Sự xuất hiện các ngôn từ mới trong giao tiếp hàng ngày là quy luật thông thường của tất cả các ngôn ngữ, và có lẽ đó là một trong những lý do để người ta gọi các ngôn ngữ đang thông dụng là các sinh ngữ.
Thời gian sẽ đóng vai trò thẩm định, và đương nhiên cùng với thời gian, chỉ những gì đúng đắn và cần thiết mới có thể tồn tại.
Phối - kết hợp: Đây là một từ ghép điển hình của loạt từ ghép như: Di - biến động, thanh - kiểm tra, lãnh - chỉ đạo... Khi nói phối - kết hợp, chắc hẳn người nói muốn nhấn mạnh đến một sự phối hợp rất chặt chẽ, rất đầy đủ..., nhưng liệu có đúng?
Về ngữ nghĩa, phối hợp có ý nói nhiều người hoặc nhiều tổ chức cùng làm một việc gì đó, thí dụ: CA phường X đã phối hợp với thanh niên địa phương làm tốt công tác chống tệ nạn xã hội. Còn kết hợp có ý ngược lại là một người cùng lúc làm nhiều việc, thí dụ: Được cử đi Hải Phòng công tác, anh A đã kết hợp về Đồ Sơn thăm bố mẹ một buổi.
Như vậy có thể nói phối - kết hợp chỉ có thể là một sự phối hợp tồi đi, vì người trong cuộc còn kết hợp làm việc khác nên đương nhiên phải phân tán trí lực. Cũng như vậy, các từ ghép khác đều không đạt ý nhấn mạnh, có thể tiết kiệm một chút thời gian, nhưng xét cho cùng đã làm nghèo đi sự tinh tuý của ngôn ngữ.
Nhà: Gần đây có một xu hướng rất phổ biến, có tính thời thượng là từ "nhà" được dùng thay cho nhiều từ khác một cách rất khiên cưỡng. Trước đây chúng ta có: Hiệu thuốc, tiệm ăn, quán bia, hãng chè, quầy thịt, lò bánh... Nay bỗng dưng nhất loạt biến thành: Nhà thuốc, nhà hàng, nhà chè, nhà sách... Tại sao chúng ta phải làm nghèo tiếng Việt đi như vậy? Các từ hiệu, tiệm, quầy, quán... đều có ý khác nhau ít nhiều và có độ chính xác rất không nên thay thế.
Lạm dụng tình dục trẻ em: Cụm từ này thường xuyên xuất hiện trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình... để chỉ hiện tượng quan hệ tình dục với trẻ em. Trước hết, ai cũng biết từ "lạm dụng" có ý nói ai đó đã sử dụng một thứ gì quá ngưỡng được phép hoặc nên dùng. Thí dụ: Anh A lạm dụng thuốc kháng sinh, chị B lạm dụng chất ngọt, nước X lạm dụng sức lao động trẻ em. Như vậy, về cơ bản anh A, chị B, nước X có thể dùng các thứ trên, nhưng chỉ nên hoặc buộc phải có một giới hạn nhất định. Vậy giới hạn được phép trong quan hệ tình dục với trẻ em là mức độ nào để tránh lạm dụng?
Có lẽ người ta đã dịch một cách máy móc cụm từ "lạm dụng tình dục trẻ em" từ tiếng nước ngoài. Trong tiếng Anh, từ "abuse" có các nghĩa là: Lạm dụng, sỉ nhục, nói xấu, lừa gạt, hành hạ. Tuỳ trường hợp, người dịch cần chọn chính xác nghĩa nào phù hợp nhất, không chỉ căn cứ vào thứ tự ghi trong tự điển, vì các nghĩa này có giá trị ngang nhau. Có lẽ đúng đắn nhất, nên thay cụm từ trên bằng "xâm hại tình dục trẻ em" trong các phương tiện thông tin đại chúng.
Thời gian sẽ đóng vai trò thẩm định, và đương nhiên cùng với thời gian, chỉ những gì đúng đắn và cần thiết mới có thể tồn tại.
