Laptop Acer



Những lợi thế của việc nghe gần (near-field listening)

AudioPsycho
17/9/2023 6:5Phản hồi: 27
Những lợi thế của việc nghe gần (near-field listening)

Nghe gần (near-field listening) không phải là khái niệm mới, và nó rất là phổ biến.


Ví dụ nghe loa vi tính cũng là nghe tầm gần nè, sử dụng loa phòng thu để mix và master nhạc cũng là nghe tầm gần nè.

tinhte-ferrum-wandla-hypsos-1 (3).JPG

Việc nghe tầm gần tại không gian nhỏ như phòng ngủ, phòng làm việc, phòng khách, làm giảm lớp phủ âm thanh của của phòng như tiếng dội, vang giữa các bờ tường; nó giảm thiểu hiệu ứng được gọi là "địa điểm thứ hai". Bằng cách ngồi gần loa, bạn sẽ nghe nhiều âm thanh trực tiếp từ loa hơn là các âm thanh dội ra từ các bề mặt phản xạ. Bằng cách nghe gần loa, bạn sẽ tăng độ âm thanh tương đối của âm thanh trực tiếp từ loa so với âm thanh phản xạ từ bề mặt phòng nghe, do đó giảm bớt tác động của âm học phòng nghe đối với những gì bạn đang nghe. Việc xử lý âm học bề mặt phòng nghe bằng vật liệu hấp thụ và khuếch tán và hướng loa vào thẳng tai bạn hoạt động cùng với việc nghe gần để giảm thiểu hơn nữa tác động của phòng nghe đối với âm thanh được tái tạo.



Việc nghe gần mang lại cho bạn độ sâu của âm hình rộng, lớn hơn nhiều so với việc nghe từ xa. Có độ sâu sân khấu cực lớn trên các bản ghi âm cổ điển được thu âm tự nhiên, độ sâu sân khấu của loại mà bạn chỉ nghe thấy tại các buổi hòa nhạc trực tiếp không được khuếch đại từ vài hàng đầu tiên trong một hội trường tốt. Hãy thử bản giao hưởng 1812 do Erich Kunzel chỉ huy, violin và cello có thể và thường ở phía trước bên trái và bên phải, dường như đủ gần để thực tế vươn ra và chạm vào, và kèn đồng và bộ gõ ở xa. Điều này trái ngược với suy nghĩ rằng nghe gần không có âm hình và âm trường, có thể do loa bạn không tốt hoặc do DAC không đủ tốt (?). Mình cũng thử dùng FiiO KA1 trên Genelec G One, cảm nhận về âm sắc và độ tuyến tính không bằng những DAC xịn như Wandla, Yggy More Is Less, Hugo TT nhưng về âm hình và độ rõ ràng của bản thu đều thể hiện rõ về độ sâu và rộng của không gian, mình nghĩ đây cũng là một nét đặc sắc về âm thanh khi nghe tầm gần.

tinhte-ferrum-wandla-hypsosDSC-7437.JPG

Không chỉ có G One hay KH 120 II, loa của Audioengine nếu được set-up đúng cũng cho ra âm thanh rõ ràng và cải thiện về mặt âm hình sân khấu tốt hơn.

Vậy có những lưu ý gì để việc nghe tầm gần được tối ưu?

5385323-tinhte-audioengine-a5-3.jpg


Đầu tiên bạn cần nâng, ngả loa sao cho loa tweeter hướng vào tai. Loa tweeter chịu trách nhiệm phát ra âm thanh trung cao và cao, phần âm thanh lắng đọng và tan vào không gian của 2 thành phần này góp phần không nhỏ vào việc mở rộng âm hình và làm cho bản thu trở nên chi tiết hơn, đồng thời cũng tránh được hiện tượng dội âm từ loa xuống mặt bàn.

Trên thị trường có nhiều loại, kê cho các loa nhỏ, ngon bổ rẻ mình thấy cứ chân DS2 của Audioengine hoặc chân loa D1 D2 D3 mua trên shopee, rất là chắc chắn mà lại cứng cáp.

Các chân này cho chiều cao và góc nghiêng của loa rất hợp lý, đồng thời còn có chức năng chống rung cho loa, loại bỏ các hiệu ứng rung động trên bề mặt thùng loa gây tác động xấu tới âm thanh tổng thể.

