Danh sách những ứng cử viên game xuất sắc nhất năm nay đã được công bố, hay thậm chí những giải thưởng như Golden Joystick Award 2023 đã công bố xong những kẻ chiến thắng. Năm nay những cái tên như Baldur's Gate 3, như Alan Wake II, Spider-Man 2 hay The Legend of Zelda: Tears of the Kingdom đã tạo ra một làng game 2023 đầy sôi động, anh em ai cũng có cho mình một tác phẩm anh em yêu mến nhất ra mắt trong năm nay. Ví dụ với mình là Alan Wake II.
Nhưng, trong năm 2023, thời điểm mặt bằng chung chất lượng làng game ấn tượng hơn hẳn so với năm ngoái, vẫn có những tác phẩm tệ đến không thể tin nổi được phát hành. Đôi khi anh em nhìn vào những tác phẩm dưới đây, dám chắc nhiều người trong số chúng ta sẽ thắc mắc, sao những tập đoàn khổng lồ lại nghĩ một trò chơi như vậy lại đủ chất lượng để được phát hành rộng rãi.
Và đây là những trò chơi được coi là dở nhất phát hành trong năm nay. Giả sử có giải Mâm Xôi Vàng cho ngành game, giống như giải cho những bộ phim dở nhất năm, thì đảm bảo một trong số những tác phẩm dưới đây cầm chắc giải.

Dự đoán nhanh 10 trò chơi lọt top "Game of the Year 2023"
Tròn 1 tháng nữa, tức là ngày 8/12/2023, The Game Awards 2023 sẽ được tổ chức tại Peacock Theater, Los Angeles, Mỹ. Đến thời điểm này, thị trường game cũng đã bắt đầu có xu hướng giảm nhiệt, sau khi những bom tấn xuất sắc phát hành liên tục từ đầu…
tinhte.vn
Nhưng, trong năm 2023, thời điểm mặt bằng chung chất lượng làng game ấn tượng hơn hẳn so với năm ngoái, vẫn có những tác phẩm tệ đến không thể tin nổi được phát hành. Đôi khi anh em nhìn vào những tác phẩm dưới đây, dám chắc nhiều người trong số chúng ta sẽ thắc mắc, sao những tập đoàn khổng lồ lại nghĩ một trò chơi như vậy lại đủ chất lượng để được phát hành rộng rãi.
Và đây là những trò chơi được coi là dở nhất phát hành trong năm nay. Giả sử có giải Mâm Xôi Vàng cho ngành game, giống như giải cho những bộ phim dở nhất năm, thì đảm bảo một trong số những tác phẩm dưới đây cầm chắc giải.
Skull Island: Rise of Kong
Nỗ lực của Warner Bros là tạo ra một thế giới giống hệt như những gì Marvel đã làm vô cùng thành công. Nhưng thay vì những siêu anh hùng và những siêu ác nhân trong truyện tranh, MonsterVerse cho những con quái vật khổng lồ đã nổi tiếng trong thế giới điện ảnh như King Kong, Godzilla hay Mothra chiến đấu với nhau, tạo ra những cảnh phim mãn nhãn trên màn bạc.
Và để kéo thêm sự chú ý, không gì ổn hơn việc làm game. Vậy là Skull Island: Rise of Kong ra đời. Để dễ mô tả cho anh em, thì trong Rise of Kong, anh em vẫn sẽ được vào vai King Kong trên hòn đảo toàn quái vật khổng lồ. Tất cả những gì anh em phải làm chỉ là đánh đấm, lên level rồi cộng kỹ năng cho nhân vật, để chiến đấu với khủng long, với giun đất hay cua khổng lồ…
Cái tài của Rise of Kong, đó là nhờ một cách thần kỳ nào đó, cái cảnh King Kong đánh nhau tay đôi với một con khủng long bạo chúa trở nên nhạt nhẽo và không có cao trào, khác hẳn với tựa game King Kong ăn theo bộ phim cùng tên ra rạp năm 2005. Rồi cách chơi của game cứ nhai đi nhai lại việc đánh đấm chứ chẳng có gì mới mẻ. Ngay cả combo đòn đánh của King Kong cũng chẳng thay đổi và nâng cấp trong suốt 5 giờ đồng hồ trò chơi này diễn ra.
