NHỮNG HIỂU LẦM VỀ CHỮ VIỆT NHANH

6868998
20/4/2020 5:3Phản hồi: 1
NHỮNG HIỂU LẦM VỀ CHỮ VIỆT NHANH
NHỮNG HIỂU LẦM VỀ CHỮ VIỆT NHANH

Thời gian qua khi kiểu chữ "Chữ Việt Nam song song 4.0" (CVNSS 4.0) của tác giả Kiều Trường Lâm ra đời đã làm dậy sóng cộng đồng mạng VN. Với bản tính bài tàu thuần túy tuy chỉ mới nghe và xem sơ qua vài bài báo chưa tìm hiểu kĩ thế nào nhưng hầu hết mọi lời bình đều ném đá, đả kích tác giả. Không chỉ đả kích kiểu chữ CVNSS 4.0 mà còn cả kiểu chữ ra đời trước đó là Chữ Việt Nhanh (CVN) cũng chung số phận.

Lỗi của tác giả có chăng là đặt tên quá kêu dễ gây hiểu lầm khi tâm lí bài tàu đã ăn sâu vào tiềm thức. Nếu là tôi, tôi sẽ đặt tên theo đúng bản chất của sự việc. Ví như Chữ Việt Nhanh sẽ thay bằng Chữ Viết Nhanh, Chữ Viết Tốc Kí hoặc đơn thuần chỉ là Tốc kí, Tốc kí nâng cao. Riêng CVNSS 4.0 sẽ gọi bằng kiểu "Chữ Viết Không Dấu" chẳng hạn.

Về mục đích tạo ra CVN, tác giả không nhằm thay thế Chữ Quốc Ngữ hiện tại đang sử dụng (xem thêm tại đây https://bom.to/LR0T8q) cũng không nhận tiền tài trợ của bất kì cá nhân, tổ chức nào. Tham vọng của tác giả có chăng là tạo nên 1 hệ thống tốc kí để tiết kiệm thời gian gõ, hoàn toàn không bắt ai phải học và viết thay cho Chữ Quốc Ngữ hiện tại. Chỉ có chính phủ mới có quyền quyết định thay đổi kiểu chữ viết hiện nay sang loại mới thôi. Giống như nhà Nguyễn đã từng thay chữ Hán, Nôm bằng Chữ Quốc Ngữ.

Tiếng nói và chữ viết là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau. Tiếng Việt không ai có thể thay đổi được (mặc dù Việt Nam ta bị Trung Quốc đô hộ hàng ngàn năm), còn chữ Việt thì ai cũng có thể tự tạo ra 1 hệ thống kí hiệu cho riêng mình miễn sao nó logic. Dư luận phản ứng với những sáng tạo chữ viết được công bố gần đây là vì rất nhiều người nhầm giữa tiếng Việt và chữ Việt. Họ tưởng rằng trên giấy tờ, văn bản sẽ được in bằng thứ chữ kì quặc này, con cháu sau nãy sẽ đánh vần và viết kiểu chữ này mà đâu biết được rằng, hằng ngày họ đang gõ thứ chữ kì quặc đó bằng các bộ gõ tiếng Việt. Thứ chữ tốc kí CVN này chính là bản nâng cao của các bộ gõ tiếng Việt hiện nay, được ông Nguyễn Văn Vĩnh tạo ra từ những năm 1920 để phục vụ việc in ấn và truyền tin? (1), cụ thể là thay aa = â, aw = ă, oo = ô, ow = ơ, uw = ư, các dấu thanh thì thay bằng: s, f, r, x, j.


Khoảng một trăm năm trước, với những cải tiến này của ông cũng bị mọi người đả kích y như hiện nay mặc dù ngày xưa 90% dân số mù chữ, hiện nay tỷ lệ này chắc chỉ khoảng 1% hoặc dưới mức đó. (Rất tiếc tôi không tìm được bất cứ tài liệu nào về công trình của ông: Công trình cải tiến chữ Quốc Ngữ (LE QUỐC-NGỮ MODIFIÉ, nếu ai có xin gửi cho tôi 1 bản sao về nguyenthientoan200@gmail.com. Xin cảm ơn). Ở đây tôi xin nói rõ hơn, một trăm năm trước ông Nguyễn Văn Vĩnh không bắt ai viết aa để thay cho a, oo để thay cho ô, đây chỉ nhằm thêm dấu vào để khắc phục lỗi về in ấn và truyền tin mà thôi.

---

Bằng việc bỏ bớt dấu sắc ở vần ngược , thay 9 phụ âm đầu (F thay PH, Q thay QU, C thay K, K thay KH, Z thay D, D thay Đ, J thay GI, G thay GH, W thay NG-NGH), thay 3 phụ âm cuối (G thay NG, H thay NH, K thay CH) và 18 đề xuất rút gọn 52 vần kèm phụ âm cuối (Tham khảo thêm tại https://bom.to/38N6XP). Ông Trần Tư Bình đã hoàn thành hệ thống tốc kí chữ Việt cho riêng mình, một hệ thống rất logic, hoạt động hoàn hảo, không lỗi, có thể tiết kiệm 40% nếu gõ chữ Việt thông thường .