[​IMG]

Quảng cáo



Việc thứ hai, bạn cần thiết lập vị trí của 2 loa tới người nghe là một tam giác cân, khoảng cách của loa từ 80cm - 150cm là được (cho dễ xài chuột và bàn phím), đồng thời xoay loa từ 50-60 độ vào hướng người nghe. Điều này giúp tai bạn nghe được hết các âm thanh trực tiếp từ loa phát ra, không bị tác động với âm học phòng nghe hay hiện tượng sóng đứng.

Gần tường hay xa tường?


Mình cũng không rõ đâu là vị trí tối ưu, có thể nói với anh em thêm về một số trải nghiệm của bản thân như sau.

Với loa bass reflex có lỗ thoát hơi bass ở phía trước (Neumann KH 80 DSPKH 120 II, Audioengine A5+ Wireless), việc đặt gần hay xa tường không quá quan trọng, mình thấy lượng bass và độ sâu của bass không bị ảnh hưởng.

[​IMG]

Với loa có lỗ thoát hơi phía sau như Genelec 8341A, G One, đặt gần tường cho dải bass nhiều hơn về lượng và dải upper bass thường hay bị đội lên 3-4dB. Loa xịn như 8341A sẽ có nút gạt phía sau loa để chỉnh âm học cho phù hợp với vị trí để loa, tuy nhiên G One thì chúng ta phải chạy bằng cơm.

Quảng cáo


[​IMG]

Qua trải nghiệm với G One thì mình thấy rằng những loa bass reflex có lỗ thoát hơi phía sau loa không thực sự là cần phải để sát tường để lợi bass. Để có tiếng bass hay, mình nghĩ phải chịu có tìm vị trí đặt bàn máy tính, cụ thể là đừng nên để bàn và loa ở giữa phòng, nghe rất dễ bị mất bass, vị trí tốt nhất nằm ở 4 góc phòng, vẫn set up loa theo hình tam giác cân.
27 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nghe nearfield nhưng giữ nguyên layout (chỉ scale nhỏ lại) thì soundstage rất nhỏ thớt ạ.
Ko có note nào đc phát ra ngoài cự ly hai loa nên sẽ ko thể cảm nhận rộng.
Thông thường bàn làm việc sẽ cách người nghe 0.5m và hai loa cách nhau >1m.
Cái này tựa như màn hình ipad dí sát mắt để cảm giác là 100inc vậy. Tuy góc rộng (lớn) ảnh lớn cảnh vật lại rất gần (trừ khi real 3D + lens đẩy hình ảnh ra).
@T.NC Cái này hay quá. Cho xin link ngâm cứu thêm đi bruh
@T.NC Kiến thức này đã được tiếp thu.
@T.NC Chờ 1 đường link ạ
ecaros
ĐẠI BÀNG
một năm
Nghe nearfield thì sao lại cảm giác sound stage rộng hơn được nhỉ. Có chăng là cảm giác layering tốt hơn thôi chứ về sound stage và cảm xúc tổng thể sao bằng được
@ecaros Nghe gần thì cảm chi tiết âm thanh mỗi bên loa cao hơn. Cũng tách biệt hai bên loa hơn.
@datvn Nearfield thường là layout sắp đặt tam giác vuông, hoặc tù vì ngồi gần bàn lv.
Chỉ tách biệt theo chiều rộng, chiều sâu ko có (đặc điểm layout) và đó là hướng chứ cũng ko phải khoảng cách nên chắc chắn rằng sound stage sẽ nhỏ bạn ạ. "Tách bạch" này đc hiểu theo nghĩa xấu, tiêu cực (dùng từ "rời rạc" là hợp lý)
@T.NC Sound stage do chúng ta cảm nhận chính chiếc loa đó có gần ta hay không mà do âm thanh mà nó phát ra đến tai chúng ta có mô phỏng chính xác âm thanh thực lúc ghi hay không. Não bộ người sẽ so sánh âm thanh nghe được từ 2 tai, phát hiện ra sự khác biệt, chính sự khác biệt này cho ta cảm giác về âm trường chứ 1 tai không biết được khoảng cách đến loa. Bằng chứng là khi ta nghe bằng tai nghe (hai loa áp sát trực tiếp vào tai) thì sound stage rất rộng và rõ nét.

