Trong một thời gian dài, Israel đã luôn đi đầu về đổi mới quân sự và ngày càng đầu tư mạnh vào vũ khí được hỗ trợ bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Với cam kết trở thành một siêu cường AI, Bộ Quốc phòng Israel đã liên tục vượt qua ranh giới của công nghệ mới nổi này bằng cách thành lập các tổ chức chuyên trách về AI và tăng ngân sách cho nghiên cứu và phát triển. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi họ tiết lộ một chiếc xe chiến đấu robot không người lái với công nghệ hết sức tiên tiến.
Trong một thông cáo báo chí có từ năm 2022, Bộ Quốc phòng Israel (MOD) đã công bố kế hoạch bắt đầu thử nghiệm một loại phương tiện chiến đấu robot có kích cỡ trung bình (medium-sized robotic combat vehicle, hay MRCV), còn được gọi tên là Robotic Autonomous Sense and Strike (ROBUST). Tên gọi này đã chỉ ra hai khả năng chính của nó: tấn công và cảm nhận một cách tự động, và từ đây được gọi gộp thành ROBUST M-RCV. Được ra mắt tại Triển lãm An ninh và Quốc phòng Eurosatory, chiếc ROBUST M-RCV được phát triển bởi Bộ Quốc Phòng và các công ty an ninh Israel, bao gồm Elbit Systems, Foresight và công ty quốc phòng BL của Israel.
ROBUST M-RCV là một UGV đa năng, tiên tiến, có kích thước 6×6 (3 bánh xe mỗi bên), có khả năng cơ động tiên tiến, cùng với khả năng đảm nhận các nhiệm vụ đa dạng và nặng nề cũng như một hệ thống tích hợp để vận chuyển và tiếp nhận các phương tiện bay không người lái. Ảnh: Prnewswire.
Trong bản thông cáo này, MOD tuyên bố rằng M-RCV ROBUST hướng tới sự hiệu quả khi hoạt động, tính đơn giản, sự can thiệp tối thiểu của người vận hành và sự tích hợp được đội xe không người lái. Phù hợp với khái niệm chiến trường tự động, loại phương tiện mặt đất không người lái (uncrewed ground vehicle, hay UGV) này cũng kết hợp công nghệ robot tiên tiến với các hệ thống AI. Dưới đây là cách nó hoạt động và lý do tại sao nó lại gây ra một số lo ngại.
Trong một thông cáo báo chí có từ năm 2022, Bộ Quốc phòng Israel (MOD) đã công bố kế hoạch bắt đầu thử nghiệm một loại phương tiện chiến đấu robot có kích cỡ trung bình (medium-sized robotic combat vehicle, hay MRCV), còn được gọi tên là Robotic Autonomous Sense and Strike (ROBUST). Tên gọi này đã chỉ ra hai khả năng chính của nó: tấn công và cảm nhận một cách tự động, và từ đây được gọi gộp thành ROBUST M-RCV. Được ra mắt tại Triển lãm An ninh và Quốc phòng Eurosatory, chiếc ROBUST M-RCV được phát triển bởi Bộ Quốc Phòng và các công ty an ninh Israel, bao gồm Elbit Systems, Foresight và công ty quốc phòng BL của Israel.

