Những bức tranh mô phỏng hiện thực (photorealism) trừu tượng của Vija Celmins

blueJune
15/11/2022 9:36Phản hồi: 14
Những bức tranh mô phỏng hiện thực (photorealism) trừu tượng của Vija Celmins
Bạn hãy xem hai bức hình đại đương dưới đây, nghiền ngẫm một lúc để xem sự khác biệt mà đôi mắt bạn có thể nhìn nhận được.
[​IMG]

Thoạt nhìn qua, cả hai bức hình giống như ảnh chụp một vùng biển lăng, những khung cảnh mà nước là đối tượng chính và ánh sáng đóng vai trò hỗ trợ quan trọng. Tuy nhiên, một trong hai bức lại là tranh vẽ.

Bức thứ hai (bên phải) là tranh của nghệ sĩ Vija Celmin với tên gọi Ocean Surface Wood Engraving 2000 (Bề mặt đại dương trên mặt khắc gỗ 2000). Đó không phải là một bức ảnh mà là một tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi sự kiên nhẫn, chăm chút và là khả năng mà ngày nay chúng ta không thấy quen thuộc: khả năng chậm lại. Mặc dù lúc đầu bức tranh có thể nhìn không bắt mắt - không có màu sắc sống động, không có cảnh kịch tính nhưng nó lại mang một ánh sáng hoàn toàn khác khi chúng ta hiểu rõ hơn về câu chuyện phía sau.

Vija Celmins được coi là một trong những nghệ sĩ quan trọng nhất trong thời đại của chúng ta. Họa sĩ, nhà điêu khắc và nghệ sĩ đồ họa người Mỹ gốc Latvia thậm chí sẽ còn được nhắc đến cùng với các nghệ sĩ nổi tiếng khác trong thời gian 300 năm kể từ bây giờ.

Trốn thoát khỏi chiến tranh…
Ngay từ khi còn nhỏ, cuộc sống của Vija Celmin đã biến thành một nỗi lực tồn tại trên đường chạy trốn. Sinh ra ở Riga vào năm 1938, sau khi chiến tranh bùng nổi, cả gia đình bà chạy trốn chiến tranh từ Latvia lúc ấy đã bị Liên Xô chiếm đóng vào năm 1940, và cuối cùng họ rời bỏ đất nước vào năm 1944. Sau vài năm sống ở các địa điểm khác nhau ở phía Đông Đức bị chiến tranh tàn phá, sau cùng gia đình chuyển đến Hoa Kỳ ở New York, và họ đã chọn định cư ở Indianapolis vào năm 1948.

Khi còn trẻ, bà đã tìm thấy nơi ẩn náu của mình ở thế giới trong thế giới của những bức tranh và cuối cùng bà đã chọn học ở trường nghệ thuật, theo lời tuyên bố của riêng mình, đây là nơi mà lần đầu tiên bà không cảm thấy mình như một người ngoài cuộc. Trên thực tế, bà chưa bao giờ thực sự trở thành người trong cuộc hoặc thậm chí là một phần của các phong trào trong những ngày đó; tuy nhiên, bà vẫn còn cảm giác thân thuộc trong thế giới của riêng mình.

Vào những năm 60, khi các nghệ sĩ “cháy hàng” như chính Celmins đã nói, có một phong trào vẽ những lon súp, phim hoạt hình và những người nổi tiếng (phong trào pop-art). Vija Celmins, mặc dù tích cực trong phong trào nhưng lại đi theo con đường của riêng mình. Những đồ vật mà bà chọn cho pop-art của mình, khác xa với vẻ hào nhoáng thường thấy của lúc ấy: đèn, bếp, bút chì. Ban đầu, phong cách của bà chú ý đặc biệt đến các chi tiết, độ chính xác. Không phải ngẫu nhiên mà bà thích vẽ lại những bức ảnh đơn sắc từ rất sớm.

… Đến con đường xa rời dòng chính
Từ những năm 1960 cho đến 1980, nghệ sĩ sống ở Venice Beach, California, nơi bà làm giảng viên nghệ thuật tại một số trường đại học ở Los Angeles. Nhưng khi bà cảm thấy muốn gần gũi hơn với cộng đồng nghệ thuâtj ở Los Angeles, phù hợp hơn với cách nhìn của mình về nghệ thuật, bà lại chuyển đến Bờ Đông. Mặc dù các tác phẩm đầu tiên của bà cũng được đánh giá cao nhưng phải đến những năm 80, cái tên Celmins mới bắt đầu trở thành một “nhãn hiệu” để tính đến.

Trong suốt những năm đó, bà đã phát triển phong cách đặc trưng của mình hơn nữa và khiến bà trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới, một phong cách có thể được mô tả như một hành động cân bằng giữa chủ nghĩa trừu tượng và mô phỏng hiện thực (photorealism). Bà tới với những chủ đề: đại dương, sa mạc, mạng nhện và có lễ hấp dẫn nhất là những bức tranh về các ngôi sao và thiên hà. Những ý niệm mà bà sử dụng từ khi đó cho đến nay vẫn là những tác phẩm được nhiều người theo dõi ngưỡng mộ nhất.