Thực tế thì nghe càng gần thì âm trường càng tách bạch và rõ nét, gần nhất chính là tai nghe, âm trường rõ nét nhất!
@datvn Với loa càng gần chi tiết nhưng không tách bạch nhé, Bình thường cuối tuần mình ngồi nghe loa ở nhà nếu muốn chi tiết cao mình sẽ hướng loa vào tai, muốn vị trí các nhạc công ví dụ hướng 10h 11h 12h 1h 2h tách bạch xa nhau ra, muốn âm trường lớn hơn, mình sẽ kéo loa ra xa nhau hơn (Về cơ bản là mở rộng cái sân khấu ra thì mấy ông ngồi xa nhau hơn thôi, đừng xa quá là không thấy mấy ông đâu luôn do chi tiết giảm), hướng loa về phía ngoài tai hơn (chi tiết sẽ giảm), thêm một đặc điểm nữa là phòng nghe cách âm tốt và phòng nghe bị tạp âm cho ra một âm trường, chi tiết cũng khác nhau rất rõ rệt ( khác biệt giữa sự mênh mông và ẹ cũng bình thường thôi).
@datvn Ngồi gần lại chỉ giúp bạn nghe rõ hơn.
Não sd sự khác biệt để render 3D, spatial cả hình ảnh lẫn âm thanh.
Bạn xem phim 3D ngồi xa ra nó mới nổi. Ngồi gần chỉ giúp nhìn nét hơn (ko liên quan cận thị), nghe gần bạn ít bị tạp âm do môi trường (sinh ra từ chính loa, ko xét ồn ào bản thân môi trường) khiến nghe nét hơn. Tai nghe thì nét (sharpness) nhất là vì ko phải nó gần mà vì nó đc chế tạo có tần số chính xác cỡ 10~100 lần so với loa nên loa ko thể so sánh khoản này. Kế đến là buồng âm của tai nghe nó đc tune bởi nsx cho nhất quán với driver, chứ ko như loa - mỗi người mỗi căn phòng khác nhau. Độ nét tăng khi ngồi gần giúp bạn nghe đc mọi âm thanh 1 cách rõ ràng và "tách bạch" đây là về tần số. Nhưng nó lại thu nhỏ về mặt ko gian, vị trí, ko tái hiện đc layout của các nhạc cụ -> cái khoản này mới quan trọng và là điều loa nhỏ còn khó làm nổi, chứ chả chấp tai nghe
vừa đọc vừa nghe Kitaro - Matsuri trên Apple music lossless bằng AE A2+, sub T8, chân DS1, vỗ đùi tâm đắc
Ngầu đấy
Đúng là mỗi cái điều có chuyên ngành. Tai trâu nhu mình thì k hiểu đx sao có loa cả 100tr. Với cho hỏi là 1 đôi loa 10tr vs 100tr. Nếu chung nguồn phát chung thiết bị đẩy thì bịt mắt phân biệt nổi k ạ
GiT
CAO CẤP
một năm
@changngocvtv Có thể, nó còn tùy chất lượng build, tune của mỗi loại nữa (do bạn không nói chính xác loại nào), nhưng mình không chắc loa 100tr đã hay hơn 10tr đâu, vì nó còn dính dáng đến "gu" nghe nhạc của mỗi người nữa.
@changngocvtv Mức giá và những gì bạn nhận được nó không tăng tuyến tính nên không thể so sánh như vậy được. Giả dụ cầm một cái loa/tai nghe 100tr đi so với một cái loa/tai nghe 10tr không có nghĩa là nó sẽ hay hơn gấp 10 lần. Ở mức giá 30-40tr đổ lên thì bạn sẽ cảm nhận được rất ít sự "cải tiến rõ rệt". Và cũng như bạn gì ở trên nói. Tùy gu âm nhạc mỗi người nữa. Không phải cứ mắc hơn là hay hơn. Thành ra chọn mua loa hay tai nghe nên dành thời gian trải nghiệm trước rồi hãy xuống tiền.
@changngocvtv Nếu giả sử a~4 (ý mình là a xấp xỉ 4, có thể là 4.02) và b~5 thì (a+b)~9
Loa và "cục đẩy" đều ko hoàn hảo, tồn tại sai số.
Để có a+b=9.00 chưa chắc bạn lấy cái loa 5.01 đã hay hơn cái loa 5.04 khi ghép vào cùng 1 "cục đẩy" 3.96
Ở đây mình thí dụ a, b là output impedance của cục đẩy và impedance của loa.
