Những sự thật thú vị về sao Thổ

5/8/2019 9:3Phản hồi: 118
Những sự thật thú vị về sao Thổ
Sao Thổ - hành tinh thứ sáu trong hệ Mặt trời của chúng ta là một hành tinh đặt biệt vì sở hữu một cái vòng rất đẹp xung quanh, có cả đống mặt trăng vệ tinh và còn nhiều điều thú vị khác. Giống như 4 hành tinh khác quan sát được bằng mắt thường - sao Thuỷ, sao Kim, sao Hoả, sao Mộc - sao Thổ cũng đã được quan sát và tìm thấy từ rất xa xưa rồi, tuy nhiên vành đai của sao Thổ thì mãi đến thế kỷ 17 mới được một nhà thiên văn người Hà Lan tên Christiaan Huygens quan sát được.

Ngày nay, nhờ vào khoa học kỹ thuật tiên tiến, những Pioneer 11, Voyagers 1, Voyagers 2 và gần nhất là Cassini đã cho chúng ta nhiều thông tin hơn về các hành tinh và sự vật trong vũ trụ.

Sao Thổ có ngày ngắn và năm dài

Thổ Tinh có đường kính vào khoảng 116 ngàn km, lớn hơn Trái Đất của chúng ta đến 9 lần và to hơn tất cả hành tinh khác trong hệ Mặt trời, trừ sao Mộc. Đây là một hành tinh khi gas khổng lồ. Cấu tạo của nó chủ yếu là khí Hidro và khí Heli, và do đó nó rất ít vật thể rắn trên bền mặt. Tuy nhiên phần lõi của sao Thổ chưa nhiều kim loại, như sắt, Niken, và phần lõi này có mật độ đậm đặc hơn rất nhiều so với các lớp trên bề mặt. Xét về trung bình, mật độ của sao Thổ còn thua cả nước nữa.

Sao Thổ tự quay quanh trục khá nhanh, một ngày - một lần sao Thổ tự quay hết một vòng quanh trục, chỉ kéo dài 11 tiếng mà thôi. Trong khi đó, một năm, tức thời gian sao Thổ đi hết một vòng quanh Mặt trời tốn một thời gian tương đương đến 29 năm trên Trái Đất.

Một số đặc tính khác của Thổ tinh như: Nó cách Mặt trời khá là xa, gần 1.5 tỉ km, so với khoảng cách 150 triệu km của Trái đất. Với lẽ đó, nhiệt độ trung bình của sao Thổ là -177 độ C. Và nếu anh em đứng trên sao Thổ để nhìn Mặt trời, anh em sẽ thấy Mặt trời ít sáng hơn 100 lần nếu nhìn từ Trái đất.


Hệ thống vành đai ngoạn mục

Các vành đai của sao Thổ không phải là một khối liền lạc mà cấu tạo từ hàng tỷ khối đá, băng, có quỹ đạo xoay quanh ngôi sao chính. Và các vành đai này thực chất là một hệ thống được cấu thành từ các vành đai riêng lẻ nhỏ hơn, được xác định bằng thứ tự bảng chữ cái. Ví dụ A, B, C là vành đai sáng, dễ thấy được bằng một kính viễn vọng đặt ở sân vườn; D, E, F, và G là các vành đai tối hơn và khó quan sát hơn.

saturn.gif

Các khối vật chất cấu tạo nên vành đai này có kích thước rất đa dạng. Đa số thì chỉ cỡ hạt bụi, nhưng cũng có những khối có thể to như một căn nhà. Và với đường kính tổng thể là 281 ngàn km, chiếc vòng này là có độ dày khá mỏng so với kích thước chung. Nếu thu nhỏ đồng dạng phần vành đài này bằng khoảng cách từ San Francisco tới New York, khoảng 5000km, thì độ mỏng của nó chỉ còn khoảng 13cm.

