Tình trạng thiếu hụt trầm trọng chip bán dẫn trên toàn thế giới không chỉ gây ảnh hưởng tới những ngành như phần cứng máy tính hay máy console chơi game, khi nguồn cung card đồ họa và máy PS5 đến giờ vẫn khan hiếm. Cơn bão này đã lan sang đến cả ngành công nghiệp xe hơi thế giới. Thậm chí trình trạng thiếu hụt chip bán dẫn phục vụ trong những chiếc xế hộp còn nghiêm trọng hơn. Bằng chứng là, nhiều nhà sản xuất xe hơi lớn trên thế giới như Ford hay General Motors đã phải tìm những giải pháp để chung sống với tình hình, thậm chí đôi khi là dừng cả ca làm việc hoặc đóng cửa luôn cả nhà máy sản xuất.
Tháng 12/2020, nhà máy của Ford ở bang Kentucky, Mỹ phải nghỉ vận hành. Tháng 1/2021, một nhà máy ở Đức của họ cũng phải tạm dừng sản xuất. Stellantis, tập đoàn mới thành lập sau thương vụ sát nhập giữa Fiat Chrysler và Peugeot, phải giảm lượng xe xuất xưởng ở các nhà máy tại Mỹ, Mexico và Canada. Tương tự như vậy là Audi, khi phải cho 10.000 công nhân tạm nghỉ việc trong khoảng đầu năm nay. CEO Audi, Markus Duesmann trả lời tờ Financial Times rằng vấn đề có liên quan tới “một chuỗi cung ứng rất dài, ở nhiều tầm, gây ra sự thiếu hụt trầm trọng những linh kiện mà chúng tôi cần.” Trong khi đó ở Nhật, nhà máy ở Gunma của Subaru cũng bị ảnh hưởng, còn dây chuyền sản xuất ở Texas của Toyota cũng không thoát khỏi tác động.
Đến tận bây giờ, mọi thứ chỉ càng thêm tồi tệ. Mazda vừa tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng 34 nghìn chiếc xe trong năm nay. Nhà máy sản xuất xe tải của Nissan ở Mississippi phải cắt giảm ca làm việc. GM hôm thứ 4 tuần vừa rồi cho biết sẽ tạm đóng cửa nhà máy ở Kansas, Canada, Mexico và Hàn Quốc. Các hãng xe giờ buộc phải tập trung vào những dòng sản phẩm có nhu cầu cao từ thị trường, nhưng ngay cả chiến lược đó cũng gần như không giúp ích nhiều cho họ trong việc giữ các nhà máy vận hành liên tục.
Đến đây có lẽ anh em cũng đoán ra, cuộc khủng hoảng thiếu chip bán dẫn của ngành công nghiệp xe hơi thế giới có nguồn gốc sâu xa từ chính dại dịch COVID-19. Các quốc gia khi ấy bắt đầu áp dụng những chiến lược giãn cách xã hội và chiến lược phòng chống dịch riêng, các hãng xe bắt đầu cắt giảm sản lượng xe, còn các đại lý và showroom thì lần lượt phải đóng cửa vì quy định của từng nơi. Doanh số xe giảm dần, các hãng xe cũng cắt giảm đơn hàng chip bán dẫn từ đối tác, những con chip để kiểm soát gần như mọi thứ vận hành bên trong chiếc xe. Đơn hàng giảm đống nghĩa với việc các hãng sản xuất chip cũng điều chỉnh chiến lược sản xuất để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường.
Khi tình hình đại dịch hạ nhiệt ở nhiều nơi, nhu cầu xe ô tô ở đó cũng tăng trở lại. Đến lúc này, các hãng xe hơi đối mặt với một vấn đề mới. Trong lúc nhu cầu ô tô giảm, thì như đã nói, các nhà máy sản xuất chip bán dẫn chuyển dịch đơn hàng để phục vụ những ngành vẫn còn nhu cầu cao, giữ nguyên sản lượng chip xuất xưởng. Và dù là một trong những ngành chủ lực, nhưng ngành xe hơi cũng chỉ chiếm khoảng một phần mười tổng sản lượng chip bán dẫn hàng năm. Vậy là theo nhiều dự đoán, tình trạng ráp xe mà thiếu chip sẽ diễn ra trong nhiều tháng nữa.
Không phải tập đoàn xe hơi nào cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì tình trạng này. Lấy ví dụ Toyota, sau vụ động đất và sóng thần năm 2011, họ đã đa dạng hóa nguồn cung linh kiện bán dẫn. Còn Huyndai Motor Group thậm chí còn không hủy đơn hàng chip bán dẫn nào trong năm 2020 dù nhu cầu xe hơi giảm do đại dịch, nên họ vẫn rất ổn.