Rồi đến cả đồ hoạ thậm chí còn thua xa trò chơi phát hành gần 20 năm về trước. Mình dám đảm bảo, có những game trên di động sở hữu chất lượng đồ hoạ còn ấn tượng hơn những gì anh em được thấy trong clip ở trên. Thành ra, cũng chẳng hiểu nguyên nhân gì hãng game và tập đoàn chủ quản lại nghĩ rằng trò chơi này sẽ khiến mọi người quan tâm hơn tới MonsterVerse, vì tất cả những gì trò chơi này làm được là biến một trong những con quái vật nổi tiếng nhất trên màn bạc trở thành trò cười đúng nghĩa đen.
The Lord of the Rings: Gollum
Khởi đầu của The Lord of the Rings: Gollum cực kỳ hứa hẹn, khi game cho phép anh em vào vai Smeagol, một trong những nhân vật nổi tiếng và đáng quan tâm nhất trong loạt tiểu thuyết Chúa Nhẫn của J. R. R. Tolkien. Cảm giác được vào vai nhân vật đúng kiểu đa nhân cách, giằng xé giữa Gollum và Smeagol luôn là thứ ai cũng muốn, nhất là sau khi anh em được chiêm ngưỡng màn trình diễn đẳng cấp của Andy Serkis trên màn bạc.
Có một vấn đề nho nhỏ: Hãng game hoàn toàn không có kinh nghiệm làm một trò chơi ở quy mô và chiều sâu như thế này.
Quảng cáo
Thay vì tạo ra cảm giác anh em đang được sống trong thế giới giả tưởng mà cụ Tolkien khắc hoạ qua những trang tiểu thuyết, thì vào vai Smeagol, bị tha hoá bởi chiếc nhẫn lại cực kỳ nhạt nhoà. Anh em gần như không phải làm gì nhiều, đến cái mức mà không một hành động nào của Gollum trong game có tác động tới cảm xúc người chơi, dù rõ ràng nhiệm vụ của gã trong game là đi giành lại chiếc nhẫn chủ từ tay của Bilbo Baggins, trong bối cảnh giữa hai cuốn The Hobbit và The Fellowship of the Rings.
Việc lén lút ẩn nấp của Gollum để tránh né đối thủ cũng vô cùng nhạt nhoà và dễ dàng. Có cảm giác như hãng game mượn hết những tính năng hành động bí mật của những tác phẩm lớn, như cách ẩn trong bụi rậm của The Last of Us Part II, hay ném đá đánh lạc hướng kẻ địch trong A Plague Tale, sau đó thiết kế màn chơi theo kiểu dễ nhất có thể. Hệ quả là trải nghiệm game vô cùng thiếu thông minh.
Còn trong khi đó, trái ngược hoàn toàn với chất lượng đồ hoạ kỳ quái, mô hình nhân vật thiếu sức sống và độ chi tiết chính là chất lượng âm thanh tuyệt vời của game. Nhưng đáng tiếc, chỉ có chất lượng âm thanh thì không thể đủ để cứu vãn trò chơi này. Mọi thứ khác ngoài âm thanh của chuyến hành trình vào vai Gollum đều nhạt nhẽo và dở tệ.
Dookey Dash
Chí ít thì Gollum và Rise of Kong còn là một dự án “nghiêm túc”, chỉ là kết quả đầu ra, sản phẩm phát hành ra thị trường có chất lượng không tương xứng như kỳ vọng. Còn Dookey Dash thì chỉ có thể được mô tả bằng một từ duy nhất, nói theo cách của anh em nhà đầu tư thì là “úp bô”, không hơn không kém.
Quảng cáo
Anh em hẳn còn nhớ Yuga Labs, đơn vị tạo ra những hình ảnh những chú khỉ, rồi đặt tên bộ sưu tập NFT với giá hàng chục, hàng trăm nghìn USD ở thời kỳ đỉnh cao này là Bored Ape Yacht Club. Để được chơi Dookey Dash, anh em phải bỏ tiền. Giống hệt như những trò chơi như Temple Run hay Subway Surfers, game cho anh em điều khiển một con khỉ, né những chướng ngại vật bên trong một đường ống cống.
