Nhật thực và nguyệt thực cùng xuất hiện trong tháng 6

phanhienqt
27/5/2020 12:24Phản hồi: 3
Nhật thực và nguyệt thực cùng xuất hiện trong tháng 6
Như nhiều website đã đưa tin, vào 21/6 này sẽ diễn ra hiện tượng nhật thực một phần quan sát được tại Việt Nam.

Một nhật thực hay nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời nằm chính xác trên một đường thẳng. Nếu Mặt Trăng che khuất Mặt Trời sẽ sinh ra nhật thực, còn khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng của Trái Đất thì sẽ sinh ra nguyệt thực.

Theo thông lệ thì nhật thực không đi riêng một mình, mà trước hoặc sau ngày đó 2 tuần thường sẽ có thêm 1 nguyệt thực, và ngược lại. Cụ thể, ngày 06/06 sẽ có nguyệt thực nửa tối, và 21/6 là nhật thực một phần.


VLTV_Lunar_Eclipse.png VLTV_Solar_Eclipse.png
Giải thích các hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.​

Đêm 05, rạng sáng 06/06/2020: Nguyệt thực nửa tối

Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng chỉ đi vào vùng bóng nửa tối (Penumbra) của Trái Đất. Lúc này Mặt Trăng chỉ giảm độ sáng đi một chút, bề mặt của Mặt Trăng sẽ không bị che khuyết bởi bóng tối của Trái Đất.

Diễn biến của Nguyệt thực Nửa tối quan sát tại Việt Nam vào ngày 06 tháng 06:
  • 00:45: Nguyệt thực nửa tối bắt đầu, Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất và bắt đầu giảm độ sáng.
  • 02:24: Nguyệt thực đạt cực đại.
  • 04:04: Nguyệt thực nửa tối kết thúc, Mặt Trăng đi ra khỏi vùng bóng nửa tối của Trái Đất.
Nguyệt thực có thể quan sát an toàn, kể cả với trẻ em, mà không cần đến các biện pháp bảo vệ nào.

Ngày 21 tháng 6: Hạ chí ở bán cầu Bắc


Cực Bắc của Trái Đất sẽ nghiêng về phía Mặt Trời. Mặt Trời sẽ chiếu thẳng trên đường chí tuyến Bắc tại 23.44 Vĩ độ Bắc. Tại Việt Nam, Hạ chí được xem là điểm giữa của mùa hè.

Tại một số quốc gia, như Hoa Kỳ và châu Âu, ngày này được xem là ngày đầu tiên của Mùa Hè ở bán cầu Bắc và là ngày đầu tiên của Mùa Đông ở bán cầu Nam.


Ngày 21 tháng 06: Nhật thực hình khuyên

Quảng cáo


Nhật thực hình khuyên là tên gọi đặt theo tên của pha cực đại nhật thực lần này. Các nước nằm trên đường đi của pha cực đại sẽ quan sát được nhật thực hình khuyên với hình dáng một chiếc nhẫn vũ trụ tuyệt đẹp. Trong khi đó tại Việt Nam thì chỉ quan sát được nhật thực một phần mà thôi.

Đường đi của nhật thực lần này bắt đầu ở Trung Phi, băng qua Saudi Arabia, miền bắc Ấn Độ, miền nam Trung Quốc, cắt ngang qua Đài Loan và kết thúc ở Thái Bình Dương.

Người dân Việt Nam sẽ quan sát được Nhật thực một phần. Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trăng che phủ một phần Mặt Trời, trông giống như một chiếc bánh hình tròn bị gặm mất ở một góc.

Diễn biến của Nhật thực Một phần quan sát tại Việt Nam vào ngày 21 tháng 06:
  • 13:16: Nhật thực một phần bắt đầu, Mặt Trăng bắt đầu chạm vào rìa và dần che khuất Mặt Trời.
  • 14:55: Nhật thực đạt cực đại. Độ che phủ tối đa tại Hà Nội đạt 71%, tại thành phố Hồ Chí Minh là 36%.
  • 16:18: Nhật thực một phần kết thúc, Mặt Trăng đi ra khỏi rìa Mặt Trời.
Độ che phủ của nhật thực theo từng địa phương sẽ giảm dần từ Bắc vào Nam (xem hình).

VLTV_2048_DO_CHE_PHU.png

Lưu ý an toàn:
  1. Một nhật thực chỉ có thể quan sát một cách an toàn thông qua các kính lọc Mặt Trời chuyên dụng, hoặc quan sát một cách gián tiếp.
  2. Việc quan sát trực tiếp Mặt Trời mà không có phương pháp bảo vệ mắt đúng có thể gây tổn thương mắt vĩnh viễn.
  3. Ngay cả khi sử dụng kính ngắm nhật thực chuyên dụng đạt chuẩn, thì mỗi lần ngắm Mặt Trời cũng không được kéo dài quá 3 phút.
Xem nhật thực ở đâu?

