Nhiều hồ thủy điện đang cận kề mực nước chết
Nhiều hồ thủy điện đang cận kề mực nước chết Từ ngày 2/6, thủy điện Lai Châu (tỉnh Lai Châu) ở thượng nguồn sông Đà ngừng hoạt động do hồ xuống dưới mực nước chết - mực nước không đủ để chạy máy phát điện. Đây là lần đầu tiên kể từ khi vận hành năm 2016 nhà máy rơi vào tình trạng này. Nhà máy có công suất 1.200 MW, lớn thứ ba trong hệ thống thủy điện bậc thang trên sông Đà, lần lượt là Lai Châu, Sơn La công suất 2.400 MW và Hòa Bình 1.920 MW. Với Thuỷ điện Sơn La, sau gần một tuần dừng hoạt động, sáng nay mực nước hồ thủy điện Sơn La (tỉnh Sơn La) lên trên mực nước chết khoảng một mét. Đơn vị quản lý cho biết nhà máy đã có thể phát điện, tuy nhiên hiện sẽ ưu tiên tích nước để sử dụng trong đợt nắng nóng sắp tới khi nhu cầu điện tăng cao. Theo Cục An toàn môi trường và Kỹ thuật công nghiệp (Bộ Công Thương), đến sáng 10/6, do mưa thượng nguồn, nước các hồ Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Chát, Bản Vẽ, Hủa Na, Trung Sơn, Thác Mơ đã lên xấp xỉ mực nước chết. Các nhà máy thủy điện vẫn dừng hoạt động, hoặc chỉ vận hành công suất thấp. Hiện nước hồ Thác Bà là 45,75 m, dưới mực nước chết hơn 4 m. Mực nước này khiến hệ thống đo nước tự động tê liệt. Hàng ngày công nhân nhà máy phải đo thủ công ba lần. Tại Quan Hóa, Thanh Hóa, hồ thủy điện Trung Sơn trên thượng nguồn sông Mã đã xuống dưới mực nước chết. Nhà máy có công suất 260 MW, gồm bốn tổ máy. Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 17 nguồn phát điện hoạt động, tổng công suất hơn 2.485 MW. Trong đó, có 11 nhà máy thủy điện, 2 nhà máy nhiệt điện, 3 nhà máy điện sinh kế và một nhà máy điện mặt trời. Do khô hạn kéo dài nên nước đổ về các hồ thủy điện rất thấp, làm sản lượng phát điện của 11 nhà máy chỉ đạt hiệu suất 35-50% so với cùng kỳ. Tại Nghệ An, do ảnh hưởng của nắng nóng, hạn hán kéo dài, nhiều hồ thủy điện đã gần cạn nước, sản lượng phát điện chỉ đạt 30-50% công suất thiết kế. Bản Vẽ, đóng ở huyện Tương Dương, là nhà máy thủy điện lớn nhất tỉnh Nghệ An với hai tổ máy, công suất 320 MW, dung tích hồ đầy nước là 1,3 tỷ m3. Ngoài tích nước để phát điện lên hệ thống điện lưới quốc gia, hồ còn cung cấp nước tưới tiêu cho vùng hạ du. Ngày 10/6, mực nước hồ ở cao trình 156,46 m, thấp hơn 20 m so với cùng kỳ. Mực này chỉ cao 1,46 m so với mực nước chết, dung tích còn lại chỉ đạt khoảng 40 triệu m3.
Chiều cao màn hình không khả dụng cho nội dung này. Vui lòng xoay dọc màn hình thiết bị.
Nhiều hồ thủy điện đang cận kề mực nước chết

