Nhìn lại những tấm ảnh đẹp chụp từ kính viễn vọng Hubble trong thập kỉ 2010s vừa qua

18/12/2019 8:24Phản hồi: 71
Nhìn lại những tấm ảnh đẹp chụp từ kính viễn vọng Hubble trong thập kỉ 2010s vừa qua
Nếu nói về công cụ vĩ đại nhất mà loài người từng tạo ra chúng ta không thể không nhắc đến kính thiên văn vũ trụ Hubble. Nó được phóng vào không gian từ ngày 24 tháng 4 năm 1990, trải qua xấp xỉ 30 năm làm việc trong vũ trụ, Hubble đã mang về cho loài người hàng hà sa số các tấm hình, thông tin, dữ liệu từ những thiên thể khác xung quanh chúng ta. Dưới đây là tổng hợp những tấm ảnh ấn tượng nhất được chiếc kính này chụp được trong thập kỉ vừa rồi, từ năm 2010 tới cuối năm nay:

hubble_14.jpg
Bức ảnh trên chụp vào tháng tư năm 2010: Bức ảnh ghi lại đỉnh của một mớ hỗn loại các đám mây bụi và khí gas vũ trụ có chiều cao lên tới 3 năm ánh sáng. Đây được chọn là hình ảnh kỉ niệm 20 năm ngày phóng kính Hubble lên quỹ đạo quanh Trái Đất. Ánh sáng mờ của đám mây này bị lấn át bởi những ngôi sao sáng hơn xung quanh nó, đồng thời từ bên trong có những ngôi sao trẻ đang hình thành cũng phát ra những tia sáng xuyên ra ngoài. Đám mây khí và bụi này được gọi là tinh vân Carina, nằm cách 7500 năm ánh sáng về phía nam của chòm sao Carina.

hubble_13.jpg
Tháng 4 năm 2011, các nhà thiên văn đã hướng kính Hubble về phía một thiên hà tương tác gọi là Arp 273. Thiên hà này bao gồm thiên hà nhỏ hơn là UGC 1810 và UGC 1813. Hai thiên hà này tương tác với nhau bởi lực hấp dẫn. Hình ảnh này được chọn là ảnh kỉ niệm 21 năm ngày Hubble được triển khai hoạt động ở trong không gian. Những phần ánh sáng phát ra từ thiên hà này được phát ra từ những ngôi sao xanh trẻ cực kì nóng dưới dạng tia cực tím.

hubble_12.jpg

Tinh vân Đầu ngựa được kính thiên văn Hubble chụp vào tháng 4 năm 2013. Nó có hình dạng như một con cá ngựa và có tên khác là Barnard 33. Thực ra bức ảnh bên trên được chụp bằng ánh sáng hồng ngoại, một loại ánh sáng có bước sóng dài hơi những ánh sáng mà mắt người có thể nhìn được. Ánh sáng hồng ngoại có thể xuyên qua lớp bụi vũ trụ dày đặc, từ đó giúp Hubble có thể thu nhận được.

hubble_11.jpg
Tháng 5 năm 2013, từ khoảng cách 2000 năm ánh sáng từ Trái Đất, kính Hubble có thể chụp được hình ảnh một tinh vân có dạng hình nhẫn như tên gọi của nó - Ring Nebula. Những đốm trắng mà anh em có thể quan sát được trong hình chính là những ngôi sao lùn trắng siêu nóng. Sao lùn trắng là một trong những bước tiến hoá sao trong vũ trụ, ví dụ Mặt Trời sẽ tiến hoá thành sao lùn trắng tương tự - trong khoảng 5 tỉ năm nữa. Tinh vân chiếc nhẫn có nhìn dạng vòng khá đẹp, bao gồm một vùng màu xanh ở giữa và quầng sáng đỏ bên ngoài.

hubble_10.jpg
Bức ảnh ấn tượng bên trên có tên là Hubble Ultra Deep Field được chụp bằng Wide Field Camera 3, một dạng camera góc rộng mà anh em hay sử dụng hiện nay, tổng hợp từ những tấm hình riêng lẻ chụp trong khoảng thời gian 2002 tới 2012. Camera góc rộng này được nâng cấp thêm cho Hubble vào năm 2009. Bức ảnh cho thấy cả một vùng "nhỏ" trong không gian khu vực chòm sao Fornax ở bán cầu Nam.

hubble.jpg
Ảnh chụp thiên hà Andromeda chính là bức ảnh to nhất mà kính viễn vọng Hubble từng chụp ra. Mặc dù thiên hà M31 này cách chúng ta tận 2 triệu năm ánh sáng, nhưng kính Hubble vẫn đủ sức mạnh để chụp và có thể nhìn rõ những ngôi sao riêng lẻ trong tấm ảnh. Andromeda là thiên hà hàng xóm của Dải Ngân Hà mà chúng ta đang ở. Nó có chiều dài lên tới 61 ngàn năm ánh sáng. Để dễ so sánh, việc chụp thiên hà Andromeda rõ đến từ ngôi sao cũng giống như việc chụp một bãi biển với độ chi tiết có thể soi được từng hạt cát trong đó. Trong tấm ảnh, ước lượng có khoảng 100 triệu ngôi sao. Bức ảnh này đem lại rất nhiều ý nghĩa khoa học trong việc nghiên cứu thiên văn với con người.

