Chính quyền tổng thống Donald Trump thời gian qua không hề ngần ngại bày tỏ tham vọng và nỗ lực giảm sự phụ thuộc của ngành công nghệ Mỹ đối với chuỗi cung ứng công nghệ châu Á, mà đặc biệt là Trung Quốc. Theo nguồn tin mới đây của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang có những cuộc đối thoại với TSMC và Intel để mở nhà máy sản xuất chip xử lý tại Mỹ. Hiện giờ thì mặc dù Intel cũng đã có vài nhà máy chuyên sản xuất chip silicon ở Mỹ, nhưng tham vọng của chính quyền nước này là kích thích Intel mở những nhà máy sản xuất chip xử lý phục vụ cho những nhu cầu khác, không chỉ dừng lại ở việc fab silicon cho CPU xử lý trong desktop và máy chủ.
Còn về phần TSMC, ngay ở thời điểm hiện tại họ cũng đang là đối tác của rất nhiều hãng sản xuất chip xử lý ở Mỹ rồi. Mục tiêu của tham vọng được Nhà Trắng đưa ra cũng đơn giản: Giảm tối đa tác động tiêu cực từ việc phụ thuộc quá mức vào những nhà sản xuất đặt nhà máy gia công và fab chip xử lý ở châu Á, mà TSMC là một trong những cái tên mà phía Mỹ phụ thuộc nhiều nhất. Lấy ví dụ như thế này, phía Mỹ lo ngại rằng thiên tai hoặc những căng thẳng chính trị ở khu vực Đông Á sẽ khiến năng lực sản xuất của các nhà máy TSMC ở Đài Loan bị ảnh hưởng. Chưa kể, chip xử lý thiết kế và sản xuất ở Mỹ sẽ giúp tăng khả năng bảo mật cho những dự án quốc phòng, khi cơ hội tấn công thông qua những lỗ hổng bảo mật trên phần cứng được giảm tới mức tối đa.
Người phát ngôn của TSMC trả lời phỏng vấn Wall Street Journal cho biết, hiện tại nhà sản xuất chip bán dẫn này vẫn đang cân nhắc các khả năng mở cửa nhà máy ở nước ngoài, trong đó có cả Mỹ nữa, nhưng hiện giờ “vẫn chưa có kế hoạch chắc chắn”. Trong khi đó thì Bộ Quốc phòng Mỹ, vì lý do thông tin mật, không được phép xác nhận hoặc chối bỏ nguồn tin này, nhưng cho biết chip bán dẫn là một phần rất quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ cho quân đội Mỹ.
Để mở được nhà máy sản xuất chip xử lý ở Mỹ, phải giải quyết được vài vấn đề trước mắt, chí ít là đối với nhu cầu quân sự. Nguồn tin của WSJ nói rằng Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn đang cân nhắc giữa việc tập trung vào nhu cầu riêng của quân đội Mỹ, với việc giải quyết những điểm yếu của chuỗi cung ứng công nghệ hiện giờ. Một trong những vấn đề nổi cộm nhất là chi phí mở nhà máy sản xuất chip mới, ngót nghét hàng tỷ USD, chưa tính chi phí nâng cấp để cập nhật với những công nghệ sản xuất chip bán dẫn mới. Phía Mỹ chắc chắn sẽ phải theo sát chi phí sản xuất chip xử lý ở những quốc gia châu Á để cân bằng chi phí.
Một vấn đề khác là, không phải tự nhiên mà các nhà máy sản xuất chip bán dẫn đều được tọa lạc tại châu Á, nơi nguồn nhân công dồi dào, và gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu thô để sản xuất sản phẩm bán dẫn. Intel và TSMC muốn thì cũng có thể mở nhà máy ở Mỹ, nhưng họ vẫn sẽ phải nhập khẩu nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài, hoặc thậm chí phải tìm nguồn nguyên liệu khác để tối ưu chi phí sản xuất.
Còn về phần TSMC, ngay ở thời điểm hiện tại họ cũng đang là đối tác của rất nhiều hãng sản xuất chip xử lý ở Mỹ rồi. Mục tiêu của tham vọng được Nhà Trắng đưa ra cũng đơn giản: Giảm tối đa tác động tiêu cực từ việc phụ thuộc quá mức vào những nhà sản xuất đặt nhà máy gia công và fab chip xử lý ở châu Á, mà TSMC là một trong những cái tên mà phía Mỹ phụ thuộc nhiều nhất. Lấy ví dụ như thế này, phía Mỹ lo ngại rằng thiên tai hoặc những căng thẳng chính trị ở khu vực Đông Á sẽ khiến năng lực sản xuất của các nhà máy TSMC ở Đài Loan bị ảnh hưởng. Chưa kể, chip xử lý thiết kế và sản xuất ở Mỹ sẽ giúp tăng khả năng bảo mật cho những dự án quốc phòng, khi cơ hội tấn công thông qua những lỗ hổng bảo mật trên phần cứng được giảm tới mức tối đa.
Người phát ngôn của TSMC trả lời phỏng vấn Wall Street Journal cho biết, hiện tại nhà sản xuất chip bán dẫn này vẫn đang cân nhắc các khả năng mở cửa nhà máy ở nước ngoài, trong đó có cả Mỹ nữa, nhưng hiện giờ “vẫn chưa có kế hoạch chắc chắn”. Trong khi đó thì Bộ Quốc phòng Mỹ, vì lý do thông tin mật, không được phép xác nhận hoặc chối bỏ nguồn tin này, nhưng cho biết chip bán dẫn là một phần rất quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ cho quân đội Mỹ.
Để mở được nhà máy sản xuất chip xử lý ở Mỹ, phải giải quyết được vài vấn đề trước mắt, chí ít là đối với nhu cầu quân sự. Nguồn tin của WSJ nói rằng Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn đang cân nhắc giữa việc tập trung vào nhu cầu riêng của quân đội Mỹ, với việc giải quyết những điểm yếu của chuỗi cung ứng công nghệ hiện giờ. Một trong những vấn đề nổi cộm nhất là chi phí mở nhà máy sản xuất chip mới, ngót nghét hàng tỷ USD, chưa tính chi phí nâng cấp để cập nhật với những công nghệ sản xuất chip bán dẫn mới. Phía Mỹ chắc chắn sẽ phải theo sát chi phí sản xuất chip xử lý ở những quốc gia châu Á để cân bằng chi phí.
Một vấn đề khác là, không phải tự nhiên mà các nhà máy sản xuất chip bán dẫn đều được tọa lạc tại châu Á, nơi nguồn nhân công dồi dào, và gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu thô để sản xuất sản phẩm bán dẫn. Intel và TSMC muốn thì cũng có thể mở nhà máy ở Mỹ, nhưng họ vẫn sẽ phải nhập khẩu nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài, hoặc thậm chí phải tìm nguồn nguyên liệu khác để tối ưu chi phí sản xuất.
Theo Engadget