Những khám phá mới nhất về vũ trụ năm 2020

11/1/2020 11:46Phản hồi: 7
Xem chi tiết tại:


1. Phát hiện hành tinh có thể chứa sự sống cách Trái đất 100 năm ánh sáng

TESS, chương trình “săn hành tinh” của NASA, đã tìm thấy một ngoại hành tinh có khả năng chứa sự sống đầu tiên có kích cỡ ngang với Trái đất, quay quanh một ngôi sao cách chúng ta khoảng 100 năm ánh sáng.

Phát hiện này được thông báo trong cuộc họp lần thứ 235 của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ tại Honolulu ngày 6/1.

Hành tinh trên là thành viên của một hệ thống đa hành tinh quay xung quanh TOI 700, một ngôi sao lùn nhỏ, lạnh, trong chòm sao Dorado. Ngôi sao này có khối lượng và kích cỡ chỉ bằng 40% Mặt trời của chung ta, có nhiệt độ bề mặt chỉ bằng một nửa.


Ảnh minh họa hành tinh TOI 700 d. (Ảnh: NASA).

Hành tinh được biết đến với tên TOI 700d, một trong 3 hành tinh quay quanh ngôi sao lùn trên. Đây là khoảng cách phù hợp để giúp hỗ trợ nước lỏng trên bề mặt tại vùng có thể có sự sống của ngôi sao này.

Các nhà thiên văn học cho biết khám phá của họ sử dụng khả năng hồng ngoại của Kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA. Họ cũng mô hình hóa môi trường của hành tinh này để tiếp tục điều tra về khả năng có sự sống của nó.

Phát hiện này rất thú vị đối với các nhà thiên văn học bởi đây là một trong những số ít hành tinh có khả năng có sự sống bên ngoài Hệ Mặt trời có kích thước tương đương với Trái đất.

TOI 700d nằm ngoài cùng trong 3 hành tinh kể trên, hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao chủ trong khoảng thời gian tương đương với 37 ngày trên Trái đất. Từ ngôi sao nhỏ hơn, hành tinh này nhận khoảng 86% năng lượng mà Mặt trời cung cấp cho Trái đất. Một nửa của hành tinh này được cho là lúc nào cũng là ban ngày.

Hai hành tinh khác trong hệ thống này, TOI 700 b và c, thì khác. Hành tinh trong cùng, TOI 700b, có kích thước như Trái đất và là một hành tinh đá, hoàn thành quay quanh sao chủ trong khoảng 10 ngày. Hành tinh thứ hai là TOI 700c, được coi là một hành tinh khí, kích thước tầm như Trái đất và Hải vương tinh, hoàn thành quỹ đạo trong 16 ngày.

"TESS được thiết kế và phóng đặc biệt để tìm các hành tinh có kích thước như Trái đất quay quanh các ngôi sao gần đó", Paul Hertz, giám đốc bộ phận vật lý thiên văn tại Trụ sở NASA ở Washington, cho biết. "Các hành tinh xung quanh các ngôi sao gần đó dễ theo dõi nhất với các kính viễn vọng lớn hơn trong không gian và trên Trái đất. Khám phá TOI 700 d là một phát hiện khoa học quan trọng đối với TESS. Xác nhận kích thước và trạng thái vùng có thể chứa sự sống của hành tinh này là một chiến thắng khác của Spitzer khi kính viễn vọng này kết thúc hoạt động khoa học vào tháng 1 năm nay”.

Quảng cáo



Trong tương lai, các sứ mệnh như Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA, ra mắt vào năm 2021, có thể xác định xem các hành tinh có khí quyển và các thành phần khí quyển hay không.

2.Phát hiện thiên hà khổng lồ, lớn hơn dải Ngân hà 2,5 lần

Kính viễn vọng Hubble của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phát hiện UGC 2885, thiên hà xoắn ốc với kích thước lớn nhất từng ghi nhận.

Thiên hà này cách chúng ta khoảng 232 triệu năm ánh sáng, thuộc phía bắc chòm sao Perseus. Không chỉ có kích thước khổng lồ, UGC 2885 còn chứa một hố đen siêu lớn chưa tỉnh giấc ở trung tâm.

Với đường chéo 463.000 năm ánh sáng, UGC 2885 rộng hơn khoảng 2,5 lần dải Ngân hà chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta, với số sao khoảng một nghìn tỷ, nhiều hơn chúng ta 10 lần.

Quảng cáo



Thiên hà UGC 2885 lớn hơn dải Ngân hà của chúng ta 2,5 lần. (Ảnh: Đại học Louisville).

Do kích thước rất lớn nên UGC 2885 được NASA đặt biệt danh là "thiên hà Godzilla" (con quái vật trong bộ phim cùng tên, dù thiên hà này rất "hiền" khi chưa từng va chạm bất cứ thiên hà lớn nào). Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Kentucky đang phân tích về kích thước khổng lồ của nó.

Benne Holwerda, nhà thiên văn học chịu trách nhiệm nghiên cứu về UGC 2885 thừa nhận chưa thể biết tại sao thiên hà này lớn như vậy.

"Nó như thể bạn tạo ra một thiên hà xoắn ốc không hề va chạm bất cứ thứ gì trong không gian", Holwerda chia sẻ.

UGC 2885 đã được giới chuyên môn biết đến từ hàng chục năm qua. Quỹ đạo quay của nó được nhà thiên văn học Vera Rubin (1928-2016) đo từ những năm 1980 nhằm nghiên cứu các vật chất tối. Để tôn vinh nhà khoa học Rubin, Holwerda gọi thiên hà này bằng chính tên của ông.

Kết quả nghiên cứu được Holwerda và các cộng sự trình bày ngày 5/1 tại cuộc họp lần thứ 235 của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ ở Hawaii.

Một số thiên hà lớn nuốt chửng các thiên hà nhỏ hơn theo thời gian để tăng kích thước, dải Ngân hà là ví dụ, liệu Rubin (UGC 2885) có tương tự như vậy?

Theo Holwerda, đến hiện tại chưa phát hiện vụ "nuốt" thiên hà nào liên quan đến Rubin. Nhóm của anh đang phân tích các cụm sao cầu khổng lồ để tìm ra câu trả lời.

Công việc được hỗ trợ bởi hình ảnh chụp từ kính viễn vọng không gian Hubble của NASA. Trong thời gian tới, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng kính viễn vọng James Webb để phân tích phần trung tâm của thiên hà cũng như quần thể cụm sao cầu. Kính viễn vọng khảo sát hồng ngoại trường rộng (WFIRST) có thể đưa ra những thông tin chi tiết hơn về quần thể này.

......


7 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ngon
MoFY
ĐẠI BÀNG
4 năm
Cách 1 vài năm ánh sáng đã thấy xa rồi đằng này 100. 😔
nhìn cứ bị giống trái đất cơ mà hình như nhiều nước hơn
mấy cái này các ông ấy nói sao thì biết vậy chứ dễ gì ai kiểm chứng được ,mà không biết sau khi mình chết thì có câu trả lời về vũ trụ không nhỉ
@hoangvuanh2005 Cái đó thì k biết thế nao
Hồi bé còn hay thắc mắc về vũ trụ, giờ đỡ rồi
Vô tận

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019