Sau vụ tai nạn 5 năm trước, Nhà Thờ Đức Bà Paris đã ngân lên tiếng chuông đầu tiên, mở cửa lại đón du khách, cùng với thánh lễ đầu tiên với sự tham gia của rất nhiều quan khách, người nổi tiếng và chính trị gia trên toàn thế giới.
Tai nạn vào tháng 4, 2019 làm hư hỏng Nhà Thờ Đức Bà Paris
Buổi lễ bắt đầu khi Tổng Giám mục Paris Laurent Ulrich gõ mạnh vào cánh cửa nhà thờ bằng cây gậy mục tử của mình. Tiếng đàn từ chiếc đại phong cầm của nhà thờ—đặt dưới một trong những cửa sổ hoa hồng kính màu—vang lên những hợp âm đầu tiên sau tai nạn đau thương cách đây 5 năm. Đây cũng chính là thời điểm đánh dấu sự trở lại của nhà thờ với các hoạt động tôn giáo. Sự kiện này có sự tham gia của nhiều nhân vật cấp cao như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và hàng trăm nhân vật quan trọng, bao gồm Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump, Đệ nhất phu nhân Jill Biden, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và Hoàng tử William của Vương quốc Anh.
Trước đó, rất nhiều người đã tụ tập tại các quán cafe tại Paris để đợi thời điểm nhà thờ mở cửa lại
Tai nạn vào tháng 4, 2019 làm hư hỏng Nhà Thờ Đức Bà Paris
Buổi lễ bắt đầu khi Tổng Giám mục Paris Laurent Ulrich gõ mạnh vào cánh cửa nhà thờ bằng cây gậy mục tử của mình. Tiếng đàn từ chiếc đại phong cầm của nhà thờ—đặt dưới một trong những cửa sổ hoa hồng kính màu—vang lên những hợp âm đầu tiên sau tai nạn đau thương cách đây 5 năm. Đây cũng chính là thời điểm đánh dấu sự trở lại của nhà thờ với các hoạt động tôn giáo. Sự kiện này có sự tham gia của nhiều nhân vật cấp cao như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và hàng trăm nhân vật quan trọng, bao gồm Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump, Đệ nhất phu nhân Jill Biden, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và Hoàng tử William của Vương quốc Anh.
Trước đó, rất nhiều người đã tụ tập tại các quán cafe tại Paris để đợi thời điểm nhà thờ mở cửa lại
Nhà thờ Đức Bà trước khi mở cửa trở lại
Mọi người xếp hàng trước khi vào thánh lễ
Macron và vợ đứng trong lúc Giám Mục Paris tiến về toà thánh đường
Những người lính cứu hoả, cứu hộ và thợ xây dựng tiến vào thánh đường. Đây là một lời ghi nhận cho công sức và nỗ lực của họ trong việc tái thiết Nhà thờ Đức Bà
Tổng thống Pháp Macron (phải), Tổng thống đắc cử Donald Trump (giữa) vợ ông Macron (trái)
Quảng cáo
Người dân tham dự thánh lễ bên ngoài nhà thờ
Tổng thống Pháp Macron phát biểu ngày 29/11 tại Nhà thờ Đức Bà
Sự hồi sinh của Nhà thờ Đức Bà đối với nhiều người không khác gì một phép màu, nhất là trong hoàn cảnh thế giới đang đầy rẫy những khó khăn, bạo lực với bóng tối bao trùm. Đây là dấu hiệu khả năng hợp tác để đạt được mục tiêu chung vẫn còn tồn tại, đối lập với một thời thời kỳ đen tối, hỗn loạn khi chiến tranh đang xảy ra ở Ukraine và Trung Đông. Ngoài ra, đây cũng là một thời điểm khó khăn với nước Pháp khi nền kinh tế trì trệ, tài chính công đang rơi vào tình trạng hỗn loạn. Tuần trước, lần đầu tiên kể từ năm 1962, chính phủ Pháp đã thất bại trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc Hội.
Cả nhà thờ cùng hoà âm theo thánh ca trong buổi lễ
Quảng cáo
Đối với tổng thống Pháp Macron, việc xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà đúng thời hạn là lời khẳng định cho tầm nhìn của ông về nước Pháp như một quốc gia có khả năng đoàn kết để vượt qua khó khăn. Điều này được thể hiện qua việc tỉ phú các ngành hàng xa xỉ đã đóng góp số tiền rất lớn để sửa chữa nhà thờ. Đồng thời, sự kiện này cũng cho thấy Pháp vẫn là nơi mà các nghệ nhân tài ba vẫn hoạt động để mang lại những giá trị lớn cho xã hội.
Một phần tác phẩm điêu khắc bên ngoài nhà thờ
Nhà tạm được thiết kế bởi Guillaume Bardet trong lần tái sinh này
Biểu tượng thánh giá trang trí bên trong nhà thờ
Cửa sổ Western Rose sau khi tái thiết (trái) và trước đó (phải)
Gian giữa nhà thờ trước (ảnh trên) và sau (ảnh dưới)
Nhà tạm trước (ảnh trên) và sau (ảnh dưới) được thiết kế lại bởi Guillaume Bardet
Khu vực ghế hợp xướng trước (ảnh trên) và sau khi tái thiết (ảnh dưới)
Gian giữa trước (ảnh trái) và sau khi tái thiết (ảnh phải)
Hộp đựng Vương miệng Gai - một thánh tích thiêng liêng của Kito Giáo. Hộp đựng mới do nghệ sĩ người Pháp Sylvain Dubuisson thiết kế
Tuy nhiên, phe đối lập lại nhìn nhận sự trở lại của Nhà thờ Đức Bà theo cách khác. Đối với họ, việc phục hồi nhà thờ chỉ là một bức màn che giấu những dấu hiệu suy thoái và chia rẽ sâu sắc hơn trong xã hội Pháp, đặc biệt là khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo. Nhiều người dân Pháp thấy Nhà thờ Đức Bà trỗi dậy từ tro tàn trong khi chất lượng các dịch vụ công cộng từ bệnh viện đến trường học đang suy giảm.
Nguồn: NPR