Người dùng không nên tự ý nâng cấp laptop. Nâng cấp laptop không đơn giản như nhu cầu thay thế máy tính, người dùng có thể sẽ không được bảo hành của hãng một khi thay đổi linh kiện không được sự đồng ý từ hãng hay nhà phân phối.
Luật của nhà phân phối
Nâng cấp laptop có thể là thay đổi pin để tăng lượng thời gian máy tính chạy khi không cắm nguồn điện, thay đổi ổ ghi CD thành ổ ghi DVD cho nhu cầu lưu trữ, hoặc thay màn hình, ổ cứng, RAM, thậm chí ngay cả CPU.
Qui định bảo hành của từng nhà phân phối laptop luôn khuyến cáo người dùng không nên tự ý nâng cấp laptop hoặc thay đổi linh kiện trong máy. Vì theo nhà phân phối, những thiết bị nâng cấp này có thể gây ra hỏng hóc phần cứng, trong đó thay CPU dễ gây ra hỏng hóc phần cứng nhất.
Những thương hiệu laptop như Acer, IBM, Lenovo, Dell, Toshiba… đều có qui định sản phẩm bảo hành phải trong trạng thái nguyên bản gốc của máy, không được phép thay bất kỳ linh kiện nào ảnh hưởng đến phần cứng bên trong máy. Chính sách này làm cho những người có nhu cầu nâng cấp hay thay thế linh kiện sử dụng laptop không có sự lựa chọn nào hơn là quyết định chỉ nâng cấp khi hết thời gian bảo hành của nhà phân phối hoặc chấp nhận rủi ro khi thay thế linh kiện.
Tuy có cứng nhắc trong qui định bảo hành nhưng trên thực tế các nhà phân phối vẫn nới rộng để người dùng đỡ nghẹt thở hơn, chẳng hạn như nhu cầu nâng cấp RAM để chạy Vista hay các ứng dụng đồ họa. Hiện tại, tất cả các nhà phân phối và sản xuất đều cho phép người dùng nâng cấp RAM.
Một điều nữa, khi người dùng nâng cấp các thiết bị khác ngoại trừ RAM thì nhà phân phối sẽ không nhận bảo hành laptop vì tem bị xé do người dùng thay đổi các linh kiện bên trong. Trong khi đó, nhà phân phối gửi sản phẩm bảo hành cho nhà sản xuất dựa trên số ****** hoặc part number của máy. Trong chừng mực nào đó, nhiều nhà phân phối vẫn bảo hành sản phẩm của khách hàng nếu có thể thay linh kiện laptop, tuy nhiên tùy theo lòng hảo tâm của người bảo hành là chính.
Nâng cấp không mất thời gian bảo hành?
Chính sách bảo hành của nhà phân phối cản trở người dùng nâng cấp máy, vì họ lo ngại sẽ không được nhà phân phối bảo hành sản phẩm. Trên thực tế, những thiết bị như RAM, pin, ổ quang gần như không ảnh hưởng đến phần cứng khác, cũng không làm thay đổi chính sách bảo hành của nhà phân phối. Đó là chưa kể trường hợp đại lý bán hàng còn tạo thêm điều kiện bảo hành như: dán tem ngay trên nắp mở thanh RAM để buộc người dùng nếu có thay RAM phải đến tận đại lý bán hàng đó…
Theo những người trong nghề, người tiêu dùng có nhu cầu nâng cấp nên đến trực tiếp nhà phân phối để hỏi thông tin bảo hành và thay thế linh kiện, vì như thế người dùng sẽ được đảm bảo từ nhà phân phối.
Trong trường hợp nhà phân phối không nâng cấp máy theo yêu cầu của khách hàng thì người tiêu dùng nên đến những cửa hàng chuyên bán và sửa chữa laptop có uy tín để nâng cấp máy.
Vì theo những cửa hàng này, chính sách bảo hành của nhà phân phối tuy rõ ràng trên giấy trắng mực đen, nhưng trên thực tế có sự co dãn và tùy theo đại lý bán hàng mà nhà phân phối có thể nới lỏng hay siết chặt bảo hành trong những trường hợp máy tính bị thay đổi phần cứng.
Cũng theo những người này, một khi laptop đã nâng cấp bị hỏng hóc, người dùng nên lắp lại các linh kiện cũ vào máy để chúng trở về trạng thái gốc, rồi sau đó hãy đem đi bảo hành tại nhà phân phối.
Đối với các máy tính được lắp ráp tại Việt Nam có phần dễ dàng hơn khi người dùng muốn nâng cấp máy, thay đổi linh kiện nay đi bảo hành. Ngoài qui định bảo hành riêng với laptop, người dùng có thể bảo hành từng linh kiện rời trong trường hợp nhà phân phối không nhận bảo hành laptop.
