Những điều có thể bạn chưa biết về ổ lưu trữ thể rắn SSD

viethung93
19/5/2010 17:9Phản hồi: 39
Những điều có thể bạn chưa biết về ổ lưu trữ thể rắn SSD
SSD (Solid State Drive - Ổ lưu trữ thể rắn) đã xuất hiện từ năm 1978 nhưng chỉ đến 3 năm gần đây loại đĩa lưu trữ này mới thực sự nhận được sự quan tâm của đông đảo người dùng. Ổ đĩa SSD mang nhiều tính năng ưu việt đáng soán ngôi ổ đĩa cứng truyền thống để trở thành phương tiện lưu trữ dữ liệu hiệu quả và tiết kiệm của tương lai. Nói ngắn gọn, chúng ta có bốn lí do nên chọn ổ đĩa SSD: Tốc độ, Độ bền, Hiệu năng, Tiết kiệm. Tuy vậy, chúng ta không thể không kể đến sự thật rằng hiệu suât ổ đĩa SSD có thể xuống cấp theo thời gian. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn một số điều cần biết về ổ đĩa SSD.

[​IMG]

Những lợi ích ổ đĩa SSD đem lại cho chúng ta


Để hiểu những điều tuyệt vời về SSD, chúng ta hãy bắt đầu thiết bị lưu trữ dữ liệu truyền thống: Ổ đĩa cứng (HDD - Hard disk drive). Về cơ bản, ổ đĩa cứng hoạt động như sau: Phía trong ổ đĩa là đĩa từ quay rất nhanh (từ 3.600 rpm tới 15.000 rpm) có thể được đọc và ghi dữ liệu lên nhờ một "đầu đọc" vươn được ra cả bề mặt đĩa; tất cả được điều khiển bởi một bộ điều khiển ta sẽ đề cập sau trong bài. "Đầu đọc" này đầu này không hề tiếp xúc với bề mặt đĩa từ, bởi việc đọc - ghi dữ liệu hoàn toàn nhờ vào các bộ cảm biến điện trường. Nếu chẳng may đầu đọc tiếp xúc với bề mặt đĩa thì đĩa từ sẽ bị hư hại dẫn tới hư hỏng/mất dữ liệu. Từ đó ta có thể thấy các khuyết điểm của ổ đĩa cứng: dễ hư hỏng (khi chịu va đập mạnh) và tốc độ còn thấp (phải dựa vào chuyển động vật lý của đầu đọc tới vị trí của dữ liệu).
*rpm là revolutions per minute, một đơn vị đo tốc độ quay của máy móc/thiết bị điện tử​

Đó là đối với ổ đĩa cứng HDD. Còn về SSD, tuy sử dụng chung chuẩn giao tiếp như ổ đĩa cứng nhưng bên trong ổ SSD lại hoàn toàn khác. Ổ SSD được cấu tạo từ những con chip flash. Chính vì cấu tạo này mà ổ đĩa SSD có rất nhiều ưu điểm so với ổ đĩa cứng truyền thống.

Ổ đĩa SSD không có bất kì bộ phần chuyển động nào, do đó SSD không cần phải quay đĩa từ hay di chuyển đầu đọc, đồng thời cũng không tạo ra âm thanh. Kết quả là ổ đĩa SSD sẽ có quá trình khởi động, truy xuất ngẫu nhiên, chạy ứng dụng v.v… cực kì nhanh. Đó là chưa kể đến hiệu quả tiết kiệm điện của SSD: SSD không có cơ chế quay nên năng lượng tiêu hao rất ít. Các yếu tố này góp phần giúp các thiết bị di động hiện tại và tương lai có nhiều thay đổi đáng kể: chạy nhanh, ít tiêu thu năng lượng, hoạt động êm ái, bền bỉ và an toàn hơn.

Lấy ví dụ với chiếc Eee PC. Chính nhờ tích hợp ổ cứng SSD nên Eee PC khi bị rơi rớt, va đập cũng không làm tổn hại đến dữ liệu chứa bên trong máy. Máy chạy nhanh, thời gian khởi động 10s, tắt máy 5s dù bộ vi xử lý chỉ ở mức trung bình là Intel Mobile chipset.

Doron Myersdorf, Tổng điều hành của bộ phận ổ đĩa SSD của SanDisk, cho biết nếu tốc độ của ổ đĩa cứng (HDD) muốn bằng tốc độ của ổ đĩa SSD thì nó phải quay với tốc độ lên tới 40.000 rpm, tức gấp gần 3 lần tốc độ của ổ đĩa cứng nhanh nhất.