Có hàng đống mặt trăng

Nhờ vào tàu không gian Cassini và những robot không gian khác đã viếng thăm sao Thổ, chúng ta biết được nó có ít nhất 53 mặt trăng. Đa số bé tẹo, kích thước chỉ khoảng vài km, chỉ có 13 trong số đó là có kích thước lớn hơn 48km. Trong số đó có mặt trăng tên Mimas với một điểm khá thú vị: trên bề mặt của nó xuất hiện một cái hố to cỡ 1/3 phần diện tích quan sát được. Một mặt trăng khác cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm là Enceladus, toàn bộ bề mặt đóng băng của nó làm cho các nhà khoa học tin rằng bên trong đó là một đại dương nước mênh mông và có thể có nguyên liệu để xuất hiện sự sống như Hirdo, Oxy và Amino Acid.

mimas.jpg

Và mặt trăng Titan có cả bầu khí quyển riêng

Titan là mặt trăng lớn thứ hai trong hệ Mặt trời, chỉ thua mặt trăng Ganymede của sao Mộc mà thôi. Với đường kính lên tới 5150km, nó thậm chí còn lớn hơn sao Thuỷ. Và đặt biệt nhất, đây là mặt trăng duy nhất hiện tại chúng ta biết đến là có bầu khí quyển riêng.

Không khí trên Titan bao gồm hỗn hợp của Nitro và Metan. Và bầu khí quyển này dày hơn bầu khí quyển Trái đất đến 50%. Mặc dù không khí như vậy gần như không thể giúp cho con người sinh sống, nhưng các nhà khoa học tin rằng không khí trên Titan là tương tự với không khí trên Trái đất cách đây hàng tỷ năm trước, thời điểm mà sự sống bắt đầu xuất hiện.

titan.jpg

Quảng cáo



Một số điều thú vị khác (theo bạn @sskkb):


1. Nếu có 1 cái bể bơi đủ lớn và đặt sao Thổ lên, sao Thổ sẽ nổi trên mặt nước.
2. Sét trên sao Thổ mạnh gấp 10.000 lần trên Trái Đất.
3. Do quay nhanh, tốc độ gió trên sao Thổ lên tới 550km/h.
4. Các vệ tinh lớn của sao Thổ được đặt tên theo những người khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp, bao gồm (từ lớn đến bé) Titan, Rhea, Iapetus, Dione, Tethys, Enceladus, và Mimas.
5. Không như nhiều hành tinh và vệ tinh khác trong hệ Mặt Trời phun trào núi lửa, vệ tinh Enceladus phun hỗn hợp nước và băng vào không gian với tốc độ lên đến 63.000km/h​

