Một vài nơi lạnh nhất của dải băng Greenland vừa có mức nhiệt cao nhất trong ít nhất một thiên niên kỷ, và lượng băng đang tan cũng có thể đã đạt mức cao nhất trong 1.000 năm. Những phát hiện này trong một nghiên cứu mới nhất làm nổi bật hiện trạng đáng lo ngại với dải băng lớn thứ hai thế giới. Nhiệt độ đang tăng lên một cách đều đặn, băng dần dần thu hẹp lại và nơi này đang ngày càng dễ bị tổn thương trước diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu mới này tái tạo lại lịch sử khí hậu 1.000 năm qua của Greenland, sử dụng các lõi băng được khoan cẩn thận ra khỏi dải băng. Greenland có một số băng lâu đời nhất trên thế giới, có thể tới hàng trăm hoặc hàng nghìn năm. Băng này chứa những bong bóng khí bị mắc kẹt và các dấu hiệu hóa học khác cung cấp manh mối về khí hậu khi nước đóng băng. Các nhà khoa học có thể so sánh lớp băng cũ với lớp băng mới để xác định khí hậu trong khu vực đã thay đổi như thế nào theo thời gian.
Đối với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã khoan ở phía bắc trung tâm Greenland - một trong những khu vực lạnh nhất và cao nhất của dải băng. Các lõi băng chứa thông tin cho đến năm 2011 và 2012 khi chúng được lấy ra khỏi tảng băng. Họ thấy rằng nhiệt độ từ năm 2001 đến 2011 cao hơn khoảng 1,5 độ C so với mức trung bình của thế kỷ 20. Và các mức nhiệt độ này là những trường hợp “đặc biệt” trong toàn bộ thời gian nghiên cứu 1.000 năm.
Theo thỏa thuận khí hậu Paris, các quốc gia nỗ lực giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C và dưới 1,5 độ C nếu có thể. Đây là những mục tiêu toàn cầu, nói đến nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới, một số nơi sẽ ấm lên nhanh hơn và những nơi khác sẽ ấm lên chậm hơn. Nghiên cứu mới này chỉ ra rằng một trong những khu vực lạnh nhất và băng giá nhất thế giới đã đạt đến ngưỡng đó rồi. Và vào thời điểm nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt 1,5 độ C, có thể trong vòng một thập kỷ hoặc lâu hơn một chút, nhiệt độ của Greenland có thể sẽ còn tăng cao hơn nữa.
Khu vực này của Greenland được biết là có mức độ biến thiên tự nhiên cao, có nghĩa là nhiệt độ lên xuống thất thường trong nhiều năm. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy một tín hiệu rõ ràng về sự nóng lên do con người gây ra ở một trong những góc lạnh nhất của dải băng, hoàn toàn khác so với các biến thể tự nhiên của nhiều thế kỷ trước.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng lượng nước được tạo ra từ băng tan đã tăng lên ở phía bắc trung tâm Greenland cùng với nhiệt độ tăng. Những phát hiện về nước tan chảy kém chắc chắn hơn một chút so với những phát hiện về nhiệt độ, nhưng các nhà nghiên cứu nói rằng tốc độ tan chảy cũng có thể là “chưa từng có” trong vòng một nghìn năm qua. Điều đó không có gì ngạc nhiên đối với các nhà khoa học. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ngày càng có nhiều khu vực trên khắp Greenland bị ảnh hưởng bởi các sự kiện băng tan trong những năm gần đây, bao gồm một số khu vực cao nhất và lạnh nhất.
Theo Nature.
Nghiên cứu mới này tái tạo lại lịch sử khí hậu 1.000 năm qua của Greenland, sử dụng các lõi băng được khoan cẩn thận ra khỏi dải băng. Greenland có một số băng lâu đời nhất trên thế giới, có thể tới hàng trăm hoặc hàng nghìn năm. Băng này chứa những bong bóng khí bị mắc kẹt và các dấu hiệu hóa học khác cung cấp manh mối về khí hậu khi nước đóng băng. Các nhà khoa học có thể so sánh lớp băng cũ với lớp băng mới để xác định khí hậu trong khu vực đã thay đổi như thế nào theo thời gian.
Đối với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã khoan ở phía bắc trung tâm Greenland - một trong những khu vực lạnh nhất và cao nhất của dải băng. Các lõi băng chứa thông tin cho đến năm 2011 và 2012 khi chúng được lấy ra khỏi tảng băng. Họ thấy rằng nhiệt độ từ năm 2001 đến 2011 cao hơn khoảng 1,5 độ C so với mức trung bình của thế kỷ 20. Và các mức nhiệt độ này là những trường hợp “đặc biệt” trong toàn bộ thời gian nghiên cứu 1.000 năm.

Theo thỏa thuận khí hậu Paris, các quốc gia nỗ lực giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C và dưới 1,5 độ C nếu có thể. Đây là những mục tiêu toàn cầu, nói đến nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới, một số nơi sẽ ấm lên nhanh hơn và những nơi khác sẽ ấm lên chậm hơn. Nghiên cứu mới này chỉ ra rằng một trong những khu vực lạnh nhất và băng giá nhất thế giới đã đạt đến ngưỡng đó rồi. Và vào thời điểm nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt 1,5 độ C, có thể trong vòng một thập kỷ hoặc lâu hơn một chút, nhiệt độ của Greenland có thể sẽ còn tăng cao hơn nữa.
Khu vực này của Greenland được biết là có mức độ biến thiên tự nhiên cao, có nghĩa là nhiệt độ lên xuống thất thường trong nhiều năm. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy một tín hiệu rõ ràng về sự nóng lên do con người gây ra ở một trong những góc lạnh nhất của dải băng, hoàn toàn khác so với các biến thể tự nhiên của nhiều thế kỷ trước.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng lượng nước được tạo ra từ băng tan đã tăng lên ở phía bắc trung tâm Greenland cùng với nhiệt độ tăng. Những phát hiện về nước tan chảy kém chắc chắn hơn một chút so với những phát hiện về nhiệt độ, nhưng các nhà nghiên cứu nói rằng tốc độ tan chảy cũng có thể là “chưa từng có” trong vòng một nghìn năm qua. Điều đó không có gì ngạc nhiên đối với các nhà khoa học. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ngày càng có nhiều khu vực trên khắp Greenland bị ảnh hưởng bởi các sự kiện băng tan trong những năm gần đây, bao gồm một số khu vực cao nhất và lạnh nhất.
Theo Nature.