Phối - kết hợp: Đây là một từ ghép điển hình của loạt từ ghép như: Di - biến động, thanh - kiểm tra, lãnh - chỉ đạo... Khi nói phối - kết hợp, chắc hẳn người nói muốn nhấn mạnh đến một sự phối hợp rất chặt chẽ, rất đầy đủ..., nhưng liệu có đúng?
Về ngữ nghĩa, phối hợp có ý nói nhiều người hoặc nhiều tổ chức cùng làm một việc gì đó, thí dụ: CA phường X đã phối hợp với thanh niên địa phương làm tốt công tác chống tệ nạn xã hội. Còn kết hợp có ý ngược lại là một người cùng lúc làm nhiều việc, thí dụ: Được cử đi Hải Phòng công tác, anh A đã kết hợp về Đồ Sơn thăm bố mẹ một buổi.
Như vậy có thể nói phối - kết hợp chỉ có thể là một sự phối hợp tồi đi, vì người trong cuộc còn kết hợp làm việc khác nên đương nhiên phải phân tán trí lực. Cũng như vậy, các từ ghép khác đều không đạt ý nhấn mạnh, có thể tiết kiệm một chút thời gian, nhưng xét cho cùng đã làm nghèo đi sự tinh tuý của ngôn ngữ.
Nhà: Gần đây có một xu hướng rất phổ biến, có tính thời thượng là từ "nhà" được dùng thay cho nhiều từ khác một cách rất khiên cưỡng. Trước đây chúng ta có: Hiệu thuốc, tiệm ăn, quán bia, hãng chè, quầy thịt, lò bánh... Nay bỗng dưng nhất loạt biến thành: Nhà thuốc, nhà hàng, nhà chè, nhà sách... Tại sao chúng ta phải làm nghèo tiếng Việt đi như vậy? Các từ hiệu, tiệm, quầy, quán... đều có ý khác nhau ít nhiều và có độ chính xác rất không nên thay thế.
Lạm dụng tình dục trẻ em: Cụm từ này thường xuyên xuất hiện trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình... để chỉ hiện tượng quan hệ tình dục với trẻ em. Trước hết, ai cũng biết từ "lạm dụng" có ý nói ai đó đã sử dụng một thứ gì quá ngưỡng được phép hoặc nên dùng. Thí dụ: Anh A lạm dụng thuốc kháng sinh, chị B lạm dụng chất ngọt, nước X lạm dụng sức lao động trẻ em. Như vậy, về cơ bản anh A, chị B, nước X có thể dùng các thứ trên, nhưng chỉ nên hoặc buộc phải có một giới hạn nhất định. Vậy giới hạn được phép trong quan hệ tình dục với trẻ em là mức độ nào để tránh lạm dụng?
Có lẽ người ta đã dịch một cách máy móc cụm từ "lạm dụng tình dục trẻ em" từ tiếng nước ngoài. Trong tiếng Anh, từ "abuse" có các nghĩa là: Lạm dụng, sỉ nhục, nói xấu, lừa gạt, hành hạ. Tuỳ trường hợp, người dịch cần chọn chính xác nghĩa nào phù hợp nhất, không chỉ căn cứ vào thứ tự ghi trong tự điển, vì các nghĩa này có giá trị ngang nhau. Có lẽ đúng đắn nhất, nên thay cụm từ trên bằng "xâm hại tình dục trẻ em" trong các phương tiện thông tin đại chúng.
Nguồn: Lao Động
Tiếng Việt là một tài sản vô cùng quý giá của đất nước. Mỗi người Việt có trách nhiệm gìn giữ và phát triển nó. Hiện nay trên diễn đàn mình nhận thấy có rất nhiều người viết sai lỗi chính tả, ngữ pháp, cấu trúc câu (có thể là do vô tình hoặc cố tình) hay là sử dụng tiếng Việt không dấu. Rất mong các bạn chú ý hơn đến vấn đề này.