Nguồn: sách The Planets, nxb Dorling Kindersley, 2014

Chúng ta sẽ còn nghiên cứu Thổ tinh nhiều hơn trong tương lai

Chúng ta sẽ có một cái nhìn cận cảnh hơn về Titan vào năm 2034, khi sứ mệnh Dragonfly được phê duyệt gần đây của NASA dự kiến sẽ vận hành vào năm 2026. Khi tới Titan, tàu vũ trụ Dragonfly sẽ triển khai một máy bay không người lái dài 10 feet được trang bị cánh quạt và ván trượt để khám phá mặt trăng này. Máy bay không người lái trong dự án này sẽ dành ra hai năm rưỡi để khám phá Titan và đưa ra những hiểu biết mới, cũng như có thể sẽ dùng để nghiên cứu nguồn gốc bắt đầu sự sống trên Trái đất.
Theo NBCnews
118 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Em ko biết sao chứ mỗi khi xem về khoa học vũ trụ thì em lại thấy mình cô đơn và nhỏ bé cực kì
TTmemreader
ĐẠI BÀNG
5 năm
@baohannguyen0608 Vậy thôi bạn đành chờ mấy trang film nó ra bản vietsub vậy, mà chắc hơi lâu. BBC Earth làm mấy bộ mấy năm gần đây hay cực (Planet Earth 2, Blue Planet 2, The planet 2019), hình ảnh, đồ hoạ và âm thanh thật sự choáng ngộp. Nếu mình muốn tìm hiểu về 1 chủ đề thì chịu khó học thêm tiếng anh đi bạn, đọc từ mấy cuốn của trẻ em, xong tới mấy cuốn khó hơn, từ từ là khá liền à. Coi phim thì bật sub, từ nào khó quá thì mình tra nó, coi đi coi lại vài lần là hiểu hết ;)
Trích từ phim Interstella: "...chúng ta sinh ra là để rời trái đất...", cho nên bạn cần chuẩn bị hành lý đi, học tiếng anh để còn giao tiếp quốc tế 😆 Theo như tập 1 hoặc 2 của bộ The planets này thì trái đất sẽ chết trong khoảng 5 tỉ năm nữa, con người sẽ dời qua cải tạo sao hoả, rồi tiếp nữa sang moon của Saturn... vân vân và mây mây... 😃 Enjoy!
meoden007
ĐẠI BÀNG
5 năm
@cutruong789 Mình lại có cảm giác đó sau khi đi chơi vs người yêu về và con vợ đang chờ ở cổng
Giáp Nam
ĐẠI BÀNG
5 năm
@TTmemreader Bộ này có Vietsub chưa ạ? Mấy bộ phim tài liệu khác của BBC mình đều xem, đúng là mở mang kiến thức.
TTmemreader
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Giáp Nam Vừa mới công chiếu nên chắc chưa có Vietsub đâu bạn 😃
heohong2992
ĐẠI BÀNG
5 năm
Lên hình thì sao thổ đẹp vãi
@heohong2992 Tớ muốn lên đây sống..
heohong2992
ĐẠI BÀNG
5 năm
@adagioleonard Z thì còn chờ gì nữa bạn eiiiiii
@adagioleonard Nhắm mắt vào là lên luôn
@heohong2992 Mấy bác Nasa cũng cà chuột mòn tay mới ra hình đó bác.
Mật độ trung bình của Sao Thổ chỉ bằng 2/3 mật độ của nước, vậy nếu có một cái hồ nước nào đủ lớn để thả Sao Thổ vào thì có lẽ nó sẽ nổi 😁
@Penguin Pingu Đúng zậy :D
@Penguin Pingu Nó thực ra là một khối khí khổng lồ. Có thể trong lõi là chất rắn nhưng rất nhỏ so với kích thước tổng thể của Sao Thổ tả.
@Penguin Pingu chả liên quan khi mà dưới cái bể nước khổng lồ ấy ko có cái lực hút của hành tinh còn to lớn hơn hàng tỷ lần cái bể đấy, nước và sao thổ đều lơ lửng.
😔 truớc có phim thoát khỏi sao mộc hay lắm mà h chả nhớ nằm đâu
@Jamesbond Có thể bạn ấy gõ = trình duyệt trên máy tính
@haichin Vậy mới nói liên quan gì đến tinhte.
@Jamesbond Nhiều web nó có tích hợp bộ gõ tv để gõ nội dung trên trang đó dù máy tính ko cài pm gõ tv bác à.
Thế lên đó chúng ta phải bơi à
@xuhariver Câu hỏi hay à.
Ngoknc
CAO CẤP
5 năm
@xuhariver Bơi cái gì. B sẽ bị chìm vào tâm nhé. Chìm đến khi b bị nhừ như cháo thì thôi
hientoc
ĐẠI BÀNG
5 năm
@xuhariver phải lên đó mới biết đc bác ơi 😁
1. Nếu có 1 cái bể bơi đủ lớn và đặt sao Thổ lên, sao Thổ sẽ nổi trên mặt nước.
2. Sét trên sao Thổ mạnh gấp 10.000 lần trên Trái Đất.
3. Do quanh nhanh, tốc độ gió trên sao Thổ lên tới 550km/h.
4. Các vệ tinh lớn của sao Thổ được đặt tên theo những người khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp, bao gồm (từ lớn đến bé) Titan, Rhea, Iapetus, Dione, Tethys, Enceladus, và Mimas.
5. Không như nhiều hành tinh và vệ tinh khác trong hệ Mặt Trời phun trào núi lửa, vệ tinh Enceladus phun hỗn hợp nước và băng vào không gian với tốc độ lên đến 63.000km/h.
6. Khi tàu vũ trụ Voyager 1 bay tới sao Thổ vào năm 1980, nó đã chụp được 1 đám mây hình lục giác tại cực Bắc của sao Thổ với đường kính lên tới 27.000km (đường kính Trái Đất khoảng 12.700km). Ở giữa đám mây đó là 1 cơn bão với tâm bão rộng khoảng 2.000km. Điều đặc biệt là đám mây và cơn bão đó đã tồn tại liên tục cho tới ngày nay và đây là hiện tượng thời tiết độc nhất vô nhị trong hệ Mặt Trời.