Khi người ta định danh 1 loa là 8 Om thì nó ko phải là 8 cho mọi tần số nó là 8. Có thể x2 hoặc x0.5 ở 1 số tần số.
Hoặc thông số đáp tuyến 20-20k +/-3dB (giả sử hai loa cùng spec này) thì nó vẫn có thể loa A +3dB tại 80Hz và loa B -3dB cũng tại 80Hz hoặc +3dB tại 300Hz
-> nghe khác nhau.
Hai loa cùng giá100tr có thể nghe khác nhau.
Tìm kiếm sự tương hợp giữa loa với cục đẩy rất quan trọng vì thiết bị ko hoàn hảo
Namhuynh
ĐẠI BÀNG
một năm
@changngocvtv Khi bạn trải nghiệm loa xịn đủ lâu mới cảm nhận được nó khác như thế nào. Giống như lúc bạn nghe nhạc mp3 chất lượng 128 xong nghe qua flac hoặc 320 cũng ko phân biệt rõ. Nếu bạn trải nghiệm đủ lâu bạn khó nghe lại dòng bitrate thấp. Không những âm thanh mà hình ảnh cũng vậy. Dùng độ màn hình phân giải, tầng số quét cao quay lại dòng thấp hơn mới thấy nó xấu. Bởi vậy mới nói thà ban đầu đừng dùng đồ cao cấp, dùng xong khó dùng lại dòng thấp 😁
@Namhuynh Nhưng mà dùng dòng thấp thấy thiếu thiếu lại tốn kém lên dòng cao -> gây ra nghiện ngập 😆
ngo.tank
ĐẠI BÀNG
một năm
Không liên quan topic nhưng mình có muốn chia sẽ vài tâm sự. Mình không nghe loa nhiều nhưng nghe tai nghe nhiều, bằng tai nghe có dây đóng lẫn mở cũng như tai nghe không dây có chống ồn chủ động, trung bình 8h một ngày là mình đã nói giảm vì thực tế có thể hơn,mình luôn chú ý đến mức âm lượng để đảm bảo thính lực. Mình nhận ra một điều nếu tai mình tiếp xúc nhiều với các nguồn âm chi tiết ít tạp âm môi trường (như khi sử dụng tai nghe) thì khả năng nghe của mình có sự suy giảm nếu nghe những nguồn âm có nhiều tạp âm môi trường thì mình thấy mình không nghe được rõ như so với thời gian trước đây khi mình ít dùng tai nghe (tạm hiểu là khả năng chọn lọc âm thanh của tai mình bị suy giảm trong môi trường ồn ào chứ không hẳn là suy giảm thính lực) . Anh em thích nghe nhạc nghe tai nghe nhiều có mẹo hay tài liệu y khoa nào có chỉ dẫn về vấn đề này xin chia sẽ để mình tham khảo . Xin cám ơn.
@ngo.tank Khá thú vị nhưng lần sau thêm chấm phẩy vô nhe bạn.
@ngo.tank lên con tai nghẹ xịn là hết thôi bác
@ngo.tank Suy giảm thính lực thì nó có thể suy giảm ở nhiều dải tần đơn lẻ khác nhau. Nên có thể bác suy giảm thính lực ở các dải tần cao (thực tế khi nghe các âm thanh có tần số thấp vẫn bình thường), mà âm thanh sinh hoạt đa số ở tần số thấp nên bác có thể thấy khả năng nghe của mình vẫn bình thường. Do vậy, bác phải kiểm tra bằng cách đo thính lực âm và thính lực lời để biết chính xác.
Còn mức khuyến nghị hiện nay của BYT là <85dB ở thời gian tiếp xúc là 8 tiếng/ngày
@Demah Mình đã đo thính lực ở bv Bạch Mai 1 lần thì thấy kq ko tỉ mỉ như tự đo lấy (sd đt ss + tai nghe).
Tự đo =đt nó cho biết chi tiết tới từng band, còn đo ở bv họ ghi kq kiểu low: ok, mid ok, hi ok
thích cái nhạc trong bài ghê
nhìn KH120 lại thèm KH310 quá 😆
mấy con genelec lỗ bass sau để sát tường dội lòi mắt, gạt tilt thì lại bị thiếu thiếu khi bật to, bàn cách tường tầm 1,5m là đẹp nhất +sub :3

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019