Nhóm nghiên cứu GE phát triển thành công phương pháp làm mát cho tủ lạnh bằng từ trường

ND Minh Đức
14/2/2014 5:54Phản hồi: 17
Nhóm nghiên cứu GE phát triển thành công phương pháp làm mát cho tủ lạnh bằng từ trường
magnetocaloric-refrigeration.jpg

Các nhà nghiên cứu tại tập đoàn khoa học công nghệ đa quốc gia General Electric (GE) đã phát triển thành công một công nghệ làm lạnh mới áp dụng cho tủ lạnh bằng cách sử dụng từ trường. Phương pháp này hứa hẹn có thể áp dụng việc làm lạnh trên tủ lạnh giúp cải thiện lượng điện năng tiêu thụ từ 20 đến 30% so với phương pháp hiện tại đồng thời thân thiện với môi trường hơn.

Tủ lạnh là thiết bị điện gia dụng hết sức phổ biến tại các gia đình. Từ trước đến nay, mặc dù nhận được nhiều sự cải tiến giúp vận hành hiệu quả hơn, tủ lạnh vẫn là 1 trong những thiết bị tiêu thụ điện nhiều nhất trong nhà. Nguyên lý làm lạnh của đa số các tủ lạnh hiện nay vẫn dựa trên hóa chất CFC và luôn truyền lượng nhiệt đáng kể ra môi trường xung quanh.

Làm lạnh bằng từ tính không phải là một ý tưởng quá mới mẻ. Vào những năm 1880, nhà vật lý người Đức Emil Warburg đã phát hiện ra hiệu ứng magnetocaloric (hiệu ứng từ nhiệt) - Hiệu ứng khi một số loại vật liệu cố thể thay đổi nhiệt độ khi tiếp xúc với từ trường. Vào thời điểm đó, người ta bắt đầu suy nghĩ tới việc áp dụng hiệu ứng từ nhiệt vào công nghệ làm lạnh.

Sau đó, hệ thống làm lạnh bằng từ tính được tái phát triển vào những năm 1930 bởi các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos (LANL) thuộc bang New Mexico, Mỹ và đã đạt được một số thành công nhất định trong công nghệ làm lạnh vào những năm 1980.

Tuy nhiên, công nghệ đã không thể áp dụng vào tủ lạnh dân dụng do để hạ nhiệt độ xuống, người ta phải dùng những khối nam châm siêu dẫn vốn cần một lượng điện năng lớn để hoạt động.

Cách đây gần 1 thập kỷ, nhóm các nhà nghiên cứu GE từ Mỹ và Đức đã hợp tác với nhau để tiếp tục phát triển công nghệ làm lạnh dựa vào nhiều loại vật liệu từ tính đặc biệt. Những phương pháp mới luôn được áp dụng nhằm hạ nhiệt độ xuống. Cho tới cách đây 5 năm, một kỹ sư thuộc GE mang tên Michael Benedict đã xây dựng thành công 1 mô hình làm lạnh có thể đưa nhiệt độ xuống tới 1 độ C. Tuy nhiên, kích thước của thiết bị vẫn còn quá lớn.

magnetocaloric-refrigeration-1.jpg

Gần đây, các nhà khoa học vật liệu thuộc nhóm nghiên cứu đã tình cờ đạt được một bước đột phá lớn, phát hiện ra loại nam châm hợp kim nickel và mangan có thể hoạt động ở nhiệt độ phòng. Bằng cách sắp xếp các thanh nam châm vào 1 chuỗi gian làm mát 50 giai đoạn. Bước đầu, nhóm nghiên cứu đã có thể làm giảm nhiệt độ của một dòng nước nóng 45 độ C chảy qua. Theo Benedict, thành viên nhóm nghiên cứu mô tả rằng thiết bị chỉ có kích thước của một chiếc xe đẩy nhỏ.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Venkat Venkatakrishnan cho biết: "Chưa có người nào trên thế giới có thể thực hiện phương pháp làm mát qua nhiều giai đoạn. Chúng tôi tin rằng nhóm nghiên cứu sẽ là những người đầu tiên có thể thu nhỏ cỗ máy làm mát bằng từ trường. Chúng tôi cũng sẽ là những người đầu tiên bước vào giai đoạn phát triển làm lạnh bằng từ tính."

Nhóm nghiên cứu đã trình bày hệ thống với một chuyên gia thuộc Bộ năng lượng Mỹ, chuyên viên của nhà trắng và cục bảo vệ môi trường Mỹ. Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục định hình cho giai đoạn tiếp theo và hy vọng có thể làm lạnh từ nhiệt độ 56 độ C mà vẫn sửu dụng lượng điện năng thấp nhất.

Mục tiêu cuối cùng của nhóm nghiên cứu là có thể áp dùng công nghệ bằng từ tính để thay thế hoàn toàn công nghệ làm lạnh bằng hóa chất trên các tủ lạnh hiện tại. Venkatakrishnan cho biết thêm: "Chúng tôi đã dành ra hơn 100 năm để tìm cách làm cho chiếc tủ lạnh vận hành hiệu quả hơn. Bây giờ chúng tôi đang tìm cách cải thiện nhiều hơn nữa cho lộ trình 100 năm tiếp theo."