Luật của nhà phân phối
Nâng cấp laptop có thể là thay đổi pin để tăng lượng thời gian máy tính chạy khi không cắm nguồn điện, thay đổi ổ ghi CD thành ổ ghi DVD cho nhu cầu lưu trữ, hoặc thay màn hình, ổ cứng, RAM, thậm chí ngay cả CPU.
Qui định bảo hành của từng nhà phân phối laptop luôn khuyến cáo người dùng không nên tự ý nâng cấp laptop hoặc thay đổi linh kiện trong máy. Vì theo nhà phân phối, những thiết bị nâng cấp này có thể gây ra hỏng hóc phần cứng, trong đó thay CPU dễ gây ra hỏng hóc phần cứng nhất.
Những thương hiệu laptop như Acer, IBM, Lenovo, Dell, Toshiba… đều có qui định sản phẩm bảo hành phải trong trạng thái nguyên bản gốc của máy, không được phép thay bất kỳ linh kiện nào ảnh hưởng đến phần cứng bên trong máy. Chính sách này làm cho những người có nhu cầu nâng cấp hay thay thế linh kiện sử dụng laptop không có sự lựa chọn nào hơn là quyết định chỉ nâng cấp khi hết thời gian bảo hành của nhà phân phối hoặc chấp nhận rủi ro khi thay thế linh kiện.
Tuy có cứng nhắc trong qui định bảo hành nhưng trên thực tế các nhà phân phối vẫn nới rộng để người dùng đỡ nghẹt thở hơn, chẳng hạn như nhu cầu nâng cấp RAM để chạy Vista hay các ứng dụng đồ họa. Hiện tại, tất cả các nhà phân phối và sản xuất đều cho phép người dùng nâng cấp RAM.
Một điều nữa, khi người dùng nâng cấp các thiết bị khác ngoại trừ RAM thì nhà phân phối sẽ không nhận bảo hành laptop vì tem bị xé do người dùng thay đổi các linh kiện bên trong. Trong khi đó, nhà phân phối gửi sản phẩm bảo hành cho nhà sản xuất dựa trên số ****** hoặc part number của máy. Trong chừng mực nào đó, nhiều nhà phân phối vẫn bảo hành sản phẩm của khách hàng nếu có thể thay linh kiện laptop, tuy nhiên tùy theo lòng hảo tâm của người bảo hành là chính.
Nâng cấp không mất thời gian bảo hành?
Chính sách bảo hành của nhà phân phối cản trở người dùng nâng cấp máy, vì họ lo ngại sẽ không được nhà phân phối bảo hành sản phẩm. Trên thực tế, những thiết bị như RAM, pin, ổ quang gần như không ảnh hưởng đến phần cứng khác, cũng không làm thay đổi chính sách bảo hành của nhà phân phối. Đó là chưa kể trường hợp đại lý bán hàng còn tạo thêm điều kiện bảo hành như: dán tem ngay trên nắp mở thanh RAM để buộc người dùng nếu có thay RAM phải đến tận đại lý bán hàng đó…
Theo những người trong nghề, người tiêu dùng có nhu cầu nâng cấp nên đến trực tiếp nhà phân phối để hỏi thông tin bảo hành và thay thế linh kiện, vì như thế người dùng sẽ được đảm bảo từ nhà phân phối.
Trong trường hợp nhà phân phối không nâng cấp máy theo yêu cầu của khách hàng thì người tiêu dùng nên đến những cửa hàng chuyên bán và sửa chữa laptop có uy tín để nâng cấp máy.
Vì theo những cửa hàng này, chính sách bảo hành của nhà phân phối tuy rõ ràng trên giấy trắng mực đen, nhưng trên thực tế có sự co dãn và tùy theo đại lý bán hàng mà nhà phân phối có thể nới lỏng hay siết chặt bảo hành trong những trường hợp máy tính bị thay đổi phần cứng.
Cũng theo những người này, một khi laptop đã nâng cấp bị hỏng hóc, người dùng nên lắp lại các linh kiện cũ vào máy để chúng trở về trạng thái gốc, rồi sau đó hãy đem đi bảo hành tại nhà phân phối.
Đối với các máy tính được lắp ráp tại Việt Nam có phần dễ dàng hơn khi người dùng muốn nâng cấp máy, thay đổi linh kiện nay đi bảo hành. Ngoài qui định bảo hành riêng với laptop, người dùng có thể bảo hành từng linh kiện rời trong trường hợp nhà phân phối không nhận bảo hành laptop.
Theo tuoi tre online & eChip