Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Những gì bạn chưa biết về loài kiến đáng sợ nhất hành tinh, có khả năng nối được vết thương người

Rubi Lee
20/7/2020 9:11Phản hồi: 74
Những gì bạn chưa biết về loài kiến đáng sợ nhất hành tinh, có khả năng nối được vết thương người
Sở dĩ có cái tên "Quân đội" là do chúng sống thành bày đàn với quân số có thể đến hàng chục triệu con nhưng vẫn tổ chức bầy đàn cực kỳ chặt chẽ và quy củ như quân đội. Điều gì đã khiến loài kiến nhỏ bé này trở thành một trong những loài động vật đáng sợ nhất hành tinh với khả năng tàn sát, bất kể đối thủ của chúng có to lớn và nguy hiểm như thế nào. Hãy cùng mình tìm hiểu những điều có thể bạn chưa biết về loài kiến này nha.



Kiến quân đội là tên gọi chung của hơn 200 loài kiến thường được tìm thấy ở miền trung đông Châu Phi và một số nơi ở Châu Á. Khác với những loài kiến khác, kiến quân đội không làm tổ tại một nơi cố định mà chúng luôn di chuyển đến những nơi khác. Chúng chỉ dừng chân khi nghỉ ngơi và làm tổ tạm tại các thân cây hay trong các hang hốc.

kien-quan-doi-10.jpg

Việc hành quân liên tục là bởi chúng cần phải săn một lượng lớn mồi để cung cấp đủ cho dân số đông đúc của mình. Điều thú vị là kiến quân đội xây tổ bằng chính các thành viên trong đoàn của mình, các con kiến sẽ móc nối với nhau, kết nối thành một chiếc tổ an toàn. Bên cạnh đó việc tổ chức xã hội của loài này cũng rất tốt, những thành viên sẽ được phân chia nhiệm vụ, vị trí khác nhau tạo thành các hàng phòng vệ kiêng cố, tất cả nhằm mục đích bảo vệ tốt cho kiến chúa và trứng bên trong. Tổ cũng được chia thành nhiều lối đi dẫn đến các khoang chứa thức ăn, kiến chúa, ấu trùng và trứng khác nhau.


kien-quan-doi-3.jpg

Ngoài thói quen sinh sống thành bầy đàn, cái tên kiến quân đội còn để chỉ các chiến thuật tấn công của chúng. Loài kiến này áp dụng các nguyên tắc quân sự mỗi khi giao đấu với con mồi hoặc kẻ thù của mình như đánh đột kích, gây choáng váng sau đó sử dụng ưu điểm quân số đông của mình để đàn áp đối phương. Dấu vết được hình thành từ những cuộc đi săn của bầy kiến có thể có chiều rộng lên đến 20m và chiều dài 100m.

Thông thường các loài kiến khác luôn có một đến vài con kiến đi tìm nguồn thức ăn sau đó trở về và kéo cả đàn ra giúp đỡ mang về. Thế nhưng kiến quân đội là loài kiến kiếm mồi mà không cần trinh sảt, thám thính trước. Chúng luôn tự đào thải thay thế các thành viên yếu kém trong nhóm để duy trì một tập thể khoẻ mạnh và hiếu chiến. Với quân số đông đúc của mình, kiến quân đội có thể săn và tiêu thụ khoảng 500.000 con mồi. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài côn trùng, nhện, bò cạp, giun, con non của động vật có xương sống.

kien-quan-doi-11.jpg

Với khả năng thiện chiến của mình, cùng với những chiếc răng trông như lưỡi kiếm tí hon, không một loài động vật nào có thể thoát khỏi chúng nếu trở thành mục tiêu đi săn hay lỡ bước chân vào lãnh địa của loài kiến hung hãn này. Đến cả những loài động vật cực kỳ nguy hiểm như rắn độc hay bò cạp cũng chẳng thể nào chiến thắng được trận chiến này. Thậm chí đến những con to hơn như bò hay trẻ em cũng trở nên nguy hiểm dưới sự tấn công của chúng. Cũng chính vì thế loài kiến này trở thành nỗi ám ảnh của những bà mẹ Châu Phi.

