Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Những điều cần biết về chống đổ cho xe mô tô, xe máy

Tuannph
23/7/2019 1:18Phản hồi: 124
Những điều cần biết về chống đổ cho xe mô tô, xe máy
Trên thế giới này có 2 loại người đi xe mô tô nói riêng, cũng như xe máy nói chung: người té xe rồi và người chưa té. Và để hạn chế thiệt hại, hư hỏng cho chiếc xe khi xảy ra té ngã thì chủ xe sẽ lắp thêm chống đổ (crash bar). Vậy có những loại chống đổ nào và cần phải lưu ý gì khi gắn chống đổ cho xe 2 bánh?


Chống đổ đơn điểm


Chống đổ 1 điểm, đơn điểm hay chống đổ gù chắc hẳn là loại chống đổ phổ biến nhất hiện nay. Cấu tạo của nó gồm 1 vật hình trụ gắn vào một điểm nào đó trên xe bằng ốc, có thể là trục bánh trước, bánh sau hoặc trên khung sườn hoặc động cơ. Tuỳ theo kiểu dáng, thiết kế mà chống đổ đơn điểm có hình dạng dài ngắn cũng như to nhỏ khác nhau.

Chogn_do_xe_mo_to_2_banh_crash_bars_Xe_Tinhte (18).jpg
Chống đổ đơn nhô ra ngoài để bảo vệ cho lốc máy

Các ưu điểm của loại chống đổ này gồm có gọn nhẹ, dễ tháo lắp và giá cả hợp lý. Ngoài việc phòng hờ cho trường hợp đổ, ngã thì loại chống đổ này còn được nhiều anh em chơi xe coi như một dạng phụ kiện trang trí nhờ kiểu dáng đang dạng, bắt mắt và thiết kế đẹp.


Chogn_do_xe_mo_to_2_banh_crash_bars_Xe_Tinhte (10).jpg Chogn_do_xe_mo_to_2_banh_crash_bars_Xe_Tinhte (11).jpg
Một vài kiểu chống đổ mang tính trang trí

Tuy vậy, loại chống đổ đơn điểm này có nhược điểm lớn là khả năng chịu lực kém và không bảo vệ được nhiều cho chiếc xe. Do chỉ liên kết với xe tại một điểm nên khi xảy ra sự cố thì chống đổ dạng này dễ bị gãy, biến dạng. Trong một vài trường hợp tai nạn nặng, chính thanh chống đổ gù lại gây hại cho xe khi chân ốc kết nối bị gãy ngang, hoặc gây biến dạng khung sườn hay động cơ. Tệ hơn, đôi khi chính thanh chống đổ gù còn gây thêm thương tích cho chủ xe, chẳng hạn như gây kẹt chân hay gãy ra rồi văng vào người lái...

Chogn_do_xe_mo_to_2_banh_crash_bars_Xe_Tinhte (14).jpg
Gù chống đổ cong vênh sau một pha đo đường ngoài ý muốn do khả năng chịu lực thấp

Chống đổ đa điểm


Khác với chống đổ đơn điểm, chống đổ dạng khung hay chống đổ đa điểm chủ yếu được trang bị trên các mẫu xe phân khối lớn. Đặc biệt, kiểu khung chống đổ này dễ thấy nhất trên mẫu xe mô tô dùng để tập dợt và biểu diễn bộ môn mạo hiểm stunt với các động tác bốc đầu (wheelie) hay bốc đít (stoppie)...

Chogn_do_xe_mo_to_2_banh_crash_bars_Xe_Tinhte (5).jpg
Một chiếc xe biểu diễn stunt có cả chống đổ đa điểm và chống đổ đơn điểm

Đúng như tên gọi, loại chống đổ đa điểm gồm các thanh kim loại liên kết với xe qua nhiều vị trí khác nhau để tạo thành một bộ khung chịu lực. Tuỳ theo thiết kế mà các bộ khung chống đổ có thể che chắn được nhiều phần quan trọng của xe khi xả ra sự cố như dàn áo, lốc máy, bình xăng, ốp xả... Nhờ đó, khi có xảy ra va chạm hay tai nạn thì lực tác động vào khung chống đổ sẽ được phân tán đi nhiều nơi, tăng khả năng bảo vệ cho chiếc xe, hạn chế các hư hỏng nặng liên quan đến động cơ hay khung sườn.

