Những công trình của Frank Lloyd Wright, kiến trúc sư lỗi lạc người Mỹ thế kỷ 20

blueJune
16/12/2022 06:12Phản hồi: 12
Những công trình của Frank Lloyd Wright, kiến trúc sư lỗi lạc người Mỹ thế kỷ 20
Trong suốt sự nghiệp 70 năm của mình, Frank Lloyd Wright (1867-1959) đã trở thành một trong những bậc thầy về kiến trúc của thế kỷ 20, và gây tranh cãi nhiều nhất. Là một kiến trúc sư không qua trường lớp chính thống, ông đã thiết kế ra không dưới 12 trong số hàng trăm tòa nhà quan trọng nhất của thế kỉ. Ông là người đầu tiên đã hiện thực hóa kiến trúc Mỹ, những tòa nhà, văn phòng, nhà thờ, trường học, tòa nhà chọc trời, khách sạn và bảo tàng là minh chứng cho một người có niềm tin vững chắc vào chính khả năng của bản thân có thể làm thay đổi cả nghề nghiệp và đất nước mình.

Ước mơ trở thành kiến trúc sư của ông đã được chính mẹ ông, là một cô giáo, thai nghén từ khi ông mới là một cậu bé chưa tới năm tuổi. Bà luôn có niềm tin rằng ông sẽ trở thành một thiên tài kiến trúc và trao cho ông các khối xếp hình Foebel và trang trí phòng ngủ của ông bằng những tấm hình nhà thờ Anh cắt ra từ các tờ tạp chí. Có thể nói đây chính là nền tảng nuôi dưỡng nên hoài bão của Wright.

Nếu hỏi một người dân Mỹ bình thường kể tên một kiến trúc sư Mỹ nổi tiếng thì chúng ta có thể cá rằng cái tên Frank Lloyd Wright sẽ được nhắc đến. Ông đã đạt được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực văn hóa này là có lý do: Wright đã thay đổi cách chúng ta xây dựng và sinh sống. Thiết kế 1.114 công trình kiến trúc thuộc mọi thể loại - 523 trong số đó đã được hiện thực hóa, ông đã tạo ra một số không gian sáng tạo nhất ở Mỹ. Wright là người dẫn đầu trào lưu kiến trúc Prairie và phát triển khái niệm nhà Usonian, thể hiện tầm nhìn độc nhất vô nhị của ông về quy hoạch đô thị ở Mỹ.

Phong cách Prairie
Thực hành kiến trúc từ năm 1899 tới 1910 được biết tới với tên gọi phong cách Prairie. Với những ngôi nhà Prairie - một cấu trúc với mặt bằng mở, dài, thấp, tránh xa hình hộp thẳng, cao điển hình để nhấn mạnh đường nằm ngang của đồng cỏ - Wright đã thiết lập nên nền kiến trúc thực sự đầu tiên của Mỹ. Trong một ngôi nhà Prairie, “bản chất thiết yếu của một chiếc hộp có thể bị loại bỏ”, Wright giải thích. Các bức tường bên trong được giảm thiểu để nhấn mạnh vào sự cởi mở. “Mối quan hệ của người bên trong kiến trúc với bên ngoài trở nên mật thiết hơn; cảnh quan và tòa nhà trở thành một, hài hòa hơn; và thay vì một thứ riêng biệt được thiết lập độc lập với cảnh quan và địa điểm, tòa nhà với cảnh quan và địa điểm hòa làm một.”
heurtley-house.jpg