Thị giác là vấn đề của loài kiến này, đa phần kiến quân đội thường bị mù bẩm sinh. Do vậy chúng thường giao tiếp, truyền tín hiệu thông qua một loài mùi pheromone đặc biệt trên cơ thể. Nồng nộ pheromone trong bầy có sự thay đổi đậm nhạt khác nhau, thông thường giữa bầy là nơi đậm nhất, mục đích là để các kiến chiến có thể định hướng đem mồi về cho kiến chúa.

kien-quan-doi-1.png

Trong đoàn, kiến chiến chiếm số lượng nhiều hơn so với kiến thợ với cấu tạo hàm dưới, đầu và càng to và cứng hơn so với những con còn lại. Kiến chiến có nhiệm vụ bảo vệ kiến chúa và vận chuyển những con mồi to nặng đã săn được.

Quảng cáo



Chu kỳ hoạt động của kiến quân đội được chia làm hai giai đoạn: hành quân và làm tổ. Thời gian diễn ra giai đoạn hành quân bắt đầu sau 10 ngày kể từ khi kiến chúa đẻ trứng và kéo dài khoảng 15 ngày tiếp theo. Trong thời gian này, ban ngày chúng di chuyển liên tục và săn mồi để nuôi ấu trùng, hoàng hôn buông xuống, chúng hạ trại và nghỉ ngơi. Đến khi ấu trùng trở thành nhộng và không đòi hỏi thực phẩm nữa, việc tìm kiếm thức ăn sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 2/3 thời gian.

kien-quan-doi-9.jpg

Đến giai đoạn làm tổ kéo dài từ 2-3 tuần, lúc này thức ăn vốn được dành cho ấu trùng được dành riêng cho kiến chúa. Bụng kiến chúa bắt đầu to lên và bước vào thời kỳ đẻ trứng của mình. Cuối giai đoạn này, nhộng bắt đầu phá vỡ kén và ra ngoài trở thành một thế hệ kiến mới. Chu kỳ mới lại bắt đầu và lặp lại.

Khi số lượng thành viên trong tập thể trở nên quá nhiều, thường thì khoảng 3 năm một lần, bầy kiến sẽ tách ra làm 2 nhóm. Có hai cách để phân chia: các thành viên sẽ chọn ra một kiến chúa mới ở lại bầy ban đầu, kiến chúa cũ sẽ ra đi và dẫn theo một số thành viên trong bầy để hình thành bầy mới. Còn một cách nữa là thành viên trong bầy sẽ bác bỏ kiến chúa cũ do các yếu tố như sức khoẻ, khả năng sinh sản kém,... và đưa kiến chúa mới lên để điều hành toàn bộ bầy to lớn cho đến khi tìm thêm được kiến chúa mới. Khi sự phân chia đã hoàn tất, mối liên hệ của 2 nhóm mới vốn dĩ từng là một sẽ dần bị chấm dứt, chúng xem như xa lạ và tiến vào cuộc chiến dành thức ăn cho bầy của mình.

kien-quan-doi-1.jpg

Kiến chúa chịu trách nhiệm duy trì phát triển dân số cho bầy của mình với khả năng sinh sản đáng kinh ngạc lên đến 4 triệu trứng mỗi tháng. Do vậy khi kiến chúa chết, bầy đàn sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề và có thể dẫn đến sự tan rã hay thậm chí là diệt vong. Lí do kiến chúa chết thường là do tai nạn trong giai đoạn hành quân, do tuổi già, hoặc do sức khoẻ, chính vì thế nên cứ sau một khoảng thời gian các thành viên lại tìm kiến chúa mới để duy trì sự tồn tại của bầy đàn. Thế nhưng nếu lỡ mọi chuyện không diễn theo kế hoạch, những con kiến quân đội sẽ lần theo dấu vết tìm đến mối liên kết của nhóm bầy có liên quan để sát nhập với họ. Bằng cách sát nhập này, bầy kiến đã đông lại thêm mạnh.

Quảng cáo



kien-quan-doi-2.jpg

Cũng chính vì nhận biết nhau thông qua mùi pheromone, nên đôi khi rắc rối có thể xảy ra khi con dẫn đầu nhầm lẫn và biến đường đi trở thành vòng tròn. Và một khi đã đi vào vòng tròn pheromone, chúng sẽ không thể nào thoát nổi và mãi cắm đầu đi vòng vòng đến khi kiệt sức và ngã gục chết.

kien-quan-doi-4.jpg

Một điều thú vị mà ít ai biết đến là kiến quân đội được người dân Châu Phi sử dụng thay thế cho bông băng, thuốc đỏ trong trường hợp cần thiết. Đúng vậy, một mũi khâu tự nhiên hơi kinh dị một chút với phần đầu và hàm có sót lại sau nhát cắn của loài kiến này. Nhờ vào hàm răng cực sắc nhọn của mình, kiến quân đội được nhiều người ở Congo và Châu Phi sử dụng mỗi khi không có dụng cụ y tế ở nhà.

