[Có thể bạn chưa biết] Nhiều loại tương tác thuốc có thể rất nguy hiểm

BaroTo
21/12/2019 17:8Phản hồi: 67
[Có thể bạn chưa biết] Nhiều loại tương tác thuốc có thể rất nguy hiểm
Ai trong số ba người này đang có nguy cơ gặp nguy hiểm?
  • Uống thuốc giảm cholesterol bằng nước ép bưởi chùm?
  • Uống rượu sau khi uống thuốc giảm đau Acetaminophen?
  • Người đang dùng thuốc làm loãng máu và uống Aspirin khi bị đau đầu?
Trong các trường hợp trên, mỗi người đã vô tình tạo ra một loại tương tác thuốc nguy hiểm có thể dẫn đến suy thận, tổn thương gan hoặc chảy máu trong.

giphy.gif

Tương tác thuốc xảy ra khi sự kết hợp của một loại thuốc với một chất khác gây ra các tác dụng phụ. Thực phẩm bổ sung, thảo dược, các loại thuốc hợp pháp và các chất không hợp pháp đều có thể gây ra tương tác thuốc. Hầu hết các tương tác thuốc rơi vào hai loại:
  • Một là các chất tác dụng trực tiếp với nhau tạo thành chất mới.
  • Hai là các chất được cơ thể hấp thụ có tác dụng bổ trợ hoặc khắc chế nhau.
giphy (1).gif

Sau đây là các ví dụ về tương tác thuốc


Ví dụ 1: Chất làm loãng máu và Aspirin sẽ trở nên nguy hiểm khi kết hợp. Cả hai đều có tác dụng ngăn ngừa hình thành máu đông, chất làm loãng máu ngăn chặn sự hình thành các yếu tố đông máu, còn Aspirin ngăn các tế bào máu tụ lại thành các cục máu đông. Nếu sử dụng riêng lẻ thì chả sao nhưng nếu vô tình dùng chung, chúng có thể làm loãng máu đến mức nguy hiểm, thậm chí gây chảy máu trong. Đây là tương tác thuốc mà trong đó một chất làm gia tăng tác dụng của chất khác.


giphy (2).gif

Ví dụ 2: Cocaine và heroin đều nguy hiểm và nếu dùng chung, chúng càng trở nên nguy hiểm gấp nhiều lần. Cocaine là một chất kích thích làm tăng nhịp tim, khiến cơ thể cần nhiều oxy hơn. Nhưng heroin, một chất gây ức chế làm chậm nhịp thở làm giảm khả năng cung cấp oxy cho cơ thể. Sự kết hợp này làm căng các cơ quan, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Đây là tương tác thuốc mà trong đó hai chất có vẻ triệt tiêu lẫn nhau nhưng thật ra đang bóp nghẹt bạn.

giphy (3).gif

Ví dụ 3: Sự tương tác giữa nước bưởi chùm và một số loại thuốc giảm cholesterol như Statin có liên quan đến khả năng chuyển hóa thuốc của gan. Gan sản xuất enzyme, các phân tử tạo điều kiện cho sự phân hủy các chất xâm nhập vào cơ thể. Enzyme vừa có thể kích hoạt thuốc bằng cách phá vỡ chúng thành các thành phần trị liệu, vừa có khả năng vô hiệu hóa bằng cách phá vỡ các hợp chất có hại thành các chất chuyển hóa vô hại. Có rất nhiều Enzyme khác nhau, mỗi loại có khả năng kết hợp với một số chất cụ thể. Bưởi chùm liên kết với cùng loại Enzyme với Statin, làm cho lượng Enzyme phù hợp để phá vỡ Statin ít đi. Sự kết hợp này đồng nghĩa với nồng độ lớn thuốc Statin còn tồn tại trong máu dẫn đến suy thận.

giphy (4).gif

Ví dụ 4: Rượu cũng có thể làm thay đổi chức năng của Enzyme phá vỡ Acetaminophen - thành phần trong các thuốc giảm đau như Paracetamol. Acetaminophen được chuyển thành chất độc hại nhưng với liều khuyến cáo, thường không đủ để gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên nếu uống nhiều rượu có thể làm thay đổi hoạt động của Enzyme do đó sản phẩm phụ được sản xuất nhiều hơn và có khả năng gây tổn thương gan nghiêm trọng.