So sánh tốc độ khởi động lên Windows của 2 máy, một sử dụng HDD, một sử dụng SSD


Những bí mật của ổ lưu trữ dạng rắn SSD


Có thể nói, điều thú vị về ổ đĩa SSD nằm trong cấu tạo của nó. Thông thường những một ổ đĩa SSD bao gồm 2 bộ phận chính:
- Một loạt các chip nhớ NAND flash dùng cho việc lưu trữ - tương tự như trong thẻ nhớ và ổ USB
- Một bộ nhớ cache DRAM nhỏ, tương tự như trên hầu hết các ổ đĩa cứng hiện nay.
*Ngoài ra còn có một bộ điều khiển (controller)
DRAM cũng là bộ nhớ flash, nhưng sự khác biệt giữa chúng là khả năng lưu trữ. Bộ nhớ flash là loại bộ nhớ non-volatile, có nghĩa là dữ liệu mà nó lưu trữ không bị mất đi nếu bị mất nguồn, trong khi DRAM là bộ nhớ volatile, do đó dữ liệu sẽ lập tức không còn khi DRAM không được cấp nguồn. Ngoài ra, điểm khác biệt nữa đó là DRAM luôn nhanh hơn bộ nhớ flash, phục vụ cho việc cache dữ liệu(*). Dù sao, không lưu trữ được khi mất nguồn cũng không phải là vấn đề, bởi công việc cache dữ liệu cũng không có nghĩa lí gì nếu máy không hoạt động.
(*)Cache (phát âm như cash lưu trữ các dữ liệu, lệnh mà các chương trình liên tục cần truy xuất nhằm tăng tốc thực thi của toàn hệ thống.

Quảng cáo


Bộ nhớ Flash được tạo thành từ các ô bộ nhớ, các ô bộ nhớ này được tạo thành từ các bóng bán dẫn. Có hai loại bộ nhớ cơ bản: Với ô bộ nhớ đơn cấp (SLC - Single-level Cell), một bit dữ liệu được lưu trữ trên một ô nhớ. (Bit là đơn vị cấu thành cơ bản của thông tin, với 2 trạng thái là 0 hoặc 1). Loại bộ nhớ SLC có tốc độ cực kì cao và có tuổi thọ cao, nhưng nó lại rất đắt đỏ nếu đem tỉ lệ với nhu cầu lưu trữ dữ liệu trên máy vi tính của bạn. Bộ nhớ SLC thực sự chỉ được sử dụng cho các công cụ doanh nghiệp, ví như máy chủ cao cấp.

Đó là đối với các doanh nghiệp có nhu cầu dữ liệu cao, còn với người dùng bình thường có bộ nhớ ô đa cấp (MLC - Multi-level Cell). Hiện nay, một ô nhớ có thể có lên đến 4 bit. "Đa cấp" dùng để chỉ nhiều cấp độ của điện áp trong tế bào được sử dụng để có được những bit thêm vào. Ổ SSD sử dụng MLC rẻ hơn SLC nhiều nhưng lại chậm hơn và không bền bằng. Dù thế, hiện nay và có thể nói trong tương lai gần, tất cả các sản phẩm SSD dành cho chúng ta vẫn sẽ là loại MLC.

Mặt bất lợi khi sử dụng ổ lưu trữ rắn SSD

Nói về cấu trúc, bộ nhớ flash được chia thành các khối (block), các khối được chia nhỏ hơn nữa vào các "trang" (page). Trong khi dữ liệu có thể được đọc và ghi ở cấp độ trang riêng lẻ, dữ liệu chỉ có thể được xoá hoàn toàn ở cấp độ khối lớn hơn. Nói cách khác, giả sử bạn có một khối 256kB và một trang 4kB, nhưng bạn chỉ muốn xóa một trang, bạn cần phải xóa toàn bộ khối, và sau đó phải ghi tất cả phần còn lại của dữ liệu lại trong khối.

Đây là một vấn đề không nhỏ, bởi bộ nhớ flash MLC có tuổi thọ chỉ khoảng 10.000 lần đọc/ghi. Thêm vào đó, khi ổ đĩa đầy lên, hiệu suất đọc/ghi sẽ giảm đáng kể khi mà ổ sẽ phải liên tục thực hiện chu trình "đọc - chuyển dữ liệu lên cache - xóa trang - copy dữ liệu từ cache - ghi dữ liệu mới vào trang trống".

