IFA 2024

IFA 2024


Nhiếp ảnh cơ bản | E03 - Ống kính máy ảnh

y2k.Smith
23/3/2019 11:47Phản hồi: 17
Nhiếp ảnh cơ bản | E03 - Ống kính máy ảnh
Ống kính là thành phần giúp định hình ánh sáng đi vào buồng tối. Một ống kính tốt sẽ giúp cung cấp đủ số lượng và chất lượng ánh sáng cho cảm biến để tạo ra hình ảnh sắc nét và có dải màu đầy đủ. Việc hiểu về phân loại cũng như cấu tạo ống kính sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quyết định lựa chọn ống kính cho việc chụp. Hãy cùng Camera Tinh tế tìm hiểu những ống kính máy ảnh trong tập lần này nhé!

Danh sách bài:


1. Phân loại ống kính

fixzoom.jpg

Ống kính thông thường được phân thành 2 loại: Ống kính thay đổi tiêu cự (Zoom lens) và Ống kính tiêu cự cố định (Fixed lens).


Ống kính zoom giúp người dùng thuận tiện trong việc chọn khung hình bằng cách vặn vòng zoom, trong khi đó sử dụng ống fixed người dùng sẽ phải tiến hoặc lùi để có thể chọn khung hình phù hợp.

Do cấu tạo phức tạp hơn nên ống kính zoom thường không có độ mở lớn được như ống kính fixed.

2. Cấu tạo ống kính

Thông thường ống kính sẽ có các thành phần:
  • Vòng lấy nét
  • Vòng zoom
  • Vòng chỉnh khẩu độ
  • Ngàm
  • Công tắc AF/MF
  • Ren lắp filter

3. Phân loại tiêu cự (góc nhìn trên cảm biến fullframe 35mm)


canonr_lenses_0.jpg
  • Tiêu cự chuẩn: 50mm
50mm được lựa chọn là tiêu cự chuẩn vì có góc nhìn khá giống với góc nhìn của mắt người.

  • Tiêu cự góc rộng: < 50mm
Tiêu cự góc rộng cho trường nhìn ảnh lớn và nhiều thông tin, phần góc ảnh thường bị méo và tối do hiệu ứng quang học.

  • Tiêu cự tele: > 50mm
Tiêu cự tele cho trường nhìn ảnh hẹp, cho khả năng nhìn và chụp được những vật ở xa, không bị méo hình.

Quảng cáo



Với cách phân loại này, chúng ta có thể thấy những ống kính có khả năng zoom từ góc rộng tới tele thường được gọi là ống kính đa dụng, có thể sử dụng trong nhiều hoàn cảnh chụp.

4. Khẩu độ

aperture-1.jpg

Khẩu độ là độ mở của ống kính, được đóng mở bởi những lá khẩu. Khẩu độ mở lớn giúp ánh sáng vào cảm biến nhiều, ngược lại khẩu độ khép nhỏ giảm lượng ánh sáng.

Số khẩu càng nhỏ, khẩu mở càng lớn. Số khẩu càng lớn, khẩu đóng lại nhỏ. (VD: f/1.8 có độ mở lớn hơn f/8).

Dãy khẩu cơ bản: f/
1 1.4 2 2.8 4 5.6 8 11 16

Quảng cáo


5. Độ sâu trường ảnh (DOF)

DoF-sketch-2.jpg

Độ sâu trường ảnh (khả năng xóa phông) được quyết định bởi 3 yếu tố:
  • Khẩu độ
Khẩu độ mở càng lớn, độ sâu trường ảnh càng mỏng.

  • Tiêu cự
Tiêu cự càng lớn, độ sâu trường ảnh càng mỏng.

  • Khoảng cách từ máy ảnh tới chủ thể
Khoảng cách chụp càng nhỏ, độ sâu trường ảnh càng mỏng.