Vậy thôi, đó là toàn bộ nội dung trò chơi, Nếu Dookey Dash là game miễn phí thì cũng chẳng phải vấn đề, vì trên thị trường iOS và Android, có vô vàn những game “chạy vô tận” để bắt chước thành công của Temple Run hay Subway Surfers. Vấn đề của Dookey Dash là, muốn chơi trò này, người dùng phải bỏ tiền để mua “Sewer Pass”, có khi tốn hàng nghìn USD chỉ để chơi trong vòng 3 tuần. Đổi lại được gì? Những người đạt điểm số cao nhất được tặng một thứ gọi là Power Source, có thể bán cho người khác lấy tiền mặt, hoặc sử dụng trong những game do Yuga Labs phát hành trong tương lai. Vì phần thưởng này, game gặp tình trạng hack cheat tràn lan.
Crime Boss: Rockay City
Mô tả trò chơi như thế này có lẽ anh em sẽ hiểu. Hãy tưởng tượng một tác phẩm game hành động lấy đề tài tội phạm, nhưng với dàn diễn viên đã quá nổi tiếng, giống hệt như khi anh em ngồi xem một phần phim The Expendables với toàn những minh tinh của làng phim hành động Hollywood vậy. Tạm có thể kể tới những cái tên đã quá nổi danh trên màn bạc trong hàng chục năm qua góp mặt trong Crime Boss: Rockay City, như Chuck Norris, Danny Trejo, Michael Rooker, Danny Glover, Kim Basinger, Damion Poitier hay Michael Madsen…
Thế nhưng ngoài cái dàn cast đúng chất hàng khủng như vậy, Crime Boss: Rockay City chẳng đọng lại gì cả. Trò chơi muốn đi theo phong cách co-op của Payday, cho anh em điều khiển những tên tội phạm được các diễn viên nổi tiếng lồng tiếng, đi cướp bóc hay thực hiện những hành vi tội ác.
Có lẽ trò chơi này là minh chứng hoàn hảo cho việc, mời những diễn viên nổi tiếng mọi thời đại vào game cũng chưa chắc đảm bảo được thành công cho tác phẩm. Nếu game chơi không vui, thì có mời tới tầm Robert Downey Jr. hay Morgan Freeman, game vẫn sẽ xịt. Mà cũng có khi, kinh phí mời những diễn viên nổi tiếng ấy đã lẹm thẳng vào kinh phí để phát triển ra một trò chơi hành động thực sự giữ chân người chơi.
Forspoken
Ngoài thế giới ảo đẹp mắt ra, Forspoken có gì? Đáng tiếc là không nhiều. Ngoại trừ cái việc anh em có thể điều khiển nhân vật chính Frey bay lượn khắp thế giới Athia đẹp như mộng, thì gần như mọi thứ khác của trò chơi đều tạo ra cảm giác nó được nhà phát triển lắp ghép một cách hời hợt, giống như họ lấy những chi tiết gameplay đã tạo nên thành công của những tác phẩm trước kia do Square Enix phát hành để chắp vá thành một trò chơi.
Ngay cả bản thân nhân vật chính Frey cũng chẳng có cá tính riêng, ngoại trừ cái việc chẳng biết tại sao, có lẽ để tạo nét, cứ một câu rưỡi lời thoại, lại thấy Frey chửi tục một lần. Cách chiến đấu của game thì nhạt nhẽo và không đủ giữ chân người chơi, sau khi họ bị ấn tượng bởi đồ họa của game.
Kết cục, chúng ta có một tác phẩm ban đầu cứ nghĩ là sẽ tận dụng được hết sức mạnh của những hệ thống PC và console thế hệ mới, để tạo ra cuộc cách mạng cho gameplay và giải trí tương tác. Nhưng kết quả là một nồi lẩu thập cẩm với những nguyên liệu, những chi tiết không ăn khớp với nhau chút nào.