heurtley-house-1.jpg
Bên ngoài và bên trong Heurtley House, được coi là ngôi nhà đầu tiên được Wright thiết kế theo phong cách Prairie. Nhìn bên ngoài, chúng ta có thể thấy những đường nằm ngang trải rất dài và lặp lại, mái nhà thấp và cổng vào giấu sau tường rào.
Unity-Temple-documentary-hero-shot.jpg
unity-temple.jpg
Bên trong và bên ngoài Unity Temple, được coi là công trình kiến trúc hiện đại đầu tiên của thế giới khi được hoàn thành vào năm 1908. Công trình đã không được đón nhận lúc ấy nhưng không thể chối bỏ nó đã đi trước thời đại của ông.
taliesin.PNG
Taliesin_Studio.jpg
taliesin2.jpg
Bên ngoài về bên trong Taliesin, ngôi nhà Wright đã ở trong nhiều thập kỉ và đại diện tiêu biểu cho phong cách Prairie. Ông sử dụng những chất liệu xây dựng có ở ngay địa phương đó. Nội thất của ngôi nhà được coi là tốt nhất trong những không gian kiến trúc tại Mỹ.
oakparkhouse.jpg
oakparkhouse-1.jpg
Frank Lloyd Wright's Home & Studio, đây là ngôi nhà và studio đầu tiên của Wright được ông thiết kế và xây dựng năm 22 tuổi, ảnh hưởng từ trào lưu Nghệ thuật Thủ công (Arts and Crafts movement).

Phong cách Usonian
Đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929 và sau đó là Đại Khủng Hoảng bao trùm Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới, Wright bắt đầu nghiên cứu về nhà ở giá cả phải chăng, sau đó đã hình thành ngôi nhà Usonian. Đây là một cách tiếp cận đơn giản để xây dựng nhà ở phản ánh cả hiện thực kinh tế và xu hướng xã hội đang thay đổi. Trong những ngôi nhà Usonian, Wright đã mang đến một môi trường sống đơn giản nhưng đẹp đẽ mà người Mỹ có thể chi trả và tận hưởng. Wright đã tiếp tục thiết kế những ngôi nhà Usonian trong suốt phần còn lại của sự nghiệp, với những thay đổi đa dạng phù hợp với những ngân sách khác nhau của khách hàng.
frank-lloyd-wright-herbert-and-katherine-jacobs-house.jpg

Quảng cáo


PLH-Hero.jpg
usonian.jpg
Usonian-house.PNG
Những ngôi nhà và nội thất theo phong cách Usonian của Wright

Những triết lý thiết kế của ông
  • Thiết kế cho dân chủ: Wright luôn mong muốn cung cấp cho khách hàng của mình những môi trường sống không chỉ có chức năng mà còn “hùng hồn và mang tính nhân văn”. Có lẽ là người duy nhất trong số các kiến trúc sư vĩ đại, Wright đã theo đuổi kiến trúc dành cho mọi người chứ không phải tất cả mọi người vì một kiến trúc thông qua việc sử dụng cẩn thận các tiêu chuẩn hóa để đạt được các tùy chọn phù hợp có thể tiếp cận được dành cho khách hàng của mình
  • Tính chính trực và sự kết nối
Tin rằng kiến trúc có thể biến đổi một cách chân thực, Wright đã dành cả cuộc đời mình để tạo ra một thẩm mỹ tổng thể nhằm nâng cao phúc lợi xã hội. “Trên hết là sự chính trực. Những tòa nhà cũng như con người, trước hết phải chân thành, và phải đúng đã.” Ông nói. Kiến trúc không chỉ là về các tòa nhà mà còn là về việc nuôi dưỡng cuộc sống của những người bên trong chúng.
  • Nguyên tắc và cấu trúc của tự nhiên
Đối với Wright, một tòa nhà hữu cơ phải được phát triển từ bên trong ra tới bên ngoài và do đó hài hòa với không gian, thời gian và cư dân của nó. Ông kết luận: “Trong kiến trúc hữu cơ, hoàn toàn không thể coi tòa nhà là một vật, đồ đạc của nó là một thứ khác và bối cảnh cũng như môi trường của nó là một thứ khác nữa. Tinh thần trong những tòa nhà này phải được nhìn thấy như tất cả cùng làm việc và tạo thành một tổng thể duy nhất.” Để đạt được mục tiêu đó, Wright đã thiết kế nội thất, thảm, vải, kính, ánh sáng, bộ đồ ăn và cả nghệ thuật đồ họa.
  • Vật liệu và máy móc
Wright nắm bắt các công nghệ và chiến thuật mới, không ngừng mở rộng ranh giới trong lĩnh vực của mình. Niềm đam mê với những điều mới mẻ và mong muốn trở thành người tiên phong là sự lý giải cho xu hướng của ông trong việc thử nghiệm các vật liệu - thậm chí đôi khi đã thất bại - trong nỗ lực đạt được những hiệu quả mà ông có thể khẳng định là độc nhất của riêng mình.
  • Kiến trúc là người mẹ nghệ thuật vĩ đại
Wright đã dành cả cuộc đời mình để thúc đẩy kiến trúc như “người mẹ nghệ thuật vĩ đại, đằng sau đó là tất cả những thứ khác chắc chắn, rõ ràng và tất yếu có liên quan”. Tìm kiếm một biểu hiện nhất quán của sự thống nhất cơ bản, ông đã lấy cảm hứng từ ý tưởng của Nhật Bản về một nền văn hóa, trong đó mọi đồ vật, mọi con người và hành động đều được tích hợp để biến toàn bộ nền văn minh thành một tác phẩm nghệ thuật. Trên hết, tầm nhìn của Wright phục vụ cho cái đẹp. Ông tin rằng mọi đàn ông, phụ nữ và trẻ em đều có quyền sống một cuộc sống tươi đẹp trong hoàn cảnh tươi đẹp và ông đã tìm cách xây những công trình kiến trúc giá phải chăng để phục vụ nguyện vọng đó.