giphy (5).gif

Ví dụ 5: Trong khi đó, một vài phương thuốc thảo dược như Saint John’s Wort làm tăng khả sản xuất một loại Enzyme đặc biệt của gan. Điều đó có nghĩa là các loại thuốc phù hợp với loại Enzyme này sẽ được chuyển hóa nhanh hơn, đôi khi quá nhanh trước khi chúng có tác dụng chữa bệnh đối với cơ thể.

giphy (6).gif

Mặc dù số lượng tương tác thuốc ngày càng tăng nhưng hầu hết các tương tác nguy hiểm đều được phát hiện. Một số nhà nghiên cứu đang phát triển các chương trình AI để dự đoán tác dụng phụ của tương tác thuốc. Đối với các loại thuốc mới, siêu máy tính đang được sử dụng để tìm các tương tác tiềm năng trong khi các loại thuốc này vẫn đang được phát triển.

Quảng cáo


Nguồn: TED-Ed
67 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

toolkit
CAO CẤP
4 năm
Rất nguy hiểm
•﹏•
ĐẠI BÀNG
4 năm
@toolkit Không biết uống thuốc xổ và thuốc kích dục chung với nhau có tác dụng phụ gì không nhỉ? :v
@•﹏• bazo quá men
HungSK
ĐẠI BÀNG
4 năm
@toolkit @toolkit Ông này đc sinh ra từ thuốc kích *** và thuốc tranh thai uống cùng nhau này 😁
icklad
TÍCH CỰC
4 năm
@•﹏• Tôi nội soi đại tràng rồi.dc cho uống thuốc xổ.lúc đấy ông chỉ có nhà vệ sinh và giấy lau thôi.ko cứng đc đâu bro.
nói chúng là mình sẽ ghi nhớ để tránh làm những điều trên
nhatminhxeom
ĐẠI BÀNG
4 năm
@matongthiennhienso1 Đúng thế. Đặc biệt là không nên chơi cocaine và heroin cùng lúc. Vì như vậy hơi phí, nên chia ra chơi 2 đợt cho an toàn
quangdtvt
ĐẠI BÀNG
4 năm
@nhatminhxeom Tinh tế k có nút haha nhỉ
@nhatminhxeom Cứ múc 2 thứ đó nó máu cụ ơi..haha
Giờ ăn uống phải khoa học. Không như thích cái nào là kết hợp cái đó.
Uống rượu cùng với thuốc sẽ thành rượu thuốc bổ dưỡng 😃
hsthpt
TÍCH CỰC
4 năm
Nước bưởi ở đây là bưởi chùm ở châu Mỹ. Không phải bưởi Việt Nam mình. Admin trước khi share vui lòng kiểm tra lại thông tin tránh gây hoang mang dư luận!
@hsthpt okla, cảm ơn bạn đã góp ý ^^
vipkp3
TÍCH CỰC
4 năm
Nên uống thuốc là cứ khuyến khích nước lọc là ổn
@vipkp3 nhớ lúc nhỏ uống thuốc sợ đắng toàn là dùng nước ngọt để uống thuốc 😁
vipkp3
TÍCH CỰC
4 năm
@nhoxs2zin Giờ uống nước lọc đi bạn nhé
Ghi rõ là bưởi chùm nhé, Grapefruit(bưởi chùm) nó khác với Pomelo(bưởi) ad @BaroTo ơi 😃
Cái này là do tiếng Việt mình dịch từ đó ra vậy nên rất dễ gây hiểu nhầm
@Hassler cảm ơn bạn nhé!
Nói túm lại, Testosterone tự nguyện + Estrogen tự nguyện là nguyên nhân gây yếu sinh lý sau khoảng 10'-30' tương tác 😁. Và nguy hiểm hơn cho những ai họ "gà" chỉ với 30s tương tác. Thật là nguy hiểm. Các bạn lưu ý nhé!
