Nhiều đền chùa ở Nhật cho phép quyên góp công đức bằng thanh toán điện tử

Rubi Lee
7/12/2020 6:14Phản hồi: 68
Nhiều đền chùa ở Nhật cho phép quyên góp công đức bằng thanh toán điện tử
Trong bối cảnh các ứng dụng thanh toán điện tử lên ngôi, nhiều đền chùaNhật Bản đã cho phép du khách sử dụng QR Code để quyên góp công đức thay cho các lễ vật hay đồng xu như trước đây. Tập tục quyên góp đã có từ nhiều thế kỷ trước, lúc bấy giờ Saisen (có thể hiểu là khoản đóng góp, công đức) thường chỉ là các túi gạo nhỏ. Sau đó khi tiền tệ bắt đầu phổ biến hơn, các đồng tiền xu đã thay thế những túi gạo khi xưa. Còn giờ đây, Saisen một lần nữa đang dần chuyển mình để phù hợp hơn với thời đại kỹ thuật số hiện nay.

Cụ thể, những ngồi chùa đền sẽ cung cấp một mã QR Code ở gần các khu vực thần, phật tiện cho du khách và người dân có thể quét mã và thực hiện cúng dường một cách nhanh chóng và tiện lợi.

nhat-ban-5.JPEG

Tháng 6 vừa qua, đền thờ Thần đạo đã bắt đầu triển khai việc nhận công đức không tiền mặt. Vị trụ trì của ngôi đền cho hay ông muốn bắt kịp những thay đổi trong xã hội. Mặc dù số lượng người dùng hiện tại chỉ mới có vài người một tháng, thế nhưng hình thức sử dụng này lại rất phổ biến đối với giới trẻ.

Trước đó ở Shikoku, đền Byodoji - một trong 88 ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng đã áp dụng 3 loại thanh toán bằng điện thoại thông minh vào cuối năm 2018, bao gồm các phương thức thanh toán phổ biến được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc - WeChat Pay để du khách có thể dễ dàng cúng dường khi đến đây.


Vào năm 2017, sau khi nghe nhiều phản hồi từ du khách về việc liệu họ có thể quyên góp mà không dùng tiền mặt được hay không. Ngôi đền Myohoji ở thành phố Fukuoka cũng đã bắt đầu triển khai quyên góp qua điện thoại thông minh khi cho phép du khách đến đây sử dụng Alipay.

nhat-ban-1.jpg

Thực tế việc quyên góp qua các ứng dụng thanh toán cũng có lợi cho các ngôi chùa khi giảm phí đổi tiền xu và giảm nguy cơ trộm cắp tiền. Bên cạnh đó, du khách khi đến đây cũng không phải bận tâm về việc chuẩn bị sẵn tiền xu hay lỉnh kỉnh đem theo nữa. Mặc dù vậy, Tổ Chức Phật giáo Kyoto, thành phố có khoảng 1000 ngôi chùa, cho biết việc này dẫn đến các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán có thể theo dõi được quyền riêng tư của người dùng và biết được cụ thể đền chùa mà họ đã đến dẫn đến vi phạm luật tự do tôn giáo.

nhat-ban-3.jpg

Ngoài ra, nhiều câu hỏi được đặt ra là liệu việc thanh toán không tiền mặt có thể được xem như là một cách phù hợp để tặng tiền công đức hay không. Luật pháp hiện tại của Nhật Bản nói rằng chỉ có những kiểu thanh toán trả trước không tiền mặt, hay nói cách khác là tiền được trừ trực tiếp trong ứng dụng, được cho phép để thanh toán các hàng hoá và dịch vụ giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, việc thanh toán này cũng có thể làm dậy lên các vấn đề liên quan đến thuế má và pháp lý.

Mặc dù không thể bàn cãi việc dường như công nghệ giờ đây đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, làm thay đổi cách sống lẫn thói quen của chúng ta. Rõ ràng bản thân QR Code cũng rất tiện lợi, thế nhưng nhiều người vẫn chưa thể sự thay đổi này ở những nơi tâm linh. Họ cho rằng mua sắm và thờ cúng là 2 thứ khác nhau, việc không dùng tiền mặt làm mất đi tính thiêng liêng của việc cúng dường. Còn anh em thì nghĩ sao, hãy cho mình biết ý kiến bên dưới nha.

