Nhiệm vụ với biệt danh Moon Sniper được thực hiện với mục tiêu biến Nhật Bản trở thành quốc gia thứ 5 hạ cánh được tàu vũ trụ xuống bề mặt của mặt trăng, và là quốc gia đầu tiên làm được điều này với độ chính xác rất cao. Sở dĩ gọi con tàu SLIM (Smart Lander for Investigating Moon) là Moon Sniper, vì sai số khi hạ cánh lên mặt trăng của con tàu thăm dò không người lái này là dưới 100 mét. Sai số thường thấy của các nhiệm vụ hạ cánh lên mặt trăng thường tính theo đơn vị vài km.
Hôm thứ 5 vừa rồi, chính xác là 8 giờ 42 phút ngày 7/9 theo giờ Nhật Bản, tên lửa đẩy H-IIA đã đưa con tàu không người lái rời khỏi Trái đất từ bãi phóng nằm ở đảo Tanegashima. Dự kiến module SLIM sẽ hạ cánh xuống mặt trăng vào đầu năm 2024.
Cùng là tên lửa đẩy H-IIA, nhưng nhiệm vụ này kẹp chung cả tàu thăm dò SLIM với vệ tinh nhân tạo XRISM (X-Ray Imaging and Spectroscopy Mission), cả con tàu không người lái lẫn vệ tinh nhân tạo đều được cơ quan khám phá vũ trụ Nhật Bản (JAXA) hợp tác phát triển cùng các cơ quan vũ trụ của Mỹ và châu Âu.
Trước Nhật Bản, mới chỉ có 4 quốc gia thành công trong việc hạ cánh xuống mặt trăng: Mỹ, Nga, Trung Quốc và tháng trước là Ấn Độ. Nhiệm vụ phóng tàu không người lái của Ấn Độ lên mặt trăng tạo ra được rất nhiều phản hồi tích cực của công chúng, vì kinh phí thực hiện nhiệm vụ Chandrayaan-3 chỉ là 71 triệu USD, con số quá nhỏ so với khoản kinh phí lên tới hàng tỷ USD mà Mỹ, Nga và Trung Quốc phải bỏ ra để chinh phục bề mặt mặt trăng. Trước khi nhiệm vụ Moon Sniper bên Nhật diễn ra, quốc gia này đã phóng thất bại hai nhiệm vụ.
Năm 2022, Nhật Bản từng gửi kèm nhiệm vụ Artemis 1 của NASA một con tàu thăm dò kích thước chỉ bằng một cái ba lô, tên là Omotenashi, nhưng đã bị thất lạc. Đến tháng 4 vừa rồi, startup khám phá không gian ispace của Nhật Bản cũng thất bại trong việc phóng tàu thăm dò lên mặt trăng, mất liên lạc với tàu khi nó tiếp đất không như mong muốn.
JAXA có tuyên bố chính thức: “Tạo ra tàu thăm dò SLIM, chúng ta sẽ có thể tạo ra bước chuyển mang tính chất lượng sang việc chọn nơi muốn hạ cánh, chứ không phải chọn nơi có thể hạ cánh. Nhờ đó, con người có thể hạ cánh xuống những hành tinh khác chứ không riêng gì mặt trăng.”
Theo The Guardian
Hôm thứ 5 vừa rồi, chính xác là 8 giờ 42 phút ngày 7/9 theo giờ Nhật Bản, tên lửa đẩy H-IIA đã đưa con tàu không người lái rời khỏi Trái đất từ bãi phóng nằm ở đảo Tanegashima. Dự kiến module SLIM sẽ hạ cánh xuống mặt trăng vào đầu năm 2024.
Cùng là tên lửa đẩy H-IIA, nhưng nhiệm vụ này kẹp chung cả tàu thăm dò SLIM với vệ tinh nhân tạo XRISM (X-Ray Imaging and Spectroscopy Mission), cả con tàu không người lái lẫn vệ tinh nhân tạo đều được cơ quan khám phá vũ trụ Nhật Bản (JAXA) hợp tác phát triển cùng các cơ quan vũ trụ của Mỹ và châu Âu.

Chi phí tàu Ấn Độ đổ bộ lên Mặt Trăng chỉ 75 triệu USD, rẻ hơn một nửa so với Nga
Không chỉ gây tiếng vang nhờ việc đáp thành công lên vùng cực Nam của Mặt Trăng. Nhiệm vụ không gian lần này của người Ấn còn khiến cả thế giới ngạc nhiên với số tiền mà quốc gia này đã đầu tư vào nó. Theo ước tính hồi năm 2020 của Tổ chức Nghiên…
tinhte.vn
Trước Nhật Bản, mới chỉ có 4 quốc gia thành công trong việc hạ cánh xuống mặt trăng: Mỹ, Nga, Trung Quốc và tháng trước là Ấn Độ. Nhiệm vụ phóng tàu không người lái của Ấn Độ lên mặt trăng tạo ra được rất nhiều phản hồi tích cực của công chúng, vì kinh phí thực hiện nhiệm vụ Chandrayaan-3 chỉ là 71 triệu USD, con số quá nhỏ so với khoản kinh phí lên tới hàng tỷ USD mà Mỹ, Nga và Trung Quốc phải bỏ ra để chinh phục bề mặt mặt trăng. Trước khi nhiệm vụ Moon Sniper bên Nhật diễn ra, quốc gia này đã phóng thất bại hai nhiệm vụ.
Năm 2022, Nhật Bản từng gửi kèm nhiệm vụ Artemis 1 của NASA một con tàu thăm dò kích thước chỉ bằng một cái ba lô, tên là Omotenashi, nhưng đã bị thất lạc. Đến tháng 4 vừa rồi, startup khám phá không gian ispace của Nhật Bản cũng thất bại trong việc phóng tàu thăm dò lên mặt trăng, mất liên lạc với tàu khi nó tiếp đất không như mong muốn.
JAXA có tuyên bố chính thức: “Tạo ra tàu thăm dò SLIM, chúng ta sẽ có thể tạo ra bước chuyển mang tính chất lượng sang việc chọn nơi muốn hạ cánh, chứ không phải chọn nơi có thể hạ cánh. Nhờ đó, con người có thể hạ cánh xuống những hành tinh khác chứ không riêng gì mặt trăng.”
Theo The Guardian