rotori
TÍCH CỰC
4 năm
@Darklord.Py tác dụng phụ ói mửa, buồn nôn, đầy bụng, 9 tháng mới tiêu
Chưa uống thuóc đó bao g
Cái ví dụ 2 thì rất thực tế. Bạn nào sẽ, đã và đang thì lưu ý nhé :v
tilamdong
ĐẠI BÀNG
4 năm
Grapefruit = bưởi chùm, bưởi đắng, bưởi nho, loại này không có ở VN
Nó không phải là pomelo, loại bưởi phổ biến ở VN
Tinh tế kiến thức sâu rộng thịt
Với cái ma trận Thuốc như ở Việt Nam thì liệu có bao nhiêu người có kiến thức mà né =))
cũng khó nhỉ, toàn mấy tên thuốc lạ
Thuốc là con dao 2 lưỡi . Cứu người và hại người cũng nó. Lợi về mặt này nhưng tác hại về mặt khác......Nói tóm lại bất cứ điều gì cũng có 2 mặt của nó cả . Nên dùng thuốc theo toa BS chỉ định. Đừng lạm dụng theo thói quen hoặc do ai mách bảo. VD nhức đầu , cảm ra tiệm thuốc khai bệnh họ bán 1 vốc thuốc về uống chả biết ra sao . Nếu là BS chỉ cần 1 hay 2 viên là đủ. Làm thế nhà thuốc họ mới giàu chứ . Ở nước ngoài thì ngoài BS ra không ai được quyền kê toa cả. Nhà thuốc, siêu thi......sẽ không bán nến không có toa thuốc của BS cho dù bạn trả 100 đồng cho 1 viên họ cũng chả dám bán. Lúc trước đi khám BS Việt . Mình thường khai bệnh và ông ta cho dư ra vài viên Aspirin về bỏ vô lọ để dành sau này có bịnh từ từ uống 😁. Vì đến BS sĩ thì khi về sẽ bị thêm bịnh viêm màn túi nữa .:D Đau bụng do tiêu hóa. Nó kêu nằm đó 2 giờ đau thí mịa chả cho 1 viên thuốc . Nếu tự khỏi thì về còn không thì lúc đó nó mới xét nghiệm các thứ......Nếu mún nhanh gọn lẹ thì đóng 400 hay 500 là nhanh ngay. Heheheheheheheh
@pond1597 Dược sĩ mới là chuyên gia về thuốc ông ơi.
tristan7684
ĐẠI BÀNG
4 năm
@lenam098 Dược sĩ chuyên chế thuốc chứ còn điều trị, liều lượng bao nhiêu là bác sĩ nhé. 1 ông chuyên sản xuất xi măng không thể xây được nhà đâu.
@tristan7684 Ờ. Vậy tớ bậy rồi nhỉ
@pond1597 Hiện nay chưa có luật rõ ràng để ra đời chuyên ngành này. Nhưng mà DƯỢC SĨ LÂM SÀNG sẽ là người cấp phát và hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc :D cơ mà chắc vài năm nữa cũng sẽ ra thôi
@tristan7684 @tristan7684 không đúng nhe ông vì bên mình chưa có luật đó tuy nhiên dược sĩ lâm sàng là người hiểu rõ nhất về liều lượng, tác dụng, cơ chế, tác dụng phụ của thuốc. Do bác sĩ là người nắm rõ tình trạng bệnh của bệnh nhân nên sẽ ra thuốc nhưng Dược sĩ lâm sàng có quyền can thiệp vào toa nếu toa đó chưa hợp lý hoặc có bằng chứng về tương tác giữa các thuốc cũng như hợp lý về liều lượng