Bên dưới là video mô tả nguyên lý làm việc của công nghệ làm lạnh bằng chất từ nhiệt:

Quảng cáo


Theo Gizmag, GE
17 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cả một quá trình dài. Khiếp thật.
"Chúng tôi đã dành ra hơn 100 năm để tìm cách làm cho chiếc tủ lạnh vận hành hiệu quả hơn. Bây giờ chúng tôi đang tìm cách cải thiện nhiều hơn nữa cho lộ trình 100 năm tiếp theo."
phải nói quá hay, nếu cái này được áp dụng sẽ giảm tải chất CFC thoát ra môi trường làm thủng tầng ozon, góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường
@Dahaka321 CFC hết xài lâu rồi mà bạn. Cái tủ lạnh SANYO nhà mình mua từ năm 2002 đã có chữ Non CFC rồi
@duyhotan2000 mấy cái đó vẫn ảnh hưởng ít nhiều, CFC chưa hết đâu b, cái đống phế thải chứa nó còn đầy thì phải làm sao đây, công nghệ mới thì đắt, cái cũ thì rẻ hợp vs người dân, mà đa số Châu Phi người ta dùng ác chiến lắm đó b, còn chưa tính tới việc các nước phát triển toàn bán các công nghệ dây chuyền lạc hậu gây ô nhiễm, kém hiệu quả cho các nước nghèo đói, đang phát triển
@Dahaka321 Ý mình là các sản phẩm dủng CFC bị cấm sản xuất rồi còn mấy cái phế thải đó làm sao quản được
Tiếp theo sẽ là máy điều hoà. Tủ lạnh và điều hoà là hai đứa ngốn điện nhất nhà.
moment
ĐẠI BÀNG
11 năm

Chất CFC cấm sử dụng từ năm 1996 rồi các bác, giờ thay bằng loại gas lạnh thân thiện với môi trường hơn rồi. Còn truyền nhiệt thì cũng chẳng đáng kể lắm đâu, vì tủ lạnh thì có lớp xốp ở giữa 2 vỏ, còn điều hòa thì đã có gen rồi, mod dịch bài cũng phải mô đi phê đi 1 tí chớ nhể? 😁
Đúng là bài viết này chưa chuẩn chỉ lắm :p
Non-CFC lâu rồi mà và công nghệ bảo ôn hiện nay rất tốt, chỉ còn lại vấn đề công nghệ mới kia liệu có tiết kiệm chi phí sản xuất và chi phí điện năng hoạt động hơn hay không thôi
mình cũng nhớ là tủ lạnh bây h không dùng CFC nữa, vào trang gốc thì đúng là nó cũng không nhắc đến CFC làm phá huỷ tầng ozon mod tự thêm vào và không đúng
beautiful
ĐẠI BÀNG
11 năm
@sonhaxatac Người dịch cũng ko hiểu về tủ lạnh cho lắm 😁
Thôi cứ để họ nghiên cứu, bao giờ Trung quốc ăn cắp được công nghệ, bán thì ta mua tủ về dùng thôi
nói thì nói vậy thôi, đi sửa tủ lạnh mới biết. kể cả SIDE-BY-SIDE đắt tiền còn sử dụng ít CFC do giá thành thấp và làm lạnh nhanh! đừng để họ bịt mắt bằng lời nói!
Thật là 1 tin tức tuyệt vời 😃
Tủ lạnh kể từ đời 2006 trở đi đều dùng gas 600a, hiệu suất làm lạnh tăng gần gấp 3 lần so với loại gas cũ có chứa CFC. Ngăn cấp đông của tủ lạnh đời mới có thể đạt nhiệt độ xuống gần âm 40°C chỉ trong vài phút, mục đích là để giữ cho thức ăn vẫn tươi gần bằng như khi chưa được cấp đông. Cũng chính nhờ thế hệ gas làm lạnh 600a mới có hiệu suất cao cộng với công nghệ inverter (công suất máy biến thiên) cho nên những tủ lạnh 400l đời mới của Nhật Bản có thể chạy 1 năm mà chỉ tốn khoảng 240KW/h (mỗi ngày tiêu thụ chưa tới 1KW/h).
Công nghệ làm lạnh bằng từ trường muốn áp dụng vào thực tế cuộc sống thì còn phải chứng minh sự ưu việt hơn và tiết kiệm hơn so với công nghệ làm lạnh hiện tại.
mong vài năm nữa nó chỉ còn nhỏ như cái thẻ rồi gắn vào lapop để tản nhiệt cpu
Đó là bạn không hiểu nguyên lý hoạt động của tủ lạnh rồi, nguyên lý của tủ lạnh là lấy giảm nhiệt độ ở bên trong tủ lạnh đồng thời tăng nhiệt độ môi trường bên ngoài, đó là lý do mà khi nào nó chạy nhiều thì bề mặt tủ lạnh rất nóng, còn điều hòa cần cả quạt làm mát. Đừng vội phán xét mod, người ta đưa tin cho mình đọc là vui rồi, nếu bạn thích thì tìm nguồn và tự dịch lấy. Thân
beautiful
ĐẠI BÀNG
11 năm
@doantatthang Câu này thì mình ko đồng ý, mình chỉ nhận xét chứ ko phán xét.
Rõ ràng CFC từ lâu đã ko còn được sử dụng, đấy là 1 điều cực kì cơ bản về tủ lạnh. Mình bảo người dịch chưa hiểu rõ về tủ lạnh chả lẽ lại sai??
Mình cũng chỉ đọc cho vui thôi, bác ấy dịch và đưa lên đây là phải chấp nhận góp ý của mọi người thôi. Bạn hơi vội nhận xét người khác. Thân.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019