Con người là một thực thể sống với cấu trúc xương và cơ nên có những giới hạn vật lí nhất định, ví dụ như không thể chạy nhanh bằng loài báo, không nhìn xa như chim ưng và không gõ nhanh vượt quá khả năng là 50 từ/phút chẳng hạn (có thể có người gõ nhanh hơn, đây chỉ là ví dụ). Tuy nhiên nếu làm được một bộ gõ nâng cao tương tự ở một bộ gõ tiếng Việt với các thay đổi như trên, hoàn toàn có khả năng ta sẽ gõ ra chữ Việt được hơn 30 - 40% so với thông thường, khoảng 70, 80 từ /phút chẳng hạn .

Với việc tạo ra CVN, có thể so sánh với việc này với việc ông Nguyễn Văn Vĩnh đã làm cách đây 100 năm vậy. Đều phục vụ lợi ích cộng đồng dân tộc. Ngoài ra còn làm tiền đề để tạo ra chữ viết không dấu (CVNSS 4.0). Sau này tôi nghĩ còn người khác sẽ dựa vào CVN này để tạo thêm các kiểu tốc kí khác cũng nên.

---

Nếu muốn cải tiến Chữ Việt , xin hãy nhớ đến nguyên tắc đã công bố tại Hội nghị cải tiến chữ Quốc ngữ tại Hà Nội (1960): “Dựa trên cơ sở chữ Quốc ngữ hiện dùng, hết sức tránh những xáo trộn không cần thiết; Cải tiến mạnh bạo nhưng hết sức thận trọng, chắc chắn; Tiến hành từng bước, bước trước chuẩn bị cho bước sau; Yêu cầu làm cho chữ Quốc ngữ hợp lý hơn, đồng thời giản tiện hơn và đủ vần hơn”. (5)

Chữ quốc ngữ chúng ta đang sử dụng hiện nay cũng có nhiều khiếm khuyết và nhiều người đã từng muốn cải tiến (tham khảo thêm ở 2). Không riêng gì chữ Việt, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang cải tiến con chữ của đất nước mình (xem thêm tại đây https://bom.to/rbPETm). Nếu xem lại cuốn từ điển đầu tiên của chữ Việt (https://bom.to/gVeAF2) ta sẽ thấy một từ sơ khai do rất nhiều chữ cái tạo thành, ngoài ra còn có thêm cả các chữ cái, phụ âm ngày nay không dùng tới như: zh, f, j , sh, z, bl, tl, kl, ß ...

Quảng cáo



Về mặt vật lí, con chữ chúng ta đang sử dụng ngày càng ngắn lại, thu gọn lại, tự bản thân nó đang cải tiến hoặc bị mai một đi (ví dụ Pleiku, Đắk Lắk và Đắk Nông là từ của các dân tộc tây nguyên, ngày nay nhiều người đọc và viết thành Đắc Lắc ,Đắc nông ... chẳng hạn).

Một trăm dân tộc anh em cùng nói tiếng Việt, cùng phiên âm theo số đông, người dân tộc sau này có khi sẽ được đặt tên theo giống người Kinh hơn, sẽ không còn Vàng Pao, A Phủ mà thay vào đó là các tên thuần Việt hơn như Tuấn, Trang, Minh chẳng hạn ...
Tên núi rừng sẽ được gọi theo cách số đông người Kinh hay gọi chẳng hạn, không còn những âm: bl, tl, kl, ß ....
Theo tôi tiếng việt và chữ viết đang tiến hóa, đang cải tiến theo chiều hướng ấy (đây chỉ là ý kiến cá nhân tôi). Còn riêng với các kiểu cải tiến như của ông Bùi Hiền, của CVN , CVNSS 4.0, đó không phải cải cách, cải tiến chữ Việt mà chỉ là cuộc chơi của những người đam mê tốc kí mà thôi. Tuy nhiên nếu phương pháp tốc kí đó hay, được hàng triệu người sử dụng hằng ngày thì chắc vấn đề lại rẽ theo hướng khác nhỉ?

Tôi đã đọc được một bài viết rất hay trên báo người đô thị (https://bom.to/pCtPmh), tôi nghĩ sách tập đọc cho học sinh lớp 1 đã lỗi thời từ lâu, cách đánh vần này có từ thời những năm 40 - 50, khi phong trào toàn dân chống mù chữ , đây là cách để những người lớn tuổi có thể học nhanh Chữ Quốc Ngữ . Ngày nay nó không cần thiết mà nên thay bằng cách hay hơn chẳng hạn cách thứ 3 trong bài viết này (4).

Chính tôi đã chỉ cho cháu mình và cháu biết đọc những chữ cơ bản trước khi biết viết thành thạo. Ví dụ đơn giản là khi chúng ta bắt đầu đi xe đạp, chúng ta té lên té xuống rồi cũng tới lúc giữ được thăng bằng và làm chủ nó, lần sau khi chúng ta leo lên chiếc xe chúng ta sẽ không phải tập nữa, không té nữa vì não đã học được cách giữ thăng bằng. Tương tự với việc đánh vần, khi chúng ta biết được con chữ đó đọc như thế nào não chúng ta không đánh vần từng từ ghép thành một chữ nữa, mà nó đọc ra luôn chữ khó tới mấy cũng vậy.