ROBUST M-RCV là một UGV đa năng, tiên tiến, có kích thước 6×6 (3 bánh xe mỗi bên), có khả năng cơ động tiên tiến, cùng với khả năng đảm nhận các nhiệm vụ đa dạng và nặng nề cũng như một hệ thống tích hợp để vận chuyển và tiếp nhận các phương tiện bay không người lái. Ảnh: Prnewswire.
Trong bản thông cáo này, MOD tuyên bố rằng M-RCV ROBUST hướng tới sự hiệu quả khi hoạt động, tính đơn giản, sự can thiệp tối thiểu của người vận hành và sự tích hợp được đội xe không người lái. Phù hợp với khái niệm chiến trường tự động, loại phương tiện mặt đất không người lái (uncrewed ground vehicle, hay UGV) này cũng kết hợp công nghệ robot tiên tiến với các hệ thống AI. Dưới đây là cách nó hoạt động và lý do tại sao nó lại gây ra một số lo ngại.
Những gì chúng ta biết về chiếc ROBUST M-RCV
Theo trang Army Technology, chiếc ROBUST M-RCV kết hợp các năng lực AI tiên tiến với những chi tiết thiết kế phù hợp cho các điều kiện đa địa hình, đa thời tiết; cũng như kết hợp với cảm biến nhiệt và cảm biến hình ảnh thụ động. Nó cũng bao gồm một máy bay không người lái dạng viên nang, đem đến khả năng “nhận thức” tình huống đủ 360 độ về chiến trường.
Với trọng lượng hơn 5 tấn, phương tiện chiến đấu robot này được phát triển dựa trên nền tảng chiến đấu robot BLR-2 tiên tiến do hãng BL cung cấp. Ảnh: Prnewswire.
Được trang bị một tháp pháo tự động cỡ nòng 30mm do một cơ quan thuộc Bộ quốc phòng Israel là Tank & APC Directorate (Tổng cục Xe tăng và Xe bọc thép chở binh lính) phát triển, tháp pháo này ban đầu được thiết kế dành cho Xe bọc thép chở quân lính Eitan (APC). Là bản mẫu xe bọc thép đầu tiên, chiếc xe chở quân hạng nặng, trọng lượng bánh nặng, đi được trên mọi địa hình này không chỉ được chế tạo để vận chuyển binh sĩ, chống chịu được mìn và các thiết bị nổ ngẫu hứng (IED) mà còn có khả năng hỏa lực cao. Ngoài việc được điều khiển từ xa, tháp pháo này còn được trang bị một súng máy hạng nặng 12.7mm và một súng máy 7.62mm gắn trên chốt.
Ngoài ra, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Israel (IAI) và công ty Hệ thống Phòng thủ Tiên tiến Rafael cũng đóng góp một bệ phóng tên lửa và tên lửa dẫn đường chống tăng bắn-và-quên Spike (ATGM) cho chiếc ROBUST M-RCV. Chiếc xe chiến đấu này cũng sử dụng hệ thống bảo vệ tích cực Iron Fist (APS) của Elbit và hệ thống quản lý nhiệm vụ và điều khiển hỏa lực.
Mặc dù xe tăng và các vũ khí tự động đã là một phần của chiến tranh quân sự trong nhiều năm, thì M-RCV ROBUST đáng chú ý ở chỗ nó tích hợp vô cùng nhiều việc sử dụng AI. Sử dụng một mô-đun lái xe được hỗ trợ bởi AI, trình lái xe ảo tận dụng việc lập hình ảnh 3D và các cảm biến để lập kế hoạch di chuyển và phát hiện chướng ngại vật ngay lập tức. Quan trọng hơn, nó dựa vào khả năng nhận dạng mục tiêu tự động, tự động theo dõi nhiều mục tiêu, lên kế hoạch bắn thông minh và ưu tiên mục tiêu dựa trên bối cảnh.

Chiếc UGV được trang bị tháp pháo tự hành 30 mm vốn được phát triển dành cho xe bọc thép chở quân Eitan. Hệ thống tháp pháo MATE30 này trang bị súng tự động 30 mm (khẩu lớn) và súng máy đồng trục 7.62 mm (khẩu nhỏ phía trên). Ảnh: Youtube.

M-RCV có khả năng vận hành UAV một cách tự động, với một cánh tay robot nhô ra từ phía sau xe để hỗ trợ việc cất cánh và hạ cánh của máy bay không người lái dạng viên nang (vật thể màu đen), thiết bị bay này thực hiện các nhiệm vụ trinh sát phía trước xe. Ảnh: Youtube.

Xe có trình xạ thủ ảo được trang bị khả năng nhận dạng mục tiêu tự động. Trong ảnh minh họa này, các mục tiêu đang tập trung tại một khu nhà thấp.

