Bốn bức ảnh báo chí được chọn trong bài này đều miêu tả nỗi buồn đau của con người, chứ không phải là niềm vui cuộc sống. Bằng ống kính của mình, các phóng viên ảnh chuyên nghiệp và cả người chụp hình nghiệp dư, đã bắt được những khoảnh khắc của sự bất hạnh, từ ở châu Phi nghèo khổ, Đông Nam Á một thời chiến tranh loạn lạc, Trung Đông chưa bao giờ im tiếng súng hay nước Mỹ vốn luôn tự hào là nơi phát triển nhất nhưng cũng luôn ẩn chứa những bất ổn sâu xa.
Các tác phẩm này đã trở nên rất nổi tiếng, được in hàng trăm lần trên các tờ báo, các cuốn sách. Câu chuyện của những nhiếp ảnh gia về “tích tắc vàng” đó rất khác nhau. Bức ảnh có thể là kết quả của sự may mắn có mặt đúng lúc, nhưng rõ ràng trong những hoàn cảnh nghiệt ngã, khó khăn và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng như vậy, nếu thiếu sự nhiệt tình, cái tâm của nhà báo, có lẽ, rất nhiều tác phẩm báo chí có giá trị như vậy đã không được ra đời.
* BÍ ẨN DARFUR/Marcus Bleasdale
Nhà nhiếp ảnh người Anh Marcus Bleasdale nhớ lại khoảnh khắc mà ông chụp được bức hình một em bé tị nạn ở Dafur, miền Nam Sudan năm 2004. Nó đã trở thành bức hình nổi bật nhất trong năm của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (Unicef). Điểm nhấn của bức hình chỉ là một giọt nước mắt đọng lại trên gương mặt của một em bé - cuộc xung đột ở Dafur thật dữ dội.
Các tác phẩm này đã trở nên rất nổi tiếng, được in hàng trăm lần trên các tờ báo, các cuốn sách. Câu chuyện của những nhiếp ảnh gia về “tích tắc vàng” đó rất khác nhau. Bức ảnh có thể là kết quả của sự may mắn có mặt đúng lúc, nhưng rõ ràng trong những hoàn cảnh nghiệt ngã, khó khăn và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng như vậy, nếu thiếu sự nhiệt tình, cái tâm của nhà báo, có lẽ, rất nhiều tác phẩm báo chí có giá trị như vậy đã không được ra đời.
* BÍ ẨN DARFUR/Marcus Bleasdale
Nhà nhiếp ảnh người Anh Marcus Bleasdale nhớ lại khoảnh khắc mà ông chụp được bức hình một em bé tị nạn ở Dafur, miền Nam Sudan năm 2004. Nó đã trở thành bức hình nổi bật nhất trong năm của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (Unicef). Điểm nhấn của bức hình chỉ là một giọt nước mắt đọng lại trên gương mặt của một em bé - cuộc xung đột ở Dafur thật dữ dội.
* CÁI CHẾT CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH IRAQ/Ken Jarecke
Nhiếp ảnh gia người Ken Jarecke nói về bức hình chụp năm 1991 của một người lính Iraq bị thiêu cháy. Đầu tiên, nhiều biên tập viên cho rằng bức hình quá dữ dội và họ từ chối đăng, nhưng sau đó, nó trở thành một trong những bức hình nổi tiếng nhất nói về cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần I.
3. THẢM KỊCH Ở OKLAHOMA/Charles Porter
Quảng cáo
Nhiếp ảnh nghiệp dư Charles Porter miêu tả anh đã chộp được khoảnh khắc toà nhà ở thành phố Oklahoma (Mỹ) bị đánh bom tháng ngày 19/4/1995. Bức hình đoạt giải báo chí Pulitzer uy tín.
* VỤ TẤN CÔNG BẰNG BOM NA-PAN/Nick Út
Nhiếp ảnh gia người Việt Nam, Nick Út, miêu tả một ngày vào tháng 6-1972, khi ông chụp được hình ảnh của cô bé 9 tuổi, Kim Phúc, đang chạy trốn cái nóng kinh hoàng từ bom na-pan. Bức hình đã mang về cho ông giải thưởng báo chí Pulitzer.
Quảng cáo
Nguồn: Diễn đàn nghiệp vụ báo chí VN
Thêm một vài thông tin từ bức ảnh của Nick Út.
Bức ảnh chụp cô bé Kim Phúc trần truồng chạy trốn bom Napalm Mỹ - một trong những bức ảnh báo chí xuất sắc nhất thế giới qua mọi thời đại của tạp chí LIFE - là tác phẩm ảnh báo chí thời sự tiêu biểu nhất trong đời cầm máy của phóng viên ảnh Nick Út.