Nhiếp ảnh cơ bản là series mới đến từ Camera Tinh tế, nhằm hỗ trợ các bạn mới làm quen với chụp ảnh có thể tiếp cận một cách dễ dàng và trực quan nhất với thiết bị cũng như kiến thức về nhiếp ảnh. Hy vọng anh em theo dõi và góp ý để team có thể sản xuất những video hữu ích và thiết thực hơn nữa!
17 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

fdtre
TÍCH CỰC
5 năm
cái bài này nhớ không nhầm thì đã được mod nào up lâu lắm rồi ??? search Nhiếp Ảnh CB
@fdtre Có anh tuanlionsg, lão làng của camera Tinh Tế, đã có post rồi 😁. Trước đó nữa là cả một series hoành tráng những năm 2012 ~ 2015, do nhóm các mod như starnt, tuanlionsg, TDNC... (và nhiều mod nữa mà mình không nhớ tên) thực hiện :D

Có lẽ để phục vụ một bộ phận thành viên “không thích tìm” cũng như để hâm nóng box camera Tinh Tế vốn đang nguội ngắt nên mới post lại mấy cái này :3
y2k.Smith
TÍCH CỰC
5 năm
@fdtre Mình có ghi nhận góp ý của các bạn mới là tìm lại kiến thức trong các bài cũ khó, bị dàn trải và thiếu hệ thống. Vậy nên NACB mới này được làm lại theo chuỗi video series để giải quyết những vấn đề đó 😁:D:D
Góp ý Mod nên bổ sung thêm một chi tiết để giải thích cho hình minh họa về độ sâu trường ảnh trong bài như sau: điểm lấy nét không nằm ở trung tâm của vùng ảnh rõ (DoF) mà luôn nằm lệch theo “nguyên tắc”: nét về phía trước 1/3 và nét về phía sau 2/3.

Đây là chi tiết khá quan trọng khi muốn kiểm soát DoF trong những tình huống chụp mà DoF “siêu mỏng”, ví dụ: chụp với ống kính macro, hoặc chân dung với ống kính tiêu cự dài ở khẩu độ lớn.
@Penguin Pingu Bạn nói đúng về pp chon focus của DOF ... nhưng theo minh biết và áp dung khi chụp phong cảnh thôi .. còn khi dùng macro thì dof quá mỏng phải bám theo chủ đề hay đặt máy sẵn đợi chủ đề vào trong vùng định sẵn...
DKez
TÍCH CỰC
5 năm
Mình ko thích nhiếp ảnh, nhưng những bài cơ bản này vẫn cố gắng đọc chút ít để hiểu tí tẹo, lâu lâu vác máy đi lòe gái tí 😆))))
dieukhien102
ĐẠI BÀNG
5 năm
Có bác nào chỉ giúp em, cái máy ảnh của em nó ghi vầy
Vậy theo cái máy của em:
Khẩu độ F càng lớn thì dof càng lớn.
Khẩu độ F càng nhỏ thì dof nhỏ.
=> ngược lại hết trơn với cái bài hướng dẫn trên, vậy là sao các bác.
upload_2019-3-24_13-35-35.png
meit
ĐẠI BÀNG
5 năm
@dieukhien102 Đúng rồi bạn, vì khẩu độ mở của ống kính là 1/f cho nên "con số" f càng nhỏ thì khẩu càng lớn và ngược lại.
Trên máy nó đơn giản cho bạn bằng cách nhìn con số thôi: số lớn (khẩu nhỏ) dof lớn, số nhỏ (khẩu lớn) dof nhỏ
y2k.Smith
TÍCH CỰC
5 năm
@dieukhien102 Máy bạn đang hiển thị "Small f/no" tức là giá trị No (number) ở đây nhỏ (small) thì chủ thể tách rời (subject stands out) nhé.

Máy đang nói đến giá trị No chứ không phải giá trị f/no ;)
Ngon
nguoimegame
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mình thấy trong tiếng anh họ dùng từ Prime lens với Zoom lens để phân biệt một lens có zoom được hay không. còn Fixed lens để chỉ lens cố định không thể thể thay thế trên dòng máy compact.
spiral3776
ĐẠI BÀNG
5 năm
@nguoimegame Dốt mà lại thích chơi chữ khổ thế đấy 😆
y2k.Smith
TÍCH CỰC
5 năm
@nguoimegame Trong tiếng Anh họ dùng Prime lens và Fixed focal lens để chỉ ống kính có tiêu cự không thay đổi.
Ở Việt Nam người dùng chủ yếu sử dụng rút gọn, gọi là "lens fixed". Mình dùng cụm này trong video để các bạn mới tiếp cận dễ hiểu và dễ trao đổi hơn.
Tuyệt vời ông mặt trời
y2k.Smith
TÍCH CỰC
5 năm
@Docaucagiare cảm ơn bác 😁:D:D

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019