Giảm thiểu các mặt bất lợi

Quảng cáo


[​IMG]
Sơ đồ chu trình đọc-xóa-ghi mới dữ liệu
Anandtech: The SSD Anthology: Understanding SSDs and New Drives from OCZ

Như chúng ta đã đề cập ở phần trên bài, ổ cứng SSD có cả mặt lợi cũng như bất lợi. Tuy nhiên, để tận dụng được tối đã tiềm năng của SSD, ta vẫn có thể "xử lý" các mặt bất lợi.

Như đã nói ở đầu bài, trong ổ đĩa SSD có một bộ phận gọi là bộ điều khiển. Đây chính là bộ phận có thể dùng để phân biệt các nhà sản xuất ổ SSD. Vấn đề về bộ nhớ flash là của chung các ổ đĩa SSD, do đó việc xử lý các mặt bất lợi thuộc về nhà sản xuất, và thông qua công cụ là bộ điều khiển bằng các thuật toán.

Kỹ thuật tiêu chuẩn đầu tiên cho tuổi thọ bộ nhớ flash là phân chia vùng ghi dữ liệu. Thay vì ghi và xóa dữ liệu lên một vùng bộ nhớ nhiều lần, kĩ thuật này sẽ lần lượt ghi dữ liệu lên đầy ổ đĩa, sau đó mới bắt đầu xóa dữ liệu trên các khối, tiết kiệm được các lần ghi đọc. Như vậy, vấn đề về chu trình đọc, ghi, xóa ở các cấp độ khối và trang được giảm thiểu, bởi theo ông Myersdorf, thuật toán quản lí ổ đĩa sẽ chuyển từ cấp độ khối sáng cấp độ trang.

Như bạn đã biết, khi xóa gì đó khỏi máy tính của bạn, nó không lập tức biến mất hoàn toàn. Hệ điều hành về cơ bản chỉ đánh dấu các dữ liệu theo kiểu "Này, anh có thể đè dữ liệu mới lên tôi rồi này". Vì thế, ổ cứng của bạn thực ra không hề biết bạn vừa xóa bỏ bất cứ gì. Ổ cứng lúc này không phân biệt chính xác được khối/trang nào thực sự đang được sử dụng, và vùng/trang này có thể làm thành bộ nhớ trống. Ở đây, các nhà sản xuất sử dụng chức năng TRIM. Đây là một loại lệnh cho phép hệ điều hành thông báo cho SSD rằng file/folder đó có thể được xóa lập tức. Lúc này, SSD sẽ chuyển cả khối dữ liệu lên một bộ nhớ cache, tại đó xóa sạch các trang chứa dữ liệu bạn muốn xóa, sau đó copy các dữ liệu còn lại lên một khối mới. Lúc này nhờ có bước xóa dữ liệu trên cache nên khối mới sẽ còn lại free space cho bạn sử dụng. Chức năng của TRIM là đem lại hiệu suất hoạt động cao hơn cho ổ đĩa khi bạn lưu dữ liệu mới, bởi việc đọc-xóa-rewrite đã được thực hiện sẵn. Windows 7 đã hỗ trợ chức năng TRIM, và theo ông Myersdorf, Windows 8 còn sẽ tuyệt vời hơn với thiết bị lưu trữ thể rắn. Theo Apple, Snow Leopard chưa hỗ trợ TRIM.​


Giá thành


Đó là các vấn đề kĩ thuật. Còn đối với người dùng như chúng ta, vấn đề còn sót lại duy nhất đó là giá thành, cụ thể hơn là tỉ lệ giá/dung lượng. Giá thành ổ đĩa SSD hiện nay còn khá cao, trong khi dung lượng vẫn chưa thể so sánh với ổ cứng truyền thống. SSD hiện có các loại dung lượng thông dụng là 32GB tới 256GB, giá từ tầm 1 triệu đồng cho đến 5 triệu đồng (128GB) và có thể lên đến 8-9 triệu đồng với loại 256GB. Ổ SSD thông dụng nhất là Intel X25 dung lượng 160GB đã có giá tới 430 USD, còn với tùy chọn ổ SSD 512GB ở Macbook Pro mới, giá có thể tăng thêm tới 1450 USD.

Ổ cứng OCZ Colossus Series 1TB tốc độ 300 MB/s giá lên tới… 3.700 USD
[​IMG]

Có thể nói, giá của ổ đĩa SSD chỉ có thể giảm khi chuẩn ổ đĩa này trở nên thông dụng. Và cũng chính khi giá thành ổ đĩa SSD giảm xuống mức hợp túi tiền người sử dụng trung-cao cấp, công nghệ này mới có thể thực sự cất cánh, bởi chúng ta không thể phủ nhận SSD sở hữu rất nhiều tính năng ưu việt.