Redfall
Để có đất diễn cho cả bốn nhân vật, để Jacob có chỗ bắn khẩu súng ngắm tự động, ấn nút chuột phải là tự động ngắm vào đầu địch, hay để Devinder dùng chiếc cọc chiếu tia cực tím làm mọi con ma cà rồng xung quanh hóa đá, thì không gian phải rộng, phải có chỗ chạy, không để bốn người giẫm chân nhau trong những pha xử lý. Và cũng phải thừa nhận, chơi trò này 4 người thì luôn vui, vì chí ít Arkane vẫn làm tốt một yếu tố, đó là cân bằng kỹ năng của cả bốn nhân vật, để vừa đảm bảo game thử thách, vừa đảm bảo người chơi có đủ mọi thứ trong tầm tay để vượt qua chính những thử thách ấy.
Sự sơ sài còn được thể hiện ở chính hệ thống vật phẩm, vũ khí và những món đồ nâng cấp cho nhân vật. Vũ khí chỉ thay được hai thứ, skin và lưỡi lê để đâm vào tim những con ma cà rồng, hệt như “hướng dẫn” trong rất nhiều tác phẩm lấy đề tài này trong quá khứ, từ tiểu thuyết đến điện ảnh. Hên thì anh em kiếm được một khẩu súng damage to, vài viên là một con ma cà rồng sẽ phải nằm im để anh em kết liễu, còn nếu không thì phải phụ thuộc hết vào kỹ năng, vì lượng đạn anh em có thể mang theo, nếu chơi ở chế độ solo, là không bao giờ đủ, kể cả khi đi nhặt đạn từ những đối thủ đã bị hạ gục.
Mọi chi tiết trong gameplay của Redfall đều được nhào nặn để trở thành một tác phẩm game co-op 4 người hấp dẫn, chứ không phải một thứ anh em có thể phá đảo trong vài ngày khi chơi một mình. Những nhiệm vụ của game cứ lặp đi lặp lại. Nếu không phải đi mở một căn nhà an toàn ở một khu phố, rồi đi tìm diệt con ma cà rồng cai quản khu phố ấy, thì sẽ là những nhiệm vụ đi khảo sát tìm đồ vật cho một ai đó, hoặc tìm manh mối để đánh bại những con ma cà rồng đang làm bá chủ cả cái thị trấn. Sau khoảng 5 lần như vậy, anh em sẽ bắt đầu thấy chán.
Wanted: Dead
Cái thời điểm game này được giới thiệu, đảm bảo nhiều anh em 9x cảm thấy háo hức, vì trò chơi được quảng cáo là của những người từng phát triển Ninja Gaiden và Dead or Alive. Lấy bối cảnh Hong Kong, theo chân một nhóm toàn những tử tù mang tên Zombie Squad, Wanted: Dead là một game bắn súng góc nhìn thứ ba mang đậm phong cách hành động của thời kỳ PS3 hay Xbox 360.
Để công bằng với trò chơi này, có rất nhiều khía cạnh mà Wanted: Dead làm tốt, ví dụ như cảm giác bắn súng cũng đã tay chẳng hạn. Nhưng đáng tiếc là với một game hành động với nhịp độ nhanh đến điên cuồng, thì Wanted: Dead lại thiếu đi thứ quan trọng nhất để giữ chân người chơi, đó là sự đa dạng trong hành động. Anh em chỉ có thể núp, rồi chạy khỏi chỗ núp, ngắm bắn zombie đến khi nào chúng hết máu thì thôi. Kết hợp với lối chơi thiếu sáng tạo là cốt truyện chỉ ở mức tầm thường, dù hãng game đã cố gắng hết sức để khắc họa cách những nhân vật hợp tác và tương tác với nhau.
The Last of Us Part I bản PC
Đáng tiếc, vì một quyết định sai mà màn ra mắt của The Last of Us Part I trên PC phải hứng chịu rất nhiều sự chỉ trích, dựa trên những đánh giá của cộng đồng gamer trên Steam.