Honda_CB500X_2019_Black_Xe_Tinhte (27).jpg

Quảng cáo


Đổi lại, chống đổ đa điểm có vài hạn chế là kích thước lớn, trọng lượng nặng nề và chi phí đầu tư cao hơn nhiều so với loại chống đổ đơn điểm. Tuy nhiên, dù có nếu anh em đi xe phân khối lớn nên chọn loại chống đổ đa điểm. Dù có cồng kềnh và đắt tiền thật nhưng đây sẽ là cứu cánh giúp anh em giảm thiểu thiệt hại tối đa nếu có lỡ gặp tai nạn trên đường. Cái này gọi là phòng bệnh hơn chữa bệnh, anh em đừng vì tiếc tiền ban đầu mà phải ngậm đắng nuốt cay khi có chuyện.

Honda_CB500X_2019_Black_Xe_Tinhte (28).jpg Chống đổ đa điểm thường có kích thước khá lớn

Honda_CB500X_2019_Black_Xe_Tinhte (36).jpg Honda_CB500X_2019_Black_Xe_Tinhte (37).jpg Honda_CB500X_2019_Black_Xe_Tinhte (38).jpg
Bộ khung chống đổ liên kết với khung sườn của xe tại 5 điểm

Các lưu ý khi chọn chống đổ


Trước hết, nếu anh em quyết định gắn chống đổ đơn điểm, hãy chọn loại gù kích thước đủ to và dài để có ít nhiều tác dụng bảo vệ cho xe. Lời khuyên là phần chịu lực của chống đổ nên nhô ra ngoài tối thiểu khoảng 5 cm tính từ động cơ. Bên cạnh đó, anhnên lắp chống đổ gù xa chân chống và hạn chế lắp trực tiếp vào lốc máy, hạn chế thanh chống đổ kẹp chân hay làm hư hỏng năng động cơ khi bị ngã đổ.

Chogn_do_xe_mo_to_2_banh_crash_bars_Xe_Tinhte (16).jpg
Một loại chống đổ đơn điểm bằng kim loại có phần đầu làm từ cao su

Tiếp theo, anh em nên chọn loại chống đổ đa điểm phù hợp với xe của mình. Thông thường, những hãng làm phụ kiện xe sẽ chọn thiết kế riêng cho mỗi dòng xe mô tô các bộ khung chống đổ để tương thích tốt nhất với thiết kế của loại xe đó. Khi đó khả năng bảo vệ không chỉ cao mà xe còn đảm bảo được tính thẩm mỹ. Tất nhiên là anh em có thể sử dụng phối hợp cả 2 loại chống đổ đơn điểm và đa điểm nếu muốn, quan trọng là nên chọn loại tốt, đừng ham rẻ mà mua đồ nhái, kém chất lượng.

Quảng cáo


Chogn_do_xe_mo_to_2_banh_crash_bars_Xe_Tinhte (6).jpg

Sau cùng, vật liệu và chất lượng của chống đổ là rất quan trọng. Với loại chống đổ đúng chuẩn thì chỗ tiếp xúc với mặt đường khi ngã phải là chất liệu nhựa, không quá cứng hoặc quá mềm, có khả năng chịu mài mòn tốt và chịu được nhiệt độ cao. Thậm chí một vài hãng làm chống đổ còn thiết kế thêm lò xo cho chống đổ để triệt tiêu lực tác động lên xe tốt hơn. Mục đích là để giúp chiếc xe không bị trượt và văng đi quá xa nếu bị té ngã trên đường với khung hoặc gù chống đổ làm từ kim loại. Còn với các kiểu chống đổ gù được bọc cao su, khi tiếp xúc với mặt đường sinh dễ ra lực ma sát lớn, có khiến chiếc bị lật hoặc phản lực tác động quá mạnh vào xe, gây ra thêm thiệt hại không đáng có.