Frank-Lloyd-Wright-Millard-House-exterior.jpeg

Quảng cáo


millardhouse.jpg
millard-house.jpg
29022823091_d74ccc56ef_k-587dc2125f9b584db33bbfeb.jpg
Milliard House, một trong những ngôi nhà thuộc chuỗi Textile Block House của ông khi sử dụng những khối bê tông hình học. Mỗi ngôi nhà lại có một loại họa tiết gạch riêng. Đây là một trong những thử nghiệm lạ nhất của Wright.
fallingwater.jpg
falling-water.jpg
FallingWater5.jpg
Falling Water, công trình nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của Wright theo phong cách Prairie với những lan can đưa ra ngoài. Và bên trong ngôi nhà được thiết kế để chúng ta ngập tràn trong ánh sáng với cảm giác vẫn như đang ở ngoài.

Tham khảo Youtube Bungalo, Frank LLoyd Wright Foundation
12 bình luận

Xu hướng

Đẹp quá
kunkun21
ĐẠI BÀNG
6 tháng
hâm mộ quá, đọc bài không khỏi liên tưởng đến Howard Roark, trong tác phẩm Suối Nguồn.
@kunkun21 ổng này là nguyên mẫu để sáng tác ra suối nguồn đó bác
Trước coi trên FB thấy có cái đảo nào đó, họ xây nhà với cái bể chứa nước mưa để sử dụng dần.
Toàn nhà đẹp
Bài viết rất hay, ảnh tư liệu đẹp. Ngày xưa học/thi TOEFL có 1 bài viết về phong cách kiến trúc của ông này. Ảnh hưởng lớn nhất của kts Wright là thiết kế mái nhà thấp (dạng nhà trên thảo nguyên - prairie) đồng thời sử dụng các vật liệu bền (gỗ ép, đồ lắp ráp sẵn) nhưng không kiên cố nhằm tiết kiệm chi phí xây dụng, giúp nhiều người Mỹ mua được nhà.
Nhìn mê thật
Mình thích thiết kế của Frank Lloyd Wright, mình ghét thiết kế của Frank Gehry.
Nếu FLW sinh ra ở VN, có thể ông sẽ ko thể trở thành kiến trúc sư, vì pháp luật yêu cầu phải có bằng cấp các kiểu. Ông cũng là cảm hứng để Ayn Rand xây dựng nhân vật Howard Roark trong Suối Nguồn.
@Viva Đây Nè Ông sinh ra ở VN thì chạy grab thôi
Cười vô mặt
Công tring Falling Water đẹp thật sự :|
TiaMa
ĐẠI BÀNG
6 tháng
nhà cuối quá đẹp,thiệt là như 1 ước mơ trong giấc mơ.nhân tiện đọc đến đoạn cuối thì cần 1 lời bình cho mấy cái lâu đài rẻ tiền đang mọc lên nhứ nấm ở VN
Cười ra nước mắt
việc không qua trường lớp đào tạo hóa ra lại là lợi thế giúp tư duy thiết kế của ông không bị gò bó trong khuân khổ sách vở,
Cười vô mặt

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2023 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02862713156
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019