The Last of Us Part I bản PC công bố cấu hình tương đối đáng sợ. Ngay cả ở độ phân giải 720p 30FPS, tức là tiêu chuẩn vàng để chơi game trên Steam Deck, game vẫn đòi cấu hình PC phải có 16GB RAM và card đồ họa tối thiểu RX 470 hoặc GTX 970 4GB. Ở độ phân giải 1080p 60FPS High Setting, anh em phải có sẵn RX 6600 XT hoặc RTX 3060. Rồi nếu muốn chơi mượt game ở độ phân giải 2K, máy của anh em sẽ phải có 32GB RAM, một yêu cầu không hề nhẹ nhàng cho một bản port game PS5.
Khi trò chơi được phát hành trên PC, hàng loạt những vấn đề lần lượt được liệt kê: Sụt khung hình vì vừa chơi game vừa xử lý shader đồ họa để xử lý hình ảnh thế giới ảo, thỉnh thoảng đang chơi thì crash game, tốc độ khung hình không ổn định, tải màn chơi rất lâu, và quan trọng nhất là tối ưu kém, ngay cả trên những cấu hình PC rất mạnh hiện giờ.
Một đánh giá của người chơi trên Steam cho rằng: “Vào phần settings thì mới nhận ra, chơi game ở độ phân giải 1440p max đồ họa, game ngốn 10GB VRAM. Đấy là tôi dùng RTX 3080 Ti với 12GB VRAM đấy. Chưa vào nổi game vì cứ lúc nào cuối màn hình hiển thị dòng chữ Building Shader là game bị crash.”
Mục chơi đơn Call of Duty Modern Warfare III
Chơi xong tới hai lần mục cốt truyện của Modern Warfare III chỉ trong một ngày, ngay sau khi game ra mắt, mình chỉ thấy thương nhà phát triển, vì áp lực từ nhà phát hành, và áp lực từ chính khả năng của họ. Mục chơi đơn của Modern Warfare III về cơ bản là tệ, rất tệ, cả về nội dung lẫn gameplay.
Nhưng rốt cuộc, cũng chẳng thể hoàn toàn đổ lỗi cho Sledgehammer được. Phiên bản Call of Duty lấy đề tài thế chiến thứ hai, Vanguard của họ ra mắt hai năm về trước cũng chỉ có chất lượng làng nhàng, thậm chí còn chẳng hay hơn bản WWII của chính họ năm 2018 nữa. Nếu không có Activision gây sức ép, sau cái lần Black Ops 4 thất bại thảm hại đơn giản vì không có mục chơi đơn, thì chắc Sledgehammer cũng không làm ra một mục chơi đơn dở tới mức này, xét theo mặt bằng chung những phiên bản Call of Duty.
Cả bốn nhân vật của Task Force 141 đều chẳng để lại được bất kỳ ấn tượng tích cực nào trong mắt mình. Cũng có thể vì ở độ khó trung bình, chơi 5 giờ đồng hồ là đã hết game rồi, đã vậy còn bị hẫng vì cái kết cụt lủn nữa. Hoặc cũng có thể, cảm giác bực mình và khó chịu đến từ chính cái cách Sledgehammer thiết kế những màn chơi trong toàn bộ mục chơi đơn.
Có cảm giác Activision khinh thường người chơi khi bán Modern Warfare với giá 70 USD, để rồi nhận lại được mục chơi đơn thực sự nhảm nhí về mặt nội dung. Anh em chơi Modern Warfare II rồi, hẳn còn nhớ những màn chơi có kết cấu mở, cho phép anh em tự do di chuyển, chọn giữa việc chiến đấu hay ẩn nấp. Phần mới cũng có những màn chơi mở như vậy.
Vấn đề nảy sinh, ở phần trước những màn như vậy ở phần trước là điểm nhấn, là thứ thử thách sự sáng tạo của anh em, cũng như giúp game không bị quá tuyến tính. Còn ở phần này, nó lại là thứ mô tả sự vội vàng và lười biếng của hãng game. Anh em hỏi lý do ư? Rất nhiều những màn chơi dạng “Weapons Free” trong Modern Warfare III đều lấy nguyên xi những góc hay những địa điểm đã quá quen thuộc trong bản đồ Verdansk của Warzone.