p/s: dược sĩ có rất nhiều chuyên ngành không phải chỉ có chế thuốc nên bao gồm như quản lý và cung ứng thuốc (đi ship thuốc, marketing thuốc,...), kiểm nghiệm thuốc (đảm bảo chất lượng thuốc ra thị trường,...), dược sĩ lâm sàng (đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và cung cấp tất cả thông tin về thuốc cũng như tác dụng phụ, cách dùng,....)
manhnt97
ĐẠI BÀNG
4 năm
Bài viết hữu ích quá
Không riêng gì các chất tương tác mà thuốc bổ uông chung với thuốc bênh cũng sẽ giảm hay lamf mất hiệu năng điều trị... thuốc bôe=r nên uông xa thuốc bênh 2-3 tiêng..
taij mỸ thì BS không bao giò kê thuốc bổ để uông chung chung vơ thuóc bênh cả , trong khi thì tại Vn thường kê thêm thuốc bổ...
NGươig lơn loãng xuơng BS kê toa mua thuốc bổ xương con nít thật là quá bậy...haymóc ngặoc vơi nhà thuốc Tây ?

Uống thuốc bổ lúc nào trong ngày thì tốt?
January 29, 2019

(Hình minh họa: Getty Images)
LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà: www.bacsihongocminh.com.


Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh




  1. Thuốc Aspirin giúp chữa trị ung thư
Một nghiên cứu mới đây từ trường Đại Học Y Khoa Cardiff University, Anh Quốc cho thấy thuốc Aspirin có khả năng giảm con số tử vong vì ung thư.

Nghiên cứu này tổng hợp trên 70 nghiên cứu khác nhau, so sánh 120,000 bệnh nhân bị ung thư và có uống thuốc Aspirin và 400,000 bệnh nhân ung thư khác không dùng thuốc Aspirin. Phân tách dữ liệu cho thấy con số tử vong vì ung thư giảm đi 24%, và còn giảm 19% nguy cơ tử vong vì mọi lý do khác nhau không liên hệ đến ung thư.

Trái với sự lo ngại rằng thuốc Aspirin làm tăng nguy cơ bị chảy máu đường ruột, nghiên cứu tổng hợp này cho biết, trong số 1000 người dùng thuốc chỉ có 1 tới 2 người bị phản ứng phụ chảy máu đường ruột. Con số này còn thấp hơn con số bị chảy máu vì bị bệnh loét bao tử.

Như thế không những Aspirin có khả năng ngăn ngừa ung thư mà con giúp chữa trị ung thư khi kết hợp với những loại thuốc khác.

  1. Uống thuốc bổ lúc nào trong ngày thì tốt?
Cơ thể chúng ta thay đổi theo chu kỳ tuần hoàn trong ngày, đại khái như sóng thủy triều. Một số hormone tăng cao buổi sáng, số khác tăng buổi chiều hay trong khi ngủ. Tương tự, một số hoạt động hợp cho một thời điểm nào đó trong ngày. Ví dụ như, uống cà phê thì phải uống vào buổi sáng, tốt nhất là vào khoảng 10 giờ sáng và không nên uống sau 2 giờ chiều.

Thường thường, thuốc bổ hay thuốc phụ supplements thật ra không cần thiết cho lắm, có cũng được mà quên thì cũng chẳng hại gì. Câu trả lời đúng nhất cho thuốc bổ là nhớ khi nào thì uống khi đó, khác với những loại thuốc trị bệnh.

Tuy nhiên, cho những ai muốn uống thuốc bổ, do sự tiêu hóa và thẩm thấu vào cơ thể khác nhau cho từng loại thuốc, vì thế thời điểm uống thuốc cũng cần quan tâm. Ví dụ, các loại thuốc bổ có thể hòa tan trong nước như vitamin B hay vitamin C có thể uống bụng đói hay bụng no, các loại thuốc phụ khác phải uống khi bụng no. Sau đây là một số thuốc cần biết:

Những loại thuốc có thể hòa tan vào chất béo, tốt nhất là uống vào bữa ăn.

Các loại vitamin tan vào chất béo như vitamins (A, D, E, and K), tốt nhất uống với thức ăn có chất béo. Lý do, chất béo trong thức ăn sẽ kích thích một số men enzyme và mật tiết ra để giúp chuyên chở chất béo qua màng ruột trở về lá gan để tiêu thụ. Nếu không có động cơ hấp thụ chất béo, các loại thuốc vitamin nầy sẽ khó nhập vào máu và đi theo phân ra ngoài mà thôi. Tuy nhiên cũng không nên lấy lý do nầy mà làm thêm một tô phở tái có nước béo, hay ngốn một miếng pizza to tổ bố trước khi uống thuốc bổ. Cơ thể chỉ cần khoảng 5gm chất béo là đủ, tương đương khoảng một miếng avocado nho nhỏ.