Theo Buzznicked, Kiddle
74 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Anh em nào xem phim Apocalypto có cảnh lấy con kiến để khâu vết thương đó. Lúc cô vợ và thằng con trai ở dưới giếng chờ nv chính về cứu.
tiachop22
TÍCH CỰC
4 năm
@Nam Air Hồi đó coi phim này cũng tìm hiểu sao họ làm vậy, thấy lạ.
@Nam Air Đang xem lại phim này kkk
@Nam Air Coi đoạn móc trái tim thấy ngọt ngào
@Nam Air Khi đọc tít là đã liên tưởng đến cảnh trong phim đó rồi, tính vô xí comment mà bị hớt tay trên.
@Nam Air Tựa phim Tiếng Việt là “Đế Chế Maya” cho bạn nào cần tìm xem lại.
quân ken
TÍCH CỰC
4 năm
Loài kiến này giống chế độ phong kiến quá không biết sau này có đi lên tư bản rồi đến ... rồi lên xã hội 4.0, 5.0 thành nền văn minh vvv không nhỉ, hơi tưởng tượng phong phú tí
BenGlo
CAO CẤP
4 năm
@quân ken Khi bọn Kiến lên được 5.0 lúc ấy chúng ta đã lên "vô cực" rồi =))
quân ken
TÍCH CỰC
4 năm
@BenGlo 4.0 còn chưa đc mà bác kkk
@quân ken Kiến nói không... Chỉ là tập đoàn thôi , không vào HTX vì cha chung không ai khóc 😃
quân ken
TÍCH CỰC
4 năm
@TsanHoang Haha htx thì chắc nhiều kiến quan sẽ mập chứ ko chỉ mỗi kiến chúa
Đối với người ngoài hành tinh. Đó là bình thường 😃
Đông như kiến là có thật
Nhìn răng ghê quá
Đoàn kết là sức mạnh, chuẩn bài luôn!
Liên tưởng đến đội quân du mục của Thành Cát Tư hãn, cũng du canh du cư, cướp đất và hiếu chiến!
đáng sợ quá
bhuubao
CAO CẤP
4 năm
Một điều hay ho là loài kiến cũng có tập tính cách ly xã hội để phòng ngừa virus lây lan trong đàn.
HuyAndroidX
ĐẠI BÀNG
4 năm
Kiến thì liên quan gì đến sự giảm mạnh của Đà điểu?
Screen Shot 2020-08-05 at 5.29.55 PM.png
@eleven8x Kiến cắn đà điểu chết.
Y.S
ĐẠI BÀNG
4 năm
@eleven8x Coi cái video này lú luôn =))
@eleven8x Mình xem lướt cứ tưởng kiến đà điểu chứ. Ai ngờ...
dungluu
ĐẠI BÀNG
4 năm
@eleven8x haha.
Có bộ lạc làm nghi thức lễ trưởng thành bằng việc cho bầy kiến cắn vào tay
nvdnvd00
ĐẠI BÀNG
4 năm
@fuaka93 cắn vào tờ rym nhé, đọc ở đâu đó 😆
@fuaka93 tay thì ko chắc ,nhưng mình nhớ là quấn 1 miếng vải quanh bụng ,ngực ,bên trong toàn kiến 😁
@nvdnvd00 Cắn tay, cắn bụng nhé.
Tờ rim thì nó cắt bao quy bằng đá với dao 😩
@ThuanNguyen94 Quả cắt bao đó nhìn ghê vcl.
Mất về sinh mà lệch cái đời thằng đàn ông k còn nữa luôn.
IQ52
TÍCH CỰC
4 năm
hồi bé xem hoạt hình tiểu anh hùng vũ trụ có tập về đàn kiến này, đúng kiểu quân ta đi ko gì cản nổi
trnam
TÍCH CỰC
4 năm
Nhìn nổi hết da gà
nvdnvd00
ĐẠI BÀNG
4 năm
Cái clip chạy nhanh thực sự -_- xem khó chiu
Thú vị quá, tks đã chia sẽ
Tưởng kiến ba khoang mới là đáng sợ nhất chứ
Y.S
ĐẠI BÀNG
4 năm
Coi video lú luôn. Đang nói kiến xong nhảy qua đà điểu xong lại qua kiến rồi lại đà điểu :|
ăn nhiều dữ
thiên địch của bé này là ai vậy 😁
@kixx Nhịp Sống Tây Bắc hắc hắc
traitay95
TÍCH CỰC
4 năm
@kixx Human

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019