hubble_9.jpg
Bằng việc thu nhận các tia hồng ngoại gần vùng khả kiến (vùng ánh sáng có bước sóng mà mắt người nhìn thấy được), người ta có thể chụp được tinh vân Đại bàng và những ngôi sao ẩn náu bên trong nó. Bức ảnh được chụp vào tháng 1 năm 2015

hubble_8.jpg
Tấm ảnh chụp những ngôi sao trẻ lấp lánh như pháo hoa để kỉ niệm một phần tư thế kỉ từ khi con người bắt đầu khám phá hệ mặt trời. Bức ảnh này xuất hiện khá nhiều mỗi khi có một chủ đề về vũ trụ, riêng mình cực kì thích tấm hình này vì màu sắc và bố cục của nó 😁

Quảng cáo



hubble_7.jpg
Cụm các ngôi sao tụ vào dạng hình cầu như thế này được đặt tên là NGC 104, hay còn gọi với cái tên 47 Tucanae, thuộc chòm sao Tucana (Chim Tu-căn). Đây là cụm sao sáng nhất mà chúng ta từng quan sát, chỉ sau Omega Centauri. Bức ảnh này được chụp vào tháng 5 năm 2015.

hubble_6.jpg
Ảnh chụp cặp ngân hà kề nhau này được Hubble ghi nhận vào tháng 4 năm 2017. Ngân hà bên trái có tên là NGC 4302 và còn lại là NGC 4298. Cả hai đều cách chúng ta 55 triệu năm ánh sáng. NGC 4298 gần như quay mặt về chúng ta, cho phép chúng ta quan sát một cách trực diện. Trong khi đó NGC 4302 chỉ có thể thấy qua phần rìa của nó. Bức ảnh được ghép từ 4 tấm ảnh khác chụp từ kính Hubble từ ngày 2 đến 22 tháng 1 năm 2017 và được công bố vào tháng 4 sau đó.

hubble_5.jpg
Tinh vân Con Cua là kết quả của một vụ nổ siêu tân tinh đã từng được chú ý bởi các nhà thiên văn Trung Quốc vào năm 1054. Nó cách TĐ chúng ta 6500 năm ánh sáng. Ở trung tâm tinh vân này là một ngôi sao nơtron với mất độ cực lớn, tự quay với tốc độ 33 mili giây mỗi vòng. Điều này là nó phát xạ ra những ánh sáng và sóng vô tuyến được gọi là các xung pulsar. Hình dạng phức tạp của nó được lý giải cũng từ đó mà nên. Hình ảnh được kết hợp từ 5 kính thiên văn khác nhau: VLA (sóng vô tuyến) màu đỏ, Kính thiên văn không gian Spitzer (hồng ngoại) màu vàng, Hubble (Khả kiến) màu xanh lá, và Đài thiên văn Chandra (tia X) màu tím.

hubble_4.jpg
Thiên hà NGC 1015 nằm trong chòm sao Cetus cách chúng ta 118 triệu năm ánh sáng được chụp vào tháng 2 năm 2018. Nó rất sáng, rộng và có dạng xoắn ốc tương tự như Dải Ngân Hà của chúng ta vậy.

Quảng cáo



hubble_3.jpg
Hình ảnh trên chọn là ảnh kỉ niệm 28 năm Hubble làm việc trong không gian. Trong giữa tấm ảnh, chúng ta có thể thấy một ngôi sao trẻ khổng lồ sáng hơn mặt trời 200.000 lần đang phát sáng ra những chùm tia cực tím cực mạnh, đồng thời là những cơn bão vũ trụ xung quanh nó. Bức ảnh này chụp tinh vân Lagoon các chúng ta 4000 năm ánh sáng và có thể quan sát bằng một ống nhòm đơn giản (dưới dạng một vệt sáng cùng với lõi sáng nho nhỏ).

hubble_2.jpg
Ánh sáng xanh trong hình được gọi là ánh sáng Magie, nó giúp chúng ta có thể quan sát được những nơi mà chúng ta chưa từng thấy trước đó. Lúc bấy giờ, Hubble đã được nâng cấp và có thể sử dụng Wide Field Camera 3 để chụp các tinh vân phát xạ tia cực tím.