Chogn_do_xe_mo_to_2_banh_crash_bars_Xe_Tinhte (17).jpg
Chống đổ xịn được thiết kế phần chịu lực khi xe ngã làm từ nhựa

Chúc anh em chọn được chống đổ ưng ý và lái xe an toàn 😁
124 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

anhduc2804
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mấy chiếc xe Lead và Vespa nhìn thấy ghê.
ngoclonglinh
ĐẠI BÀNG
5 năm
@anhduc2804 phù hợp với xe ngầu thôi 😁
Mr Seen
CAO CẤP
5 năm
@anhduc2804 đả bự rồi gắn vô không biết hỗ trợ chống va quẹt bao nhiêu mà thấy chủ yếu là máng nón bh
@anhduc2804 gọi là chống đổ đa điểm đó kk
Đặt làm 1 bộ thùng độ thành sidecar 3 bánh, bao đậu đỗ =]] Chứ nhiều chống đổ bắt vô lốc máy thì có ngày chóng đổ nguyên xi mà lốc tan nát.
@tuyen_kientruc2013 Chuẩn luôn đó bác
0888800882
ĐẠI BÀNG
5 năm
@tuyen_kientruc2013 Tuyệt khỏi đổ
@0888800882 Mấy con độ kiểu này nghe nói lái nặng lắm mà không chạy được nhanh đâu.
dovuhai
TÍCH CỰC
5 năm
@tuyen_kientruc2013 Quá ngầu, đổ được con này mới sợ
Mình chả xài mấy loại này bao giờ, chắc chủ yếu AE nào xài PKL mới dùng Khỉ (161).gif
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
Chống đổ CB500X đẹp quá
lxhxxnxxx
TÍCH CỰC
5 năm
Mình không hiểu sao cái này lại gọi là chống đổ nhé 😁:D. Hồi mới tìm hiểu pkl cứ thấy mọi người bảo 'kiểu gì cũng phải có' cứ tưởng là lắp vào thì không đổ được nữa =))).
@lxhxxnxxx Thực tế nó là chống kẹt chân. Các xe PKL cổ đều có 2 cái tai rất lớn. Về cơ bản không phải bảo vệ cái xe mà là bảo vệ cái chân, không bị xe đổ què giò 😃.
Kyle.D
TÍCH CỰC
5 năm
@_MyLoveIsWinter_ Tào lao
@Kyle.D Bệnh.
Kyle.D
TÍCH CỰC
5 năm
@_MyLoveIsWinter_ Thần kinh
Mew2
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nhìn xe chú Hiệp đổ mà " xót "
Không dành cho mấy em tay ga
lại nhớ đến mấy cái chống đổ thợ vườn VN tự chế bắt thẳng vào lốc máy, đổ cái ăn shit luôn =))
daskrene
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mấy cái cục mod chụp gắn ở gắp sau hoặc ngay cốt bánh thực ra chẳng có tác dụng chống đổ gì đâu, mà chủ yếu là để làm tựa cho ben nâng bánh lên + trang trí thôi, chứ thòi ra có xíu xiu thì chống đỡ được gì khi ngã xe.