Biên tập từ Gizmodo
39 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cám ơn bác, giờ em đã hiểu ra nhiều điều hơn về SSD.
Bài viết quá chi tiết..thks chủ topic vì đã sưu tập và chia sẻ
nodoor
ĐẠI BÀNG
14 năm
làm gì nếu dùng ổ SSD mà vẫn khởi động chậm

con T400 của em dùng ổ Intel ssd 80G ah! mà sao nó khởi động chậm thế nhỉ....?
samfisher86
ĐẠI BÀNG
14 năm
Xin được góp ý là thuật ngữ Solid State trong ngành điện tử đc hiểu là ''mạch bán dẫn'' chứ ko phải là ''thể rắn'' như mọi người hiện nay vẫn gọi, vì vậy mình nghĩ ổ SSD nên được gọi là ''ổ đĩa bán dẫn'' hoặc ''ổ đĩa sử dụng mạch bán dẫn'' thì chuẩn hơn là ''Ổ đĩa thể rắn''
góp ý sai bét "mạch bán dẫn" với "solid state" nó chẳng ăn nhập gì với nhau cả! không hiểu bác dựa vào cái gì mà nói như vậy, nghe như bác học về diện tử? vậy xin hỏi từ "transition circuit" là cai gì? nó bao gồm những gì? chẳng phải hiện nay những thứ như diode, cỉcuit chip... làm toàn ở thể rắn (solid state) thay vì những ống chân không "vaccum tubes" như trước đây sao?. Chủ topic dịch vậy không có gì sai mà phải góp ý, bác biết thì nói không biết thì thôi nói vào như vậy chỉ tổ làm mọi người hiểu nhầm ;)
samfisher86
ĐẠI BÀNG
14 năm
XIN LỖI BÁC
Thứ 1: Chính xác thì SS đc hiểu là thiết bị sử dụng linh kiện bán dẫn. Nếu nói là ổ thể rắn thì chả lẽ HDD ko phải là ổ thể rắn mà là thể lỏng à
Thứ 2: Đã là ý kiến thì có đúng có sai, đúng thì ghi nhận, sai thì sửa, chứ bác nói thế thì bác chả tinhte chút nào
okchua
ĐẠI BÀNG
14 năm
Ơ, trong Vật lý thì Solid State đúng là "thể rắn", "trạng thái rắn" đấy chứ! Ai làm về Công nghệ mạch điện tử, các vi mạch và nói chung là các linh kiện bán dẫn đều phải học môn "Vật lí Chất rắn". Thuật ngữ dùng thế cũng được mà!
Còn bác nào bảo thấy cái cong nghệ này nó "cũ" rồi mà chán thì em nghĩ bác cũng đừng vội chán vậy! Vấn đề là công nghệ "cũ" về nguyên tắc cơ bản thôi, còn cái mọi người quan tâm là dựa trên công nghệ đó chế tạo được các ổ SSD có dung lượng cao, giá rẻ, độ bền cao,v.v. Mà để có điều đó thì "ngày xưa" chưa làm được! Bây giờ thời đại công nghệ nano rồi, hy vọng anh bạn này sẽ trở nên phổ thông với moị người.
những ai thix xem fim HD thì ko thể xài dạng này.vì dung lượng quá ít.nếu nó ra dung lượng 1TB chắc giá cái ổ cứng = mua đc 2 con laptop bây giờ quá 😁
oop119
ĐẠI BÀNG
14 năm
Một ổ SSD để cài HĐH và các ứng dụng, và một ... số ổ HDD để lưu trữ dữ liệu bác ạ! :D
baothong83
ĐẠI BÀNG
14 năm
Bác nói đúng,nhưng cái gì cũng vậy mới ra bao giờ cũng mắc phải có nhiều người sử dụng rồi nhà sx mới sx đại trà thì giá thành mới rẻ đc cũng như Pc và laptop bây giờ thôi nếu ai cũng chê mắc mà không dùng thì biết bao g nó mới rẽ như hiện nay để nhà nhà đều có máy tính :D
Bài viết rất hay và bổ ích.....thanks ^__^
đợi năm 2012 thôi, nghèo ko đú được 😃
jacktruong
ĐẠI BÀNG
14 năm
ôi trời ơi là trời,ra đời năm 1978 à,vậy công nghệ này quá lỗi thời (nếu tính theo time).Nói vậy cả chục năm nay ngành lưu trữ chẳng có j gọi là cách mạng à,nhìn cái năm ra đời mà buồn
tminhnam
ĐẠI BÀNG
14 năm
Thế công nghệ 3D ra đời cuối thế kỉ 19 thì như thế công nghệ hình ảnh quá lỗi thời, chẳng có gì cách mạng hả?
the_onlysun
ĐẠI BÀNG
14 năm
Trước giờ cứ nghĩ rpm là Rounds per min, giờ mới rõ là Revolutions 😃
tờ lại nghĩ là rotations 😁
cho hỏi chút nhé , ổ SSD nó tiết kiệm điện hơn HDD vậy nó hoạt động thì nhiệt độ nó cũng thấp hơn ổ HDD đúng không ?
Solid Slade, gọi là ổ thể rắn, còn đúng là solid slate chẳng liên quan gì tới mạch bán dẫn cả bác ợ. Để tôi phản bác lại nhé, ổ đĩa quay thông thường, nó ko có linh kiện bán dẫn hả bác....? Solid nó gọi là rắn, cố định bla bla.. Còn cái ổ thường kia của bác, dữ liệu của bác nằm trên 1 bộ phận không cố định mà nó quay mòng mòng. Nói Vậy chắc dễ hiểu hơn.
Toàn chữ và chữ, nhìn chóng cả mặt nhưng vẫn cám ơn bác đã giúp em hiểu thêm được nhiều điều
e search quài ko có bài nào như bài này 😁 .. tks bác
Một chút về "Solid State"