Xạ thủ ảo được trang bị khả năng tự động theo dõi nhiều mục tiêu, và còn có thể ưu tiên mục tiêu dựa trên bối cảnh thực tế. Tất cả đều được hiển thị trên bảng điều khiển.
Điều gì khiến xe tăng robot không người lái AI mới của Israel đáng lo ngại
Không còn nghi ngờ gì nữa, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trên các chiến trường ngày càng tăng theo thời gian. Từ những gã khổng lồ công nghệ như Google hỗ trợ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong việc phát hiện các vật thể trong cảnh quay của máy bay không người lái cho đến việc quân đội Ukraine sử dụng các tháp pháo được hỗ trợ bởi AI để cách mạng hóa chiến tranh trên chiến hào, thực tế cho thấy ngày càng rõ ràng là AI có thể xoay chuyển tình thế trong những thời khắc khủng hoảng.Quảng cáo

AI ngày càng đóng vai trò to lớn trong việc hỗ trợ các lực lượng quân đội. Ảnh: Shutterstock.
Tuy nhiên, có rất nhiều lý do chính đáng khiến cho xe tăng hỗ trợ AI có thể đáng lo ngại. Ví dụ, nhiều nhà phê bình đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về khả năng dễ bị hack hoặc dễ bị phá hoại ngầm ngày càng tăng của nó. Với việc các nhóm quân sự trên khắp thế giới sử dụng tin tặc, không có gì xa vời khi chúng ta mường tượng rằng một lỗ hổng về an ninh mạng có thể gây tổn hại cho toàn bộ hạm đội chỉ trong một lần.
Một vấn đề nữa là sự phụ thuộc ngày càng tăng vào công nghệ AI có thể khiến những nhà vận hành trở nên phụ thuộc vào hệ thống của nó. Theo nhiều cách, nhà vận hành và khả năng phân tách các tình huống có sắc thái khác nhau của họ là rất quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro và giảm con số thương vong. Ngoài ra, có rất nhiều hàm ý về đạo đức khi để các thuật toán quyết định xem chúng ưu tiên ai sẽ sống hay chết, đặc biệt là vì công nghệ tự nó không biết lo lắng về việc có thể trở nên ác độc hay không.
Tương lai của vũ khí được AI hỗ trợ
Một câu hỏi lớn khi nói đến tương lai của vũ khí hỗ trợ bằng AI là cách thức mà nó được đào tạo. Tùy thuộc vào các tập dữ liệu mà trên đó nó được đào tạo, thì khả năng nhận dạng mục tiêu, đánh giá mối đe dọa và khóa mục tiêu được AI hỗ trợ có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự thiên vị và phân biệt đối xử về chủng tộc, tuổi tác hoặc giới tính. Ví dụ: một nghiên cứu đã tiết lộ cách một AI được đào tạo trên internet có thiên hướng thể hiện xu hướng phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính vào năm 2022. Ngoài ra, việc sử dụng AI, đặc biệt là song hành với các hình thức chiến tranh mạng khác, sẽ mở ra một loạt khó khăn và thách thức khi xét về mặt quan hệ quốc tế. Với rất ít hoặc không có quy định nào liên quan đến chiến tranh AI, nhiều quốc gia đi trước đường cong AI phải đối mặt với các quy định thay đổi liên tục sẽ ngày một phát sinh khi những tiến bộ công nghệ được đưa ra ánh sáng.
Đại bản doanh của NATO tại thủ đô Bruxelles, Bỉ. Ảnh: Expats.
Quảng cáo
Vào tháng 7 năm 2020, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã trình bày cách phản ứng của NATO trước mối đe dọa ngày càng tăng của công nghệ mới nổi trên chiến trường: Nhóm Tư vấn về các công nghệ mới nổi và đột phá (EDT). Nhóm này bao gồm các chuyên gia từ cả khu vực tư nhân lẫn các học viện, họ đã giúp nỗ lực thực hiện việc phát triển các chính sách và chương trình về công nghệ mới nổi trong lĩnh vực của họ. Trong blog của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại năm 2021, Megan M. Roberts, giám đốc hoạch định chính sách của United Nations Foundation, cũng chia sẻ rằng cuộc tranh luận đầu tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về các công nghệ mới nổi đã bộc lộ sự chia rẽ đang diễn ra giữa các quốc gia trong quan điểm của họ về chính sách kỹ thuật số, ảnh hưởng của khoảng cách giàu nghèo đối với cuộc chạy đua vũ trang AI và xác định những tác hại có thể xảy ra.
Dựa theo [1], [2].