“Mọi người muốn nhìn thấy chính họ trong tác phẩm của tôi, trong khi tôi ngăn cản họ. Bạn không biết gì về vũ trụ cả? Đây chỉ là một sự trừu tượng. Chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy vũ trụ và nếu chúng ta không có những bức ảnh, chúng ta thậm chí còn không biết rằng nó có tồn tại.”
86.jpg.jpeg
Vija Celmins, Untitled (Không đề, Coma Berenices) , 1974
Graphite trên nền acrylic trên giấy. Thuộc sưu tập của Riko Mizuno, Los Angeles.

Quảng cáo



Night-Sky-Ochre-2016-1384x1920.jpg
Vija Celmins, Night Sky (Trời đêm, Ochre) (2016). Thuộc sưu tập tư nhân.
87.jpg.jpeg
Vija Celmins, Untitled (Không đề) #10, 1994-1995
Than chì trên giấy. Thuộc sưu tập của McKee Gallery, New York.

Vẽ ánh sáng của riêng bà
Có thể nói rằng công việc của Vija Celmins khó được đánh giá cao nếu không thực sự hiểu về nó. Một số người thậm chí gọi đó là nghệ thuật triết học và bà chắc chắn là một nghệ sĩ suy tư. Một khi bạn nhận ra sự lao động miệt mài và thời gian dành ra cho mỗi tác phẩm - một số mất vài năm để hoàn thành - thật khó để không ngưỡng mộ những gì bà đã tạo ra. Mức độ nỗ lực của bà với các chi tiết thật đáng kinh ngạc.

Nhìn vào các tác phẩm của bà, chúng ta có cảm giác như bà đang xây dựng từng lớp tranh hoặc từng lớp bản khắc một. Bằng cách thêm các sắc thái khác nhau, chăm chút đến từng chi tiết nhỏ nhất, bà xây dựng sức sống cho các tác phẩm của mình bằng cách bắt chước các hiệu ứng của ánh sáng.

Quảng cáo


Tất cả những khía cạnh này thường được vẽ bằng bút chì. Yếu tố ánh sáng trong các tác phẩm của bà hiển thị rõ nhất trong loạt tác phẩm của bà về các ngôi sao và thiên hà. Các bức tranh của Vija Celmins gần như tạo ra một cảm giác bối rối, với câu hỏi: ảo ảnh là gì và thực tế là gì?

“Đó là một hình ảnh được phát minh ra, không chỉ là một bức ảnh. Không có thực tại, điều đó phụ thuộc vào khả năng của kính thiên văn. Nhưng sự quan tâm không phải là hiện thực, đó là hình ảnh hoàn hảo của nó mà thôi.”

01-1024x769.jpg
Vija Celmins, Untitled (Không đề, Big Sea #1) (1969). Thuộc sưu tập tư nhân.
celmins.PNG
Vija Celmins, Untitled (Không đề, Ocean), 1977
93.jpg.jpeg
Vija Celmins, Untitled (Không đề, Large Desert), 1974-1975
Graphite trên nền acrylic trên giấy. Thuộc sưu tập của The JPMorgan Chase Art.
Clouds-1968.jpg
Vija Celmins, Clouds (Mây, 1968). Sưu tập của Eba và Jerry Sohn.
vija.PNG
Vija Celmins, Spider Web (Mạng nhện, 2009)

Tham khảo Art Weekenders, Artnet
14 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

bức Clouds 1968 vẽ vào tháng 6 chắc luôn, bầu trời năm ấy còn thiếu blueJune, cho xin chút xíu xanh đi blueJune - tháng 6 xanh lè
Chắc tác giả có nhiều uẩn ức về tâm lý lắm. Những bức tranh mô phỏng hiện thực cảm giác như đấy là thế giới riêng của người hoạ sỹ.
@anhtuannd ôi thật tình cờ, chào tiền bối, em cũng vừa nhập hội fanclub blueJune ;))))
@Nougatt đang đọc cuốn tâm lý học hành vi con người nào vậy bác,hic
@toilachi9 em mù chữ
@toilachi9 chắc là cuốn Tâm lý blueJune tuổi mới lớn
"Tháng sáu buồn" thằng bạn anh nó làm họa sỹ 3d, nó nói mấy cái này là texture nè.😄
Xin hỏi cccm dùng phần mềm diệt virus gì cho pc win 10 nhỉ
@toivaem986 Bkav.
Ý mình là cái gì cũng được trừ nó ra nhé :v
@xtheskyx Haha, cụ lại trêu, mà win bản quyền mua ở đâu giá tốt cụ ơi, xem toàn mấy củ ko ah
Nhìn giống miếng gạch men lót nền ghê
Quá trừu tượng
khá chán
long xu
ĐẠI BÀNG
một năm
Nhìn chán ghê, ko cảm đuoc gì 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019