Không còn chợ Nhật Tảo
Ngày 25.1.2009 là thời điểm chấm dứt hoàn toàn hoạt động chợ Nhật Tảo - Ảnh: H.S
Chiều 17.9, UBND quận 10 (TP.HCM) đã họp báo công bố quyết định chấm dứt hoạt động kinh doanh và giải tỏa chợ kim khí điện máy phường 7, quận 10 - nổi tiếng với tên gọi chợ điện tử Nhật Tảo.
Phó chủ tịch UBND quận 10 - bà Lê Ngọc Đào viện dẫn 6 lý do để chấm dứt hoạt động của ngôi chợ điện tử lớn nhất nước với thời gian hoạt động trên 20 năm. Trong đó có 3 lý do về sự tồn tại không phù hợp của chợ đối với sự phát triển đô thị quận và thành phố. Lý do quan trọng tiếp theo là sự xuống cấp trầm trọng của chợ, không đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy...
Bà Lê Ngọc Đào khẳng định các căn cứ pháp lý để "khai tử" chợ đã rất đầy đủ và sau cuộc họp thông báo với tiểu thương ngày 16.9, mọi việc đang được gấp rút tiến hành để đến 25.1.2009 (30 Tết âm lịch năm nay) sẽ chấm dứt hoạt động hoàn toàn. "Khác với nhiều chợ khác, chợ Nhật Tảo sẽ giải tỏa mà không di dời và tái bố trí, cho nên chúng tôi sẽ không xem xét các trường hợp kinh doanh tự do (không giấy phép kinh doanh) bên ngoài", bà Đào nói.
Điều đó có nghĩa hàng trăm tiểu thương sẽ tự lo chỗ buôn bán nếu muốn tiếp tục kinh doanh. Tuy nhiên, để "cứu" 225 sạp kim khí điện máy đang kinh doanh tại chợ (nhà lồng và 4 dãy bên ngoài), UBND quận đã bố trí cho họ vào "trung tâm kinh doanh điện máy điện tử Nhật Tảo" (còn gọi là "chợ mới").
"Chợ mới" sẽ chiếm 2 tầng trong cao ốc A Nguyễn Kim 12 tầng: tầng trệt có 86 gian hàng và tầng lửng có 83 gian hàng, diện tích bình quân 4m2/gian. 61 hộ kinh doanh lâu năm tại chợ cũ sẽ ưu tiên bố trí gian hàng, số còn lại dành cho các hộ đang kinh doanh thực tế và hợp pháp, hợp lệ (có giấy phép kinh doanh, giấy nộp thuế). Các hộ kinh doanh sẽ ký hợp đồng thuê sạp với Công ty Dịch vụ đô thị và Quản lý nhà quận 10 với thời hạn 5 năm, giá thuê 365.000 đồng/m2/tháng (trệt) và 265.000 đồng/m2/tháng (lửng). Ngoài ra tiểu thương phải đặt cọc 25 triệu đồng, phải đóng thêm một vài khoản khác như: thuế kinh doanh, tiền điện, nước sinh hoạt, tiền vệ sinh, bảo hiểm hỏa hoạn... Tất cả bắt đầu thực hiện từ ngày 8.10.2008.
Chợ Nhật Tảo được hình thành từ khu đất cạnh thủy đài chung cư Nguyễn Kim (phường 7, quận 10) vào năm 1987. Tháng 5.1989 UBND phường 7 xây dựng Nhà dịch vụ văn hóa tại 158/7 Lý Thường Kiệt với quy mô 2 tầng, tổng diện tích 744,9m2. Sau đó, Nhà dịch vụ văn hóa này đóng 197 quầy sạp cho tiểu thương buôn bán ở thủy đài vào kinh doanh hàng điện máy điện tử. Tiền xây dựng do phường và tiểu thương cùng đóng góp. Sau đó, UBND phường 7 đã sắp xếp thêm 28 hộ bên ngoài vào kinh doanh trong khu vực chợ nâng tổng số quầy sạp lên 225.
Ngày 4.12.2000, Ban quản lý chợ Nhật Tảo hình thành, trực thuộc UBND phường 7. Tháng 5.2002 UBND quận 10 có văn bản đề nghị Sở Thương mại TP.HCM công nhận là chợ loại 2 nhưng cơ quan này không đồng ý vì chợ không bảo đảm PCCC và an toàn giao thông. Từ đó đến nay chợ chỉ sửa chữa (3 lần) rồi sử dụng cho đến nay thì xuống cấp trầm trọng.
