nhựa bị méo mó biến dạng mà
Nhân viên y tế tiếp xúc và điều chỉnh máy cho bệnh nhân thì phải thay hết, k có tái chế gì dc hết. Ngoại trừ làm bộ đồ kín từ đầu tới chân, khí thở lấy dưới chân lên, may ra mới khó dính

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019