Ngay tại Wikipedia: http://en.wikipedia.org/wiki/Solid-state_(electronics)


Theo wikipedia, các thiết bị điện thử "thể rắn" (solid state) là các mạch điện và thiết bị được tạo ra hoàn toàn từ vật liệu rắn (solid material) mà electron và các điện tích khác hoàn toàn nằm trong đó. Thuật ngữ "Solid State" được dùng để phân biệt rõ ràng với công nghệ ống chân không ngày trước. Vào những thập niên 50-60 thuật ngữ này càng phổ biến hơn khi công nghệ ống chân không dần được thay thế bằng công nghệ diode và bán dẫn. Các ví dụ rõ ràng của các thiết bị "thể rắn" ngày nay là IC, LED, và LCD.

http://electronics.howstuffworks.com/question558.htm


"The transistor, invented in 1947 by Bell Labs, was the first solid-state device to come into commercial use in the 1960s. Solid-state electronic devices have replaced vacuum tubes in just about all electronics devices."

Được phát minh vào năm 1947 bởi Bell Labs, bán dẫn là thiết bị thể rắn đầu tiên được đưa vào sử dụng trong lĩnh vực thương mai vào thập kỉ 60. Các thiết bị thể rắn điện tử đã gần như thay thế ống chân không trong các thiết bị điện tử.
samfisher86
ĐẠI BÀNG
14 năm
transistor ko phải là bán dẫn mà là bóng bán dẫn, bác đừng lầm tưởng thế. Bán dẫn là công nghệ nói chung, còn linh kiện bán dẫn chính là diod, transistor, IC...Đoạn trên phải dịch là Bóng bán dẫn là linh kiện bán dẫn đầu tiên đc đưa vào sử dụng...
Bác thử dùng prodict tra ra mà xem nhé
semiconductor = solid state = bán dẫn: đây là thuật ngữ chuyên ngành rồi
Còn về vấn đề dịch chuẩn xác tên của SSD ra tiếng Việt thì mình ko nói nữa vì vấn đề này còn tranh luận nhiều, có thể là Ổ thể rắn, Ổ bán dẫn, thậm chí Ổ cứng tĩnh...
Đã đọc, hiểu sơ sơ, chắc phải đọc thêm vài lẫn nữa, hehe
Cám ơn bác cho em hiểu thêm về HDD. Trước nay cứ tưởng RPM là rounds per minute
ongdo2004
ĐẠI BÀNG
14 năm
thanks bài viết có ích 😁
nhớ hồi xưa cũng có loại ổ lưu trữ cũng có tốc độc cực nhanh ( được cấu thành từ các thanh ram cắm chung ) nhưng yếu điểm là cần nguồn điện liên tục để nuôi dữ liệu ( nguồn điện 1 chiều nhỏ ) . H công nghệ cao có loại SSD , hi vọng tg lai em đc sắm 1 cái :">
Cảm ơn phát nè, bổ ích bổ ích, hehe
thanz
TÍCH CỰC
14 năm
có thể mod cài ổ này ngay ổ DVD ko nhỉ 😁, dùng nó cài HĐH sướng phải biết

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019