Nick Ut chụp Phan Thị Kim Phúc lên 9 tuổi vào tháng 6 năm 1972, lúc đó một máy bay của quân đội Nam Việt Nam đã ném nhầm bom cháy Napalm vào chính binh lính của mình và dân thường.
Bức ảnh do Nick Ut phóng viên của AP chụp được “đã cảnh tỉnh nước Mỹ về sự khủng khiếp của chiến tranh Việt Nam”
Thật ra những sự kiện xảy ra vào buổi trưa 8-6-1972 ở chiến trường Trảng Bàng, Tây Ninh để đưa ra công luận bức ảnh chấn động thế giới về cô bé Kim Phúc trần trụi bị phỏng bom Napalm, được chứng kiến không chỉ có mình Nick Út. Những tấm ảnh chụp khác của anh cho thấy có hàng chục phóng viên và cameraman đang lia ống kính chỉ vài giây trước đó.
Trong chuyến trở về VN nhân dịp đại lễ 30-4 năm nay, chúng tôi đã nghe Nick Út kể lại khoảnh khắc đó: “Điều quan trọng nhất trong bức ảnh này là khi tôi giơ máy ảnh lên thì tất cả mọi người đang chạy vội về phía bà ngoại Kim Phúc với đứa trẻ hấp hối, ngáp lần cuối cùng trên tay bà. Phía sau cũng có một người đàn ông ôm xác một đứa trẻ giống như thế…
Có lẽ tất cả phim của nhiều phóng viên chiến trường đã “nướng” hết vào đó rồi. Còn tôi, khi ấy chạy vào phía trong, nghe tiếng Kim Phúc hét lên với người anh mình, tiếng thét như xé lòng: “Nóng, nóng quá anh ơi! Em khát nước, em chết!”. Sau tiếng thét khủng khiếp của cô bé nhỏ xíu ấy, tôi đã đưa máy lên và bấm”.
Sau khi chụp xong bức ảnh này, Nick Út bỏ máy ảnh xuống lộ,
lấy nước dội vết bỏng, lấy áo mưa trùm người Kim Phúc lại
và đưa em vào bệnh viện cấp cứu
Nick Út kể tiếp: “Sau khi chụp bức ảnh, tôi đưa Kim Phúc về Bệnh viện Củ Chi, gửi Kim Phúc với lời nhắc đi nhắc lại cùng bác sĩ: “Tôi là ký giả, bằng mọi giá các anh phải cứu sống cháu bé này”. Lên xe, hành động đầu tiên của tôi là chắp tay lại và khấn người anh ruột của mình - phóng viên chiến trường Huỳnh Thành Mỹ - rằng: Em đã chụp được bức ảnh tàn khốc về chiến tranh. Hãy cho em cơ hội để cả thế giới biết đến nó!”.
Tại trụ sở văn phòng Hãng AP tại Sài Gòn, nhận tám cuộn phim từ tay Nick Út là một nhân viên phòng tối người Nhật. Anh chờ đợi trong sự hồi hộp bồn chồn. Út nghe anh chàng người Nhật thảng thốt kêu lên khi đem hình ra: “Ô, cô bé này ở truồng!”. Một đồng nghiệp người Mỹ bước lại coi rồi phán: “Hình cô bé trần truồng này phải bỏ ngay, không xài được đâu!”.
Anh rất bức xúc và gân cổ giải thích với đồng nghiệp người Mỹ rằng đó là nạn nhân bom Napalm, là nạn nhân của chiến tranh... Chốc sau Horst Faas - trưởng văn phòng đại diện AP - về tới, ông gọi Nick Út vào, hỏi cặn kẽ, coi từng tấm phim rồi ra lệnh cho anh chàng thuộc cấp: “Mày phải gửi ngay tấm ảnh này về tổng hành dinh trong vòng năm phút!”.
Horst mắt vẫn không rời bức ảnh và lầm bầm: “Gửi ngay, gửi ngay, đây là chiến tranh chứ không phải khiêu dâm!”. Chỉ một tiếng đồng hồ sau, từ New York - tổng hành dinh của Hãng tin AP - đã điện thoại sang Sài Gòn, cú điện thoại làm thay đổi cuộc đời của một phóng viên chiến trường mới toanh: “Út ơi, mày nổi tiếng trên toàn thế giới rồi!”, “Út ơi, mày là “number one” (số 1) rồi!”.
Bức ảnh được phát đi, nước Mỹ xuống đường, báo chí Nhật Bản và nhiều nước khác phóng to bằng hình thật ngay trước tòa soạn báo của họ. Vào ngày hôm sau tại Washington, hàng mấy ngàn người xuống đường biểu tình. Chiến tranh VN do Mỹ khởi xướng đã phô bày những tội ác khủng khiếp của nó chỉ qua một tấm ảnh của Nick Út!
Nick Út và Kim Phúc gặp nhau tại Cuba năm 1989