Theo nhiều đánh giá, tình trạng thiếu chip bán dẫn sẽ khiến ngành công nghiệp ô tô chịu thiệt hại khoảng 61 tỷ USD.
Theo Wired
Tháng 12/2020, nhà máy của Ford ở bang Kentucky, Mỹ phải nghỉ vận hành. Tháng 1/2021, một nhà máy ở Đức của họ cũng phải tạm dừng sản xuất. Stellantis, tập đoàn mới thành lập sau thương vụ sát nhập giữa Fiat Chrysler và Peugeot, phải giảm lượng xe xuất xưởng ở các nhà máy tại Mỹ, Mexico và Canada. Tương tự như vậy là Audi, khi phải cho 10.000 công nhân tạm nghỉ việc trong khoảng đầu năm nay. CEO Audi, Markus Duesmann trả lời tờ Financial Times rằng vấn đề có liên quan tới “một chuỗi cung ứng rất dài, ở nhiều tầm, gây ra sự thiếu hụt trầm trọng những linh kiện mà chúng tôi cần.” Trong khi đó ở Nhật, nhà máy ở Gunma của Subaru cũng bị ảnh hưởng, còn dây chuyền sản xuất ở Texas của Toyota cũng không thoát khỏi tác động.
Đến tận bây giờ, mọi thứ chỉ càng thêm tồi tệ. Mazda vừa tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng 34 nghìn chiếc xe trong năm nay. Nhà máy sản xuất xe tải của Nissan ở Mississippi phải cắt giảm ca làm việc. GM hôm thứ 4 tuần vừa rồi cho biết sẽ tạm đóng cửa nhà máy ở Kansas, Canada, Mexico và Hàn Quốc. Các hãng xe giờ buộc phải tập trung vào những dòng sản phẩm có nhu cầu cao từ thị trường, nhưng ngay cả chiến lược đó cũng gần như không giúp ích nhiều cho họ trong việc giữ các nhà máy vận hành liên tục.

Đến đây có lẽ anh em cũng đoán ra, cuộc khủng hoảng thiếu chip bán dẫn của ngành công nghiệp xe hơi thế giới có nguồn gốc sâu xa từ chính dại dịch COVID-19. Các quốc gia khi ấy bắt đầu áp dụng những chiến lược giãn cách xã hội và chiến lược phòng chống dịch riêng, các hãng xe bắt đầu cắt giảm sản lượng xe, còn các đại lý và showroom thì lần lượt phải đóng cửa vì quy định của từng nơi. Doanh số xe giảm dần, các hãng xe cũng cắt giảm đơn hàng chip bán dẫn từ đối tác, những con chip để kiểm soát gần như mọi thứ vận hành bên trong chiếc xe. Đơn hàng giảm đống nghĩa với việc các hãng sản xuất chip cũng điều chỉnh chiến lược sản xuất để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường.
Khi tình hình đại dịch hạ nhiệt ở nhiều nơi, nhu cầu xe ô tô ở đó cũng tăng trở lại. Đến lúc này, các hãng xe hơi đối mặt với một vấn đề mới. Trong lúc nhu cầu ô tô giảm, thì như đã nói, các nhà máy sản xuất chip bán dẫn chuyển dịch đơn hàng để phục vụ những ngành vẫn còn nhu cầu cao, giữ nguyên sản lượng chip xuất xưởng. Và dù là một trong những ngành chủ lực, nhưng ngành xe hơi cũng chỉ chiếm khoảng một phần mười tổng sản lượng chip bán dẫn hàng năm. Vậy là theo nhiều dự đoán, tình trạng ráp xe mà thiếu chip sẽ diễn ra trong nhiều tháng nữa.
Không phải tập đoàn xe hơi nào cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì tình trạng này. Lấy ví dụ Toyota, sau vụ động đất và sóng thần năm 2011, họ đã đa dạng hóa nguồn cung linh kiện bán dẫn. Còn Huyndai Motor Group thậm chí còn không hủy đơn hàng chip bán dẫn nào trong năm 2020 dù nhu cầu xe hơi giảm do đại dịch, nên họ vẫn rất ổn.
Theo nhiều đánh giá, tình trạng thiếu chip bán dẫn sẽ khiến ngành công nghiệp ô tô chịu thiệt hại khoảng 61 tỷ USD.
Theo Wired