Từ ngày 2/6, thủy điện Lai Châu (tỉnh Lai Châu) ở thượng nguồn sông Đà ngừng hoạt động do hồ xuống dưới mực nước chết - mực nước không đủ để chạy máy phát điện. Đây là lần đầu tiên kể từ khi vận hành năm 2016 nhà máy rơi vào tình trạng này.
Nhà máy có công suất 1.200 MW, lớn thứ ba trong hệ thống thủy điện bậc thang trên sông Đà, lần lượt là Lai Châu, Sơn La công suất 2.400 MW và Hòa Bình 1.920 MW.
Với Thuỷ điện Sơn La, sau gần một tuần dừng hoạt động, sáng nay mực nước hồ thủy điện Sơn La (tỉnh Sơn La) lên trên mực nước chết khoảng một mét. Đơn vị quản lý cho biết nhà máy đã có thể phát điện, tuy nhiên hiện sẽ ưu tiên tích nước để sử dụng trong đợt nắng nóng sắp tới khi nhu cầu điện tăng cao.
Theo Cục An toàn môi trường và Kỹ thuật công nghiệp (Bộ Công Thương), đến sáng 10/6, do mưa thượng nguồn, nước các hồ Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Chát, Bản Vẽ, Hủa Na, Trung Sơn, Thác Mơ đã lên xấp xỉ mực nước chết. Các nhà máy thủy điện vẫn dừng hoạt động, hoặc chỉ vận hành công suất thấp.
Hiện nước hồ Thác Bà là 45,75 m, dưới mực nước chết hơn 4 m. Mực nước này khiến hệ thống đo nước tự động tê liệt. Hàng ngày công nhân nhà máy phải đo thủ công ba lần.


Tại Quan Hóa, Thanh Hóa, hồ thủy điện Trung Sơn trên thượng nguồn sông Mã đã xuống dưới mực nước chết. Nhà máy có công suất 260 MW, gồm bốn tổ máy.
Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 17 nguồn phát điện hoạt động, tổng công suất hơn 2.485 MW. Trong đó, có 11 nhà máy thủy điện, 2 nhà máy nhiệt điện, 3 nhà máy điện sinh kế và một nhà máy điện mặt trời. Do khô hạn kéo dài nên nước đổ về các hồ thủy điện rất thấp, làm sản lượng phát điện của 11 nhà máy chỉ đạt hiệu suất 35-50% so với cùng kỳ.


Tại Nghệ An, do ảnh hưởng của nắng nóng, hạn hán kéo dài, nhiều hồ thủy điện đã gần cạn nước, sản lượng phát điện chỉ đạt 30-50% công suất thiết kế.
Bản Vẽ, đóng ở huyện Tương Dương, là nhà máy thủy điện lớn nhất tỉnh Nghệ An với hai tổ máy, công suất 320 MW, dung tích hồ đầy nước là 1,3 tỷ m3. Ngoài tích nước để phát điện lên hệ thống điện lưới quốc gia, hồ còn cung cấp nước tưới tiêu cho vùng hạ du.
Ngày 10/6, mực nước hồ ở cao trình 156,46 m, thấp hơn 20 m so với cùng kỳ. Mực này chỉ cao 1,46 m so với mực nước chết, dung tích còn lại chỉ đạt khoảng 40 triệu m3.
Thiếu điện chứ đâu thiếu tiền, in tiền rồi mua điện bên tàu là ok.
@Tên dài dằng dặc Tiền thích là in ta? In đi rồi lãnh hậu quả như nhà Zimbabwe,
@nebazoc Vô sản chuyên chính mà sợ gì ko in
@Tên dài dằng dặc Đất nước nào có máy in cứ thế mà in thì sản sanh ra 1 đống Zimbabwe.
@nebazoc Vậy là bác chưa hiểu bản chất câu trên rồi
Năm nay nắng nóng hạn hán hơn mọi năm
@lamtien338 Trái đất đang nóng dần lên, băng tan nhiệt độ càng khắc nghiệt hơn
@NghiepTranVINA giờ thì em lại thích mùa thu và mùa đông. nó se se lạnh vừa đủ để chơi
@lamtien338 Khí hậu mát mẻ thì dễ chịu hơn
Buồn ghê...
Lũ khỉ đã hết khát nước chưa ?
NTD1980
TÍCH CỰC
3 tháng
Quá là căng, nghe nói ngày nào cũng cắt điện te tua ở MB