Ngày 13/06 vừa rồi, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật mới, xác định những hành vi “xúc phạm online” có thể sẽ phải chịu phạt tù hoặc bị phạt hành chính, với mức phạt lên đến một năm tù hoặc đóng phạt hành chính 300.000 yên (khoảng 51 triệu đồng).
Đây là dự luật mới được sửa đổi dựa trên đạo luật tương tự đã có trong bộ luật hình sự của Nhật Bản - nhưng mức phạt cũ được đánh giá là “khá nhẹ nhàng” khi người vi phạm chỉ phải chịu mức phạt bị giam giữ ít hơn 30 ngày và số tiền phạt cao nhất phải đóng là 10.000 yên (khoảng 1,7 triệu đồng). Sau ba năm kể từ khi chính thức có hiệu lực, cơ quan lập pháp sẽ tái đánh giá, xem xét mức độ ảnh hưởng của nó.
Dự luật mới sẽ có hiệu lực vào cuối mùa hè này, trong bối cảnh các hành vi bắt nạt trên internet (tại Nhật), đặc biệt trên các trang mạng xã hội ngày càng gia tăng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Sự việc gây xôn xao dư luận Nhật Bản gần đây nhất liên quan đến bắt nạt/quấy rối trên mạng, chính là việc nữ đô vật kiêm ngôi sao truyền hình thực tế Nhật Bản Hana Kimura tự tử do phải hứng chịu các hành vi quấy rối/bắt nạt qua mạng.
Hana Kimura
Sau khi được công bố, dự luật đã gây ra nhiều tranh cãi, bởi những người phản đối cho rằng dự luật sẽ cản trở quyền tự do ngôn luận của người dân, nhất là khi họ muốn lên tiếng chỉ trích các nhà cầm quyền, còn những người ủng hộ thì cho rằng luật pháp cần được siết chặt hơn để đủ sức răn đe các hành vi bắt nạt/quấy rối trên mạng. Luật sư hình sự Seiho Cho cho rằng cần phải có hướng dẫn cụ thể để phân biệt đâu là hành vi xúc phạm so với các hành vi khác, bởi ví dụ như theo dự luật mới thì “ngay cả khi có người gọi các nhà lãnh đạo Nhật Bản là đồ ngốc thì họ cũng sẽ bị xếp vào nhóm hành vi xúc phạm người khác”.
Theo luật hình sự Nhật Bản, “xúc phạm” được định nghĩa là các hành vi công khai hạ thấp vị thế xã hội của một người nào đó mà không đề cập đến sự kiện hay hành động cụ thể về họ. Tội này khác với tội phỉ báng - nghĩa là công khai hạ thấp một người nào đó bằng các sự kiện cụ thể. Tuy nhiên, cả hai hành vi này đều sẽ chịu trừng phạt theo luật.
Theo CNN
Cover Troopmessenger
Đây là dự luật mới được sửa đổi dựa trên đạo luật tương tự đã có trong bộ luật hình sự của Nhật Bản - nhưng mức phạt cũ được đánh giá là “khá nhẹ nhàng” khi người vi phạm chỉ phải chịu mức phạt bị giam giữ ít hơn 30 ngày và số tiền phạt cao nhất phải đóng là 10.000 yên (khoảng 1,7 triệu đồng). Sau ba năm kể từ khi chính thức có hiệu lực, cơ quan lập pháp sẽ tái đánh giá, xem xét mức độ ảnh hưởng của nó.
Dự luật mới sẽ có hiệu lực vào cuối mùa hè này, trong bối cảnh các hành vi bắt nạt trên internet (tại Nhật), đặc biệt trên các trang mạng xã hội ngày càng gia tăng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Sự việc gây xôn xao dư luận Nhật Bản gần đây nhất liên quan đến bắt nạt/quấy rối trên mạng, chính là việc nữ đô vật kiêm ngôi sao truyền hình thực tế Nhật Bản Hana Kimura tự tử do phải hứng chịu các hành vi quấy rối/bắt nạt qua mạng.
Hana Kimura
Sau khi được công bố, dự luật đã gây ra nhiều tranh cãi, bởi những người phản đối cho rằng dự luật sẽ cản trở quyền tự do ngôn luận của người dân, nhất là khi họ muốn lên tiếng chỉ trích các nhà cầm quyền, còn những người ủng hộ thì cho rằng luật pháp cần được siết chặt hơn để đủ sức răn đe các hành vi bắt nạt/quấy rối trên mạng. Luật sư hình sự Seiho Cho cho rằng cần phải có hướng dẫn cụ thể để phân biệt đâu là hành vi xúc phạm so với các hành vi khác, bởi ví dụ như theo dự luật mới thì “ngay cả khi có người gọi các nhà lãnh đạo Nhật Bản là đồ ngốc thì họ cũng sẽ bị xếp vào nhóm hành vi xúc phạm người khác”.
Theo luật hình sự Nhật Bản, “xúc phạm” được định nghĩa là các hành vi công khai hạ thấp vị thế xã hội của một người nào đó mà không đề cập đến sự kiện hay hành động cụ thể về họ. Tội này khác với tội phỉ báng - nghĩa là công khai hạ thấp một người nào đó bằng các sự kiện cụ thể. Tuy nhiên, cả hai hành vi này đều sẽ chịu trừng phạt theo luật.
Theo CNN
Cover Troopmessenger