Ngày 25.1.2009 là thời điểm chấm dứt hoàn toàn hoạt động chợ Nhật Tảo - Ảnh: H.S
Chiều 17.9, UBND quận 10 (TP.HCM) đã họp báo công bố quyết định chấm dứt hoạt động kinh doanh và giải tỏa chợ kim khí điện máy phường 7, quận 10 - nổi tiếng với tên gọi chợ điện tử Nhật Tảo.
Phó chủ tịch UBND quận 10 - bà Lê Ngọc Đào viện dẫn 6 lý do để chấm dứt hoạt động của ngôi chợ điện tử lớn nhất nước với thời gian hoạt động trên 20 năm. Trong đó có 3 lý do về sự tồn tại không phù hợp của chợ đối với sự phát triển đô thị quận và thành phố. Lý do quan trọng tiếp theo là sự xuống cấp trầm trọng của chợ, không đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy...
Bà Lê Ngọc Đào khẳng định các căn cứ pháp lý để "khai tử" chợ đã rất đầy đủ và sau cuộc họp thông báo với tiểu thương ngày 16.9, mọi việc đang được gấp rút tiến hành để đến 25.1.2009 (30 Tết âm lịch năm nay) sẽ chấm dứt hoạt động hoàn toàn. "Khác với nhiều chợ khác, chợ Nhật Tảo sẽ giải tỏa mà không di dời và tái bố trí, cho nên chúng tôi sẽ không xem xét các trường hợp kinh doanh tự do (không giấy phép kinh doanh) bên ngoài", bà Đào nói.
Điều đó có nghĩa hàng trăm tiểu thương sẽ tự lo chỗ buôn bán nếu muốn tiếp tục kinh doanh. Tuy nhiên, để "cứu" 225 sạp kim khí điện máy đang kinh doanh tại chợ (nhà lồng và 4 dãy bên ngoài), UBND quận đã bố trí cho họ vào "trung tâm kinh doanh điện máy điện tử Nhật Tảo" (còn gọi là "chợ mới").
"Chợ mới" sẽ chiếm 2 tầng trong cao ốc A Nguyễn Kim 12 tầng: tầng trệt có 86 gian hàng và tầng lửng có 83 gian hàng, diện tích bình quân 4m2/gian. 61 hộ kinh doanh lâu năm tại chợ cũ sẽ ưu tiên bố trí gian hàng, số còn lại dành cho các hộ đang kinh doanh thực tế và hợp pháp, hợp lệ (có giấy phép kinh doanh, giấy nộp thuế). Các hộ kinh doanh sẽ ký hợp đồng thuê sạp với Công ty Dịch vụ đô thị và Quản lý nhà quận 10 với thời hạn 5 năm, giá thuê 365.000 đồng/m2/tháng (trệt) và 265.000 đồng/m2/tháng (lửng). Ngoài ra tiểu thương phải đặt cọc 25 triệu đồng, phải đóng thêm một vài khoản khác như: thuế kinh doanh, tiền điện, nước sinh hoạt, tiền vệ sinh, bảo hiểm hỏa hoạn... Tất cả bắt đầu thực hiện từ ngày 8.10.2008.
Chợ Nhật Tảo được hình thành từ khu đất cạnh thủy đài chung cư Nguyễn Kim (phường 7, quận 10) vào năm 1987. Tháng 5.1989 UBND phường 7 xây dựng Nhà dịch vụ văn hóa tại 158/7 Lý Thường Kiệt với quy mô 2 tầng, tổng diện tích 744,9m2. Sau đó, Nhà dịch vụ văn hóa này đóng 197 quầy sạp cho tiểu thương buôn bán ở thủy đài vào kinh doanh hàng điện máy điện tử. Tiền xây dựng do phường và tiểu thương cùng đóng góp. Sau đó, UBND phường 7 đã sắp xếp thêm 28 hộ bên ngoài vào kinh doanh trong khu vực chợ nâng tổng số quầy sạp lên 225.
Ngày 4.12.2000, Ban quản lý chợ Nhật Tảo hình thành, trực thuộc UBND phường 7. Tháng 5.2002 UBND quận 10 có văn bản đề nghị Sở Thương mại TP.HCM công nhận là chợ loại 2 nhưng cơ quan này không đồng ý vì chợ không bảo đảm PCCC và an toàn giao thông. Từ đó đến nay chợ chỉ sửa chữa (3 lần) rồi sử dụng cho đến nay thì xuống cấp trầm trọng.
Hùng Sơn