Việc đánh vần có cần thiết không khi ta nhìn một chữ, một kí hiệu đã đọc được luôn? Bỏ qua vấn đề các kiểu tốc kí hiện nay làm mất vẻ đẹp của Chữ Quốc Ngữ, mục 1, 2 trong bài viết (3) chúng ta chỉ đánh vần ở lớp 1, 2 là cùng sau đó sẽ không đánh vần nữa mà nhìn mặt chữ đọc luôn, tương tự nhìn vào các chữ của bất kì kiểu tốc kí ta cũng đều đọc được và phiên âm đúng và đủ thành tiếng Việt.

Quảng cáo



Vậy giữa một con chữ tốc kí và chữ Quốc Ngữ cũng không khác nhau là mấy khi ta đâu có đánh vần nữa. Việc học tốc kí rất dễ không hề khó khăn gì nếu có một bộ gõ tiếng Việt tương tự Unicode để luyện hằng ngày thì việc học còn nhanh hơn (có thể vào đây để thử https://chuvietnhanhkey.sourceforge.io). Tất nhiên các loại chữ tốc kí dành cho người lớn, đã đọc được tiếng Việt mà không cần đánh vần, tôi không khuyến khích dạy chữ tốc kí cho bất kì trẻ em nào chưa đọc được Chữ Quốc Ngữ, hình như đây là điều mà mọi người sợ thì phải, sợ con em họ sẽ học chữ tốc kí này thay cho chữ Quốc Ngữ phải không nhỉ?

Việc học thêm một kiểu tốc kí cũng giống như ta đang học thêm một kiểu truyền tin mới mà thôi, như học mã Morse chẳng hạn, không có hại gì mà lại rèn luyện trí não. Một trăm năm trước, với 90% người dân mù chữ nên họ phản đối Chữ Quốc Ngữ, ngại thay đổi vì cho rằng chữ tàu mới là văn minh, là cội nguồn dân tộc. Tuy nhiên học chữ tàu thì chỉ làm ra văn chương tàu mà thôi , Chữ Quốc Ngữ mới chính là điều dân tộc này cần.

Các nhà truyền giáo đã tạo ra Chữ Quốc Ngữ, Nhà Nguyễn đã làm giấy khai sinh, Ông Nguyễn Văn Vĩnh và nhiều chí sĩ khác đã chăm sóc nâng tầm nó. Nghĩa vụ của chúng ta 100 năm sau (2020) là cải tiến, sửa những khuyết điểm.

Những ai tiên phong làm điều này đều nên dành cho họ sự kính trọng, hoặc ít ra cũng không nên dùng những từ ngữ khó nghe đả kích họ. Chữ Quốc Ngữ mới khai sinh được 300 năm, còn non trẻ so với các loại chữ viết khác, việc làm cho nó phổ biến để nhiều người học như Tiếng Anh, Pháp... là nghĩa vụ của chúng ta .

Bài viết xin kết thúc tại đây, Đây chỉ là ý kiến của cá nhân tôi.

“NƯỚC NAM TA MAI SAU NÀY, HAY DỞ CHỮ QUỐC NGỮ"


chuyen-doi-tieng-viet-1.jpg

__________


Nguồn tham khảo :


(1) https://www.facebook.com/notes/pham-duc-dinh/ai-sáng-tạo-kiểu-gõ-telex/1223143227718625/?comment_id=1223164544383160
(2) http://ttntt.free.fr/archive/dxkienchuquocngu.html
https://thaoluan247.wordpress.com/2018/09/08/uu-nhuoc-diem-cua-chu-quoc-ngu/
(3) https://nguoidothi.net.vn/bo-chu-viet-nam-song-song-4-0-khong-co-co-so-khoa-hoc-khong-the-ap-dung-thuc-tien-23134.html
(4) http://chuvietnhanh.sourceforge.net/CoCanThietPhaiHocDanhVanKhiDayTiengVietKhong.htm
(5) https://vi.wikipedia.org/wiki/Chữ_Quốc_ngữ
https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/nguyen-van-vinh-nguoi-tien-phong-hoan-thien-chu-quoc-ngu.html
(6) https://www.khaitam.com/van-hoc/van-hoc-viet-nam/nguyen-van-vinh-la-ai
https://bookhunterclub.com/nguyen-van-vinh-voi-viec-cai-tien-chu-quoc-ngu/
(7) https://www.facebook.com/SachbenhoaDanbensung2/posts/725811794585293
(8) https://www.facebook.com/tubinhtran/posts/10218628741016949?hc_location=ufi
(9) https://nguoidothi.net.vn/bo-chu-viet-nam-song-song-4-0-khong-co-co-so-khoa-hoc-khong-the-ap-dung-thuc-tien-23134.html


____________


Tác giả: NGUYỄN THIỆN TOÀN

Email: nguyenthientoan200@gmail.com
1 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019