hubble_1.jpg
Mới đây nhất là tấm ảnh được công bố vào tháng 12 năm 2019, năm cuối cùng của thập kỉ này. Tấm ảnh chụp sao chổi 21/Borisov đang bay ngang qua hệ Mặt Trời của chúng ta và trôi xa ra trong không gian vũ trụ. Đây chỉ mới là sao chổi thứ 2 từng được ghi nhận là từng bay ngang qua hệ mặt trời của chúng ta.
71 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

huy6683
TÍCH CỰC
4 năm
Vũ trụ là Vô Tận
@huy6683 coi cho vui chứ chả biết nó có thật hay ko 😁
Sony A7
ĐẠI BÀNG
4 năm
@huy6683 sao nhẹ dạ cả tin thế¿ Có lên đó rồi à¿

Tôi thấy chúng ta như một phần của tế bào cơ tuể nào đó, mà người ta hay gọi là vi khuẩn.
Không gian vô tận
Vũ trụ đéo bao giờ có giới hạn
TnQ NMT
TÍCH CỰC
4 năm
Không biết có tương lại kiểu như phim Passengers xuất hiện ko nhỉ 😁:D. Mình thấy cái đó khả thi phết. Hoặc là ng ta sinh sống trên 1 con tàu vũ trụ di chuyển với vận tốc ánh sáng, trong vài chục hoặc vài trăm năm để đến với hành tinh khác có hỗ trợ sự sống chẳng hạn. :D:D
@TnQ NMT Bao nhiêu lần bảo đọc cuốn này mà chưa đọc được. Tối nay phải kiếm đọc mới đc.
TnQ NMT
TÍCH CỰC
4 năm
@bud's đọc gấp bác 😁:D không hối hận đâu
TnQ NMT
TÍCH CỰC
4 năm
@dktran01 Bài toán lương thực thì mình nghĩ hiện tại con người đủ năng lực để canh tác trong môi trường nhà kính rồi 😁. Còn năng lượng với động cơ thì chưa khả thi thật. Hồi trước có một bác kỹ sư nào đó thiết kế được nguyên bản buồm mặt trời, nhưng nghe nói không đủ đô khi đi xa hệ mặt trời thì phải :rolleyes::rolleyes::rolleyes:. Rồi có một loại động cơ kích nổ bom nguyên tử sau đít, rồi có 1 bộ phận nó hấp thụ năng lượng tỏa ra chuyển thành động năng rồi phóng đi, nhưng kiểu đó thì ko biết bao nhiêu bom cho đủ :D:D
@TnQ NMT Bài toàn năng lượng thì không khó, vì vốn dĩ chúng ta có năng lượng mật độ cao như hạt nhân rồi.
Động cơ thì là động cơ iron-thruster cũng có rồi. Vấn đề là chưa có động cơ đủ mạnh để đưa toàn bộ thứ đó thoát khỏi nhà Trái Đất. Chơi kiểu lắp ráp như ISS thì lại nữa chừng.

quan trọng là éo có tiền + mục đích khi thế giới này còn bon chen với nhau.
zonzonbk
ĐẠI BÀNG
4 năm
Đẹp quá
CuongLam02
TÍCH CỰC
4 năm
Xem các video về vũ trụ không bao giờ không hồi hộp, có video mình đã xen đi xen lại nhiều lần, kỹ thuật dẫn truyện của các chuyên gia cũng vô cùng cuốn hút.
cho các bạn muốn xem video mình thích nhất về vũ trụ :
yldbk
TÍCH CỰC
4 năm
Bức đầu tiên có ai nhìn thấy con mãnh hổ không?
Bức thứ 13 có ai nhìn thấy Thủ lĩnh hành tinh Doom trong truyện Dũng sỹ Hesman như mình không?
đợi một ngày james webb được phóng lên, hubble sẽ được nghĩ ngơi.
Trái đất của chúng ta cũng chỉ là 1 con vi khuẩn trong thế giới vũ trụ thôi (y như con vi khuẩn sống trên cơ thể cá voi). 😁
@manchirua Trước mình cũng hay nghĩ đến so sánh kiểu như vậy. Thậm chí là trái đất chỉ như 1 hạt cát so với cả sa mạc, hoặc so với cả trái đất (hạt cát là trái đất, trái đất là vũ trụ). Nhưng thực sự vũ trụ lớn hơn thế rất rất nhiều.
Đếm nãy giờ được chừng 99 triệu ngôi sao rồi, mệt quá ae đếm tiếp giúp mình nhé

https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2019/12/4856424_hubble.jpg
trannam2089
ĐẠI BÀNG
4 năm
đẹp mà hiếm có những cái này
Tuanpht
TÍCH CỰC
4 năm
Đẹp như mơ vậy á
vl ,chú cuội làm gì tận trên này zậy 😁
upload_2019-12-19_15-53-7.png
Vũ trụ bao la
Mấy viên đá vô cực Infinity stone kìa
Tuyệt vời
snitch1509
ĐẠI BÀNG
4 năm
Tạo hoá biết cách làm đẹp quá
NatvPa
TÍCH CỰC
4 năm
Nếu có 1 tinh vân gần trái đất đến nỗi kích cỡ nhìn thấy ngang mặt trăng chắc bầu trời đêm đẹp lắm

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019