Theo Nikkei Asia
68 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mynkp
TÍCH CỰC
3 năm
đợt nhớ đọc tin ở chùa nào đấy hình như còn có cả thắp nhang online 😁
@mynkp Thắp nhang hình thức thôi. Nhang điện tử cành OK. Chứ khói nhang cũng độc hại lắm.
@mynkp Yên tâm, sắp tới có khấn online bằng cách gọi video call cho tượng rồi quỳ lạy khấn tại nhà, sau đó chuyển khoản công đức cho tượng
@Bạn và 500 Anh Em Vậy nên ủng hộ chứ nhỉ
@HoangTux Hiểu mà. Online.
Sau này đệ tử cái bang hành nghề cũng cần có zalo pay
@Bạn và 500 Anh Em Không cần sau này, có luôn rồi bác ơi.
Đợt mình đi du lịch bên Thẩm Quyến, TQ. Ăn xin có mã QR code của Ali Pay để cho mọi người quét luôn =)))
@Bạn và 500 Anh Em Mấy thằng cái Bang bên Tàu giờ đã nâng cấp level rùi đó, nhận tiền qua Alipay, nhanh chóng và gọn lẹ. Đang nghĩ tới viễn cảnh mấy anh Pô Lít xứ mình xử phạt bỏ túi riêng theo cách này thì con dân hết cách chụp hình/quay video làm chứng cứ luôn.
@wuchengcai Lạy ông tôi ở bụi này
Minh4Quang
ĐẠI BÀNG
3 năm
Modern problem requires modern solution.
Đừng nói nữa, quất đi em
@Minh4Quang Modern problems require modern solutions.
VN thì chuyển khoản hẳn cho Thầy. Dạo này nhiều Thầy dính phốt chuyện nam nữ, tiền bạc... xin rồi hoàn tục, bla bla
@locthuyforever Thiện tai thiện tai
Ôi lên chùa
5251408_nhat-ban-3.jpg
@locthuyforever Ở Nhựt nó khác mình ông ôi
MustDie
TÍCH CỰC
3 năm
@tchuya chả lẽ nhìn ko dc *ứng 😔 còn hấp diêm, quấy rối là chuyện khác nhé.
Syter
TÍCH CỰC
3 năm
Nếu nhớ không nhầm thì đền này ở Kanagawa prefecture. Luật chùa chiền ở đây cũng cấm không cho phép ăn mặc hở hang khi vào các nơi linh thiêng nhé.
Các chùa ở Indo và Malay mình đi mấy năm trước cũng có quy định này, tuy nhiên ở đây thay vì đuổi thì nó cho thuê váy để mặc vào trong.
Xem tài liệu về Bhutan cũng có nói, nhưng mà là cấm tuyệt đối vĩnh viễn luôn chứ không chỉ đuổi về.