Hầu hết các loại đa sinh tố multivitamin hay thuốc bổ thai, do vậy nên uống vào bữa ăn.


(Hình minh họa: Getty Images)
Vitamin thuộc nhóm B, nên uống vào bữa ăn sáng


Nếu dùng vitamin thuộc nhóm B, hay thuốc đa sinh tố, thuốc bổ thai có nhiều vitamin nhóm B, thì nên uống vào buổi sáng. Vitamin nhóm B thuốc loại kích thích năng lượng vì thế uống vào buổi tối khó khi sẽ làm cho khó ngủ. Cho những bà mẹ đang mang thai, uống thuốc bổ buổi sáng có khi dễ bị buồn nôn, thì nên uống vào buổi trưa.

Thuốc Calcium, không nên uống chung với thuốc có chất kẽm hay chất sắt


Nếu uống thuốc “bổ xương” calcium mà muốn uống thêm thuốc bổ có chứa chất sắt hay chất magnesium hay chất kẽm, thì trên chia cách ra vài giờ trong ngày, hay khác bữa ăn. Calcium sẽ cạnh tranh với các nguồn chuyên chở và không cho cơ thể thẩm thấu chất kẽm, chất sắt. Nói cách khác, ba thứ này sẽ vật lộn với nhau trong cơ thể.

Ngoài ra, nên nhớ có thể chỉ hấp thụ được tối đa là 600mg calcium cho mỗi lần uống, ví thế nên chia ra làm nhiều lần. Nếu uống trên 600mg, hầu hết calcium sẽ tuột ra cửa sau, đi tuốt luốt.

Thuốc có chất sắt hay chất magnesium, nên uống vào buổi tối


Chất sắc có thể làm khó chịu bao tử, trong khi đó chất magnesium có tính cách nhuận trường và làm cho dễ ngủ vì thế không nên uống trong ngày làm việc. Ngoài ra cà phê sẽ làm cho cơ thể bớt hấp thụ chất sắt, do đó càng không nên uống chung hay uống gần nhau. Do đó hai loại thuốc nầy nên uống vào buổi tối, bữa ăn chính, nhiều thức ăn để tránh xót ruột. Nguyên tắc chung, tất cả các loại thuốc nào có ảnh ưởng đến đường ruột hay bao tử thì nên uống vào buổi ăn tối.

Thuốc có chất xơ, fiber, nên uống ngay trước giờ đi ngủ


Tất cả các loại thuốc có chất xơ có thể ngăn cản sự hấp thụ của các loại thuốc bổ hay kể cả các loại thuốc trị bệnh vì thế nên uống riêng biệt trước giờ đi ngủ, và nên uống với nhiều nước.

Nguyên tắc chung cho tất cả các loại thuốc bổ


Một số thuốc vitamin có tích cách hỗ trương lẫn nhau. Ví dụ như thuốc vitamin D và magnesium giúp cho cơ thể hấp thụ được calcium, do dó ba loại thuốc nầy thường đợc kết hợp với nhau. Vitamin B12 và vitamin C giúp cơ thể thẩm thấu folic acid, ngoài ra vitamin C còn giúp hấp thụ chất sắt. Ba loại vitamin nầy do đó rất cần cho người ăn chay trường vì thiếu vitamin B12, folic acid, và chắt sắt cần cho hồng huyết cầu.

Môt số thuốc vitamin do đó tốt nhất là nên uống rời nhau và chia ra làm nhiều cử. Trong trường hợp không chắc cho lắm thì chỉ nên uống một viên đa sinh tố vào buổi trưa là xong.

Xem ra nghệ thuật uống thuốc vitamin cũng lắm công phu! Thôi thì nên uống một viên thuốc Aspirin là có lợi nhất.
theladu
CAO CẤP
4 năm
Cần phải lưu lại lấy kiến thức cho cuộc sống..!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019