Quảng cáo



Hà Nội

VLTV miền bắc + USTH: Hiện nay thì mới chỉ có cộng đồng Vật Lý Thiên Văn ra thông báo chính thức là sẽ tổ chức tại Hà Nội cùng với khoa Vũ trụ và Ứng dụng, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH). Địa điểm quan sát là tiền sảnh nhà A21, ngay bên trong khuôn viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. USTH sẽ cung cấp kính ngắm nhật thực, nước uống miễn phí cho người tham dự.
Trung tâm Vũ trụ Việt Nam - VNSC: Dù chưa có thông báo chính thức, nhưng có thể chương trình Khám phá Vũ trụ cùng VNSC - Trung tâm Vũ trụ Việt Nam - sẽ tổ chức tại Đài thiên văn Hòa Lạc. Fanpage của VNSC: https://www.facebook.com/trungtamvutruvietnam/

Đại Học Khoa Học và Công Nghệ Hà Nội - USTH | Hanoi

Đại Học Khoa Học và Công Nghệ Hà Nội - USTH, Hanoi, Vietnam. 32,558 ចូលចិត្ត · 1,418 និយាយអំពីរបស់នេះ · 11,021 បាននៅទីនេះ. Đại học Việt Pháp - đại học công lập quốc tế đầu tiên tại Việt Nam
facebook.com


Hội thiên văn Nghiệp dư Hà Nội - HAS: Chưa có thông báo chính thức, nhưng chắc chắn là HAS sẽ tổ chức với đầy đủ trang thiết bị. Fanpage của HAS: https://www.facebook.com/thienvanhanoi/

Hội Thiên Văn Hà Nội - HAS | Hanoi

Hội Thiên Văn Hà Nội - HAS, Hanoi, Vietnam. 67,394 ចូលចិត្ត · 2,199 និយាយអំពីរបស់នេះ · 63 បាននៅទីនេះ. Hội thiên văn Hà Nội là tổ chức phi lợi nhuận của những bạn trẻ yêu thiên văn đang học tập và làm...
facebook.com


Đà Nẵng

CLB Thiên văn học Đà Nẵng - DAC: Dù chưa đưa ra thông báo chính thức, nhưng gần như chắc chắn là các CLB thiên văn học sẽ không bỏ qua sự kiện này. Thông báo sẽ được đăng trên fanpage của DAC: https://www.facebook.com/ThienVanDaNang/

Thiên văn Đà Nẵng

Thiên văn Đà Nẵng, Da Nang, Vietnam. 21,312 ចូលចិត្ត · 117 និយាយអំពីរបស់នេះ. Trang web xinh xắn đưa đến bạn những thông tin mới nhất của tụi mình được đặt tại thienvandanang.com. Nếu bạn mong muốn...
facebook.com


TP. Hồ Chí Minh


Hội thiên văn Nghiệp dư Tp. Hồ Chí Minh - HAAC: Cũng tương tự như DAC, dù chưa có thông báo chính thức nhưng chắc chắn họ sẽ tổ chức sự kiện này. Năm ngoái HAAC đã từng tổ chức quan sát tại Bến Bạch Đằng. Fanpage của HAAC: https://www.facebook.com/vietastro.haac/

HAAC - Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP.HCM | Ho Chi Minh City

HAAC - Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP.HCM, Ho Chi Minh City, Vietnam. 4,686 ចូលចិត្ត · 27 និយាយអំពីរបស់នេះ · 15 បាននៅទីនេះ. Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP. Hồ Chí Minh - Ho Chi Minh City...
facebook.com


CLB Thiên văn học trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Tp.HCM) USAC: Chưa có thông báo chính thức. Fanpage của USAC: https://www.facebook.com/clbusac/

CLB Thiên văn USAC | Ho Chi Minh City

CLB Thiên văn USAC, Thủ Đức. 10,048 ចូលចិត្ត · 141 និយាយអំពីរបស់នេះ. USAC là CLB thiên văn nghiệp dư trực thuộc khoa Vật lý - Vật lý kỹ thuật trường ĐH KHTN, ĐHQG TP.HCM.
facebook.com


VLTV: Ngoài ra thì team của cộng đồng Vật Lý Thiên Văn ở miền Nam cũng đã chuẩn bị sẵn kính ngắm nhật thực. Tuy nhiên chưa thống nhất được sẽ tổ chức quan sát ở đâu và như thế nào. Fanpage của VLTV: https://www.facebook.com/VatLyThienVan/

Vật Lý Thiên Văn | Hanoi

Vật Lý Thiên Văn, Hanoi, Vietnam. 116,994 ចូលចិត្ត · 66 និយាយអំពីរបស់នេះ. Cộng đồng Vật lý Thiên văn Việt Nam: Vật lý Thiên văn - Thiên văn học - Vũ trụ học - Công nghệ vũ trụ
facebook.com


VLTV_2048_Nhat_thuc_4.png
Poster về sự kiện tổ chức ở Hà Nội.​

Kết


Trong những ngày tới mình sẽ cập nhật thêm thời gian và địa điểm tổ chức quan sát nhật thực tại đây. Hiện tượng nhật thực lần này được nhiều người quan tâm bởi vì lần tiếp theo với Hà Nội sẽ là sau 11 năm nữa, với Tp. HCM là sau 8 năm nữa mới được chứng kiến nhật thực.

Có một số cách gián tiếp để quan sát nhật thực an toàn, chẳng hạn như đưa một chiếc ống nhòm và xem phần hội tụ của Mặt Trời ở trên mặt đất, hoặc dùng các kính thợ hàn số 11 trở lên, hoặc tìm mua các loại kính ngắm nhật thực giá rẻ làm bằng giấy (có mắt kính là phim lọc Mặt Trời).

Dùng kính râm, hay phim X-Quang sẽ không an toàn, bởi vì những thứ này chỉ có tác dụng làm dịu mắt chứ không chặn được bức xạ có hại như UV chẳng hạn. Việc quan sát lâu sẽ khiến mắt bị tổn thương, có thể bị mù nên phải hết sức thận trọng.

Trẻ em sẽ rất háo hức với các hiện tượng thiên nhiên, tuy nhiên cần phải có người lớn hỗ trợ để bảo vệ an toàn.
3 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mang kính TV quan sát nhật thực được luôn ạ ^_^
phanhienqt
ĐẠI BÀNG
4 năm
@devil.hunter Kính thiên văn gắn kèm kính lọc vào đầu ống kính thì mới quan sát được bạn ạ.
tiếc quá hôm ấy mình không xem được

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019