Thử tưởng tượng bạn đi vào chùa cầu khẩn, nhưng xung quanh toàn đùi với với thịt thì bạn khẩn kiểu gì? Đấy là chỉ nói tới yếu tố lịch sự nơi linh thiêng giữa cộng đồng phật tử, chứ chưa nhắc gì tới các thầy chùa, vậy mà bạn đã nhảy ngay tới kết luận tiêu cực cho người ta rồi, quá đáng lắm.
hoaquynh34
TÍCH CỰC
3 năm
@tchuya ở bên mình thế này là bị nói rồi ấy, lên chùa mà ăn mặc lòa loẹt về cũng bị người lớn mắng cho
Ae fan văn hóa Nhật có QR cúng cụ Tokuda chưa kkkkkk
@TYA Cứ nhờ cụ phù hộ độ trì cho
Nhật chậm thế nhửo ở Việt Nam đã TU Online, dạy người khác tiêu tiền khuyên người đi từ thiện từ lâu
Xu hướng
Việt Nam cũng nên như vậy sớm đi. Tiền ủng hộ, cúng vườn online để minh bạch.
Giờ rất nhiều chùa có trụ trì là tỉ phú, dùng tiền ủng hộ ăn chơi trác táng.
Bọn lợi dụng tín ngưỡng trục lợi bệnh hoạn
makeitmine
TÍCH CỰC
3 năm
@kobebryant Được bảo kê bởi 1 băng khá mạnh mà 🙂 tốt nhất khuyên người thân đừng cho tiền nữa là okay. Có lòng thì cho trực tiếp gd khó khăn
Bạn dc cái nói đúng ý tôi . Thời buổi này tu thiệt thì ít chứ giả danh thì nhiều , biết đâu mà lần . Vì thế tôi đã thay đổi hình thức cúng bái chùa bằng các vật chất như nhang đèn , dầu ....... chứ ko còn bỏ tiền như trước nếu có cũng ít đi
@nguyennhut0507 Ko phải tu giả đâu. Sư quốc doanh đấy
Akinori
TÍCH CỰC
3 năm
@kobebryant tiền đó sao minh bạch đc, hầu hết các nước tiền cúng cho tôn giáo đều miễn thuế :v
tqt_tinhte
ĐẠI BÀNG
3 năm
Ở hàn quốc họ cho phép đăng ký công đức định kỳ thông qua hình thức tự động thanh toán qua thẻ ngân hàng từ rất lâu trước khi có dịch sảy ra rồi
Liệu online thần thánh có chứng không )))
không hiểu về nhân quả thì bớt châm biếm, chẳng có ai chứng cho mình cả, Đức Phật nói bản thân mỗi người phải tự thắp đuốc lên,Phật không có khả năng thay đổi nghiệp, hay chi phối vận mệnh người đó, còn việc quyên góp, cúng dường trên qua bất kì hình thức nào thì vẫn có nhân quả.
khihao08
ĐẠI BÀNG
3 năm
quyên góp là để duy trì hoạt động của đền chùa, để dịp lễ lộc mọi người có chỗ đến chơi. Còn công với chả đức thì nói chơi cho vui thôi
Trên Niết Bàn giờ chắc cũng online để kết nối với tín đồ luôn.
@nguyennhut082013 không hiểu thì bớt châm biếm lại, niết bàn là trạng thái của tâm không phải cảnh giới.
"Họ cho rằng mua sắm và thờ cúng là 2 thứ khác nhau, việc không dùng tiền mặt làm mất đi tính thiêng liêng của việc cúng dường" nói cho cùng Phật giáo của Nhật Bản vẫn ảnh hưởng thần đạo, nhiều sự mê tín giống như tịnh độ tông của TH và mật tông Tây Tạng, họ đến chùa chủ yếu để mua bán, trao đổi với Phật.
Odin
ĐẠI BÀNG
3 năm
Bên Tàu còn cho tiền ăn xin bằng Qr code cơ mà.
kazihaha
TÍCH CỰC
3 năm
Khoản này thì các bạn đi sau Việt Nam tụi mình nhé 😁
vinandroid
ĐẠI BÀNG
3 năm
Bọn Nhật Bổn lạc hậu lắm, học VN lên chùa là phải lấy tay xoa xoa tượng, lấy tiền quẹt quẹt vào chỗ nào cảm thấy thiêng mới đúng kiểu
thetoanbn
ĐẠI BÀNG
3 năm
Phật ở trong tâm. Chăm đi chùa công đức nhiều mà làm toàn việc ác sống cũng không được thoải mái
Cười mặt nồi
cách nói của bạn suy nghĩ đơn giản và tiêu cực rồi, cúng dường là việc tốt, bạn không nên dùng một lí do nào chưa biết hoặc chưa xảy ra với người đó rồi châm biếm được, thế bạn sống tốt thì không cần phải cúng dường tam bảo, các hoạt động thiện nguyện à, bạn cho như thế là đủ ư.
bạn nói Phật trong tâm, thế bạn thấy tâm bạn có Phật chưa, không đến chùa học pháp thì lấy gì mà hiểu được, ai chẳng là Phật, Phật là chỉ một người giác ngộ, đoạn tận lậu hoặc, không còn tái sinh nữa,chứ chẳng phải ông thần bà thánh nào mà ta nghĩ ra hoặc là đi theo ta hết, chẳng qua mỗi người đều bị vô minh che mờ nên cứ trong vòng lẩn quẩn của nhân quả.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019