Mấy cái gù chống đổ thì mình nghĩ chỉ phù hợp với xe đi nội thị, tốc độ trung bình thấp; còn xe đi tour tốc độ cao thì xe nhỏ xe to gì thì một là đừng lắp gì sất, hai là chơi nguyên dàn khung, ko thì cứ để nguyên mấy cái càng zin theo xe. Chứ mấy cục đấy khi xoè nặng không thấy tác dụng bảo vệ, mà lại còn làm hư thêm dàn áo với khung xe
ngoisaola9
TÍCH CỰC
5 năm
@daskrene Quá đúng bạn!
MonkeyBB
ĐẠI BÀNG
5 năm
@daskrene Trên bài cũng có ghi rõ rồi mà bạn, phía dưới 2 bức hình đó: "Một vài kiểu chống đổ mang tính trang trí"
daskrene
ĐẠI BÀNG
5 năm
@MonkeyBB Thì ý mình là cái đó là "gù cho ben nâng bánh" kiêm trang trí, chứ không phải "chống đổ" mang tính trang trí
dovuhai
TÍCH CỰC
5 năm
@daskrene Đa tạ kinh nghiệm bác
Nickka
TÍCH CỰC
5 năm
Wave có gắn không :v
Bài này hơi kỳ ở điểm chống đổ đơn yếu dễ cong vênh. Vì nếu chống đổ quá cứng và không cong vênh thì toàn bộ lực tác động sẽ tác động đến khung sườn. Vậy cong vênh chống đổ hoặc cong vênh khung sườn bạn chọn cái nào??? Chưa kể biker kém hiểu biết bắt chống đổ vào cục máy
@lzzzz_adnguyen_zzzzl Mình nghĩ bạn nên đi học lại vật lý! Không dễ gì có xe nào chống đổ đa điểm vào khung sườn đúng cách mà khiến khung sườn cong vênh đâu bạn!
@lzzzz_adnguyen_zzzzl Thực tế chống đổ chủ yếu là để bảo vệ người lái, cụ thể là cái chân của họ không bị kẹt, gãy hơn là bảo vệ xe.
@lonely_haipro Mời bạn học lại đọc hiểu trc khi kêu mình học lại vật lý thân.
lethanh231
TÍCH CỰC
5 năm
@lzzzz_adnguyen_zzzzl đã đặt tên chống đổ rồi mà không biết tác dụng nó là gì 😃
Mình thấy chống đổ là thứ phát minh vớ vẩn nhất được gắn lên xe. Vừa tốn tiền vừa xấu vừa chả có tác dụng cm gì,
@dearboy2015 Không có tác dụng gì chả ai rảnh mà nghiên cứu gắn lên đâu bạn! Phát biểu đừng để ngta cười vào mặt!
@dearboy2015 cười vào mặt bạn cái nhé 😃
@gkcongthien B làm t cười bò =]]]]]]]]] 😁
@lonely_haipro =)))
jlovec
TÍCH CỰC
5 năm
Gác chân sau : đi 1 mình m còn phải gạt lên vì sợ quyệt xe khác gây tai nạn.giowf ad lại bảo đi lắp thêm cái này😆
@jlovec Đồng ý, mấy ông Winner với Exciter lắp trên phần gác chân, mấy bố cứ gác lên đó ngồi như đang đi WC xổm cả 😃.
@_MyLoveIsWinter_ đỡ văng sình lúc đi mưa thôi bạn
nhannguyen1
ĐẠI BÀNG
5 năm
Có cái này lúc chẳng may xui rủi té đỡ được cho dàn áo biết bao nhiêu
lordzedo
TÍCH CỰC
5 năm
chống đổ đơn điểm nó chỉ có tác dụng là bảo vệ dàn áo khi xe đứng yên bị đổ (đúng nghĩa với từ chống đổ), chứ còn không có tác dụng khi xe bị tai nạn, cái chống đổ đa điểm thì nó bảo vệ được dàn áo khi ngã xe nhẹ nhưng nó to và xấu nên ít người chịu lắp cái này chứ không phải vì tiền,...mình thấy có nhiều loại chống đổ không có trục nối 2 cái gù từ bên này sang bên kia mà bắt vào chỗ lốc máy, không hiểu mấy thằng thiết kế nghĩ gì? làm thế chống đổ vừa chịu lực yếu lại còn gây nguy hiểm cho xe, lỡ mà không chịu được lực là cái gù chống đổ nó đâm thẳng vào lốc máy làm vỡ lốc máy luôn...@@
@lordzedo Nó chỉ thiết kế mỗi cái gù! Thằng nào muốn bắt sao thì bắt b ạ!
nói thật chứ sợ mấy cái chống đổ mấy ông thợ chế cháo lắp trực tiếp vào lốc máy, lỡ có gì đi nguyên dàn lốc. Thà cứ để nguyên lỡ xui rủi bị tai nạn thì cùng lắm thay dàn áo với thay phụ kiện bên ngoài thôi.
t6_arch
ĐẠI BÀNG
5 năm
xe bị đổ liên tục
😆
minhtienbk
TÍCH CỰC
5 năm
Mình thấy loại đơn điểm gắn chỗ giữa xe có thêm tác dụng bảo về chân cho ng lái. Lỡ xe ngược chiều vướng vào thì nó chắn khỏi trúng chân, khi xe ngã đỡ đè chân xuống đường.
Mấy chiếc cruiser có mấy ống inox chỗ đó đi an tâm hẳn.
Thật ra là chống lúc xe đổ. Nhớ hồi xưa mới nghe thuật ngữ này tưởng nó dạng như xe đạp mini của trẻ con có 2 bánh phụ 2 bên để chống đổ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019