Nguồn: sách The Planets, nxb Dorling Kindersley, 2014
achilddragon
ĐẠI BÀNG
5 năm
@sskkb E nghe đồn là Thanos từ hành tinh Titan gì đấy ra phải ko nhỉ? Có phải là Titan này của Saturn ko vậy các bác?
nguyenlongf9
ĐẠI BÀNG
5 năm
@achilddragon 😆)) chắc thế :v
@achilddragon Không, anh Thor sức mạnh không đổi, nhưng trên sao Thổ có vài anh sức mạnh bằng 10.000 anh Thor
squall_x2x
ĐẠI BÀNG
5 năm
@sskkb Vậy cơn bão này là giống mắt bão trên sao Mộc rồi. Tồn tại rất lâu!
cuoang102
ĐẠI BÀNG
5 năm
Vành đai kia nhìn nghiêng thì thấy lớn vậy chứ nhìn trự diện thò mỏng dính nhỉ
@cuoang102 lúc cái vành đai nó nằm trực diện nhìn từ Trái Đất ko thấy luôn á bác
@cuoang102 Một số nơi trên vành đai chỉ dày khoảng 10m, nếu so với đường kính 270.000km của vành đai thì đúng là mỏng như dao cạo
Nếu nghiên cứu sao Thổ mà không khai thác được gì trên đó đem về trái đất sử dụng thì số tiền dành cho nghiên cứu đó nên bỏ vào thùng từ thiện giúp đõ những người ăn xin
@hugo1m8 Thánh nhân nhé.
dinhbach
TÍCH CỰC
5 năm
@haichin Bạn nên hỏi là: "Thánh đang được thờ ở chùa nào vậy?" thì đúng hơn.
dinhbach
TÍCH CỰC
5 năm
@anhmutcobedi1990 Thật ra chỉ có loài người thích sống lâu nên mới có vụ "già cậy con nhé", động vật trên hành tinh này sống là chỉ cho đi chứ không cần được nhận lại như con người đâu, con cái của chúng khôn lớn sẽ tách đàn, chúng khi già yếu sẽ chết hoặc làm thức ăn cho các con thú khác, phần xác còn lại sẽ phân hủy thành hữu cơ và vô cơ tái hòa nhập vào đất. Sinh con là để duy trì nòi giống chứ không phải sinh con để sau này con nó nuôi lại mình nhé bạn. Còn bạn ngồi đây comment rồi hàng tháng lãnh lương có trích tiền đóng bảo hiểm nhân thọ để sau này dưỡng già không hay lo suy nghĩ ăn bám con cái thế.
@dinhbach Thôi chịu bạn. Sinh con để nó không nuôi mình về già. Khi đó bạn sống bằng nhân ngôn vỏ nhãn à mà ko cần con nuôi. Chờ xem bạn con nó có nuôi ko nhé. Và nói như bạn chắc Bố mẹ bạn đang cay đắng khi đẻ ra bạn mà bạn chỉ biết đi giao phối với con khác để duy trì nòi giống mà ko nuôi bố mẹ già nua. Khổ thân hai cụ quá gặp phải con bất hiếu
có thể bạn đã biết: Thanos đến từ Titan,
nghe hắn kể ngày xưa Titan đẹp lắm, giờ đỡ nhiều rồi =))
@vqt907 nhắc mới nhớ =))
@vqt907 Xem Thanos đánh bọn Avengers mà bực mình. Lẽ ra chỉ 1 đấm thôi là bọn kia nát bét rồi, nhưng cuối cùng ko giết đc thằng Avangers nào, giết được mỗi Loki.
Chính tả chán vãi
@Evolution X Thua anh em hâhhha
@Evolution X Còn chờ gì nữa fen, tới luôn bác tài ey. Dìa dia
@Evolution X sai chính tả từ trong tư duy thì làm sao tự phát hiện được
@killed thiết nghĩ tinhte nên tích điểm cho ae mỗi khi phát hiện ra lỗi chính tả, 😁
kebono
TÍCH CỰC
5 năm
Hay quá. Có khi nào con người là khởi nguyên của văn minh vũ trụ không ta
o0o304o0o
ĐẠI BÀNG
5 năm
Tui đang nghiên cứu sự hình thành vành đai sao thổ - thật thú vị!!
Mr.ZP
TÍCH CỰC
5 năm
Nhìn cứ như 1 quý bà đội mũ ấy nhở
dbcgd74
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bao giờ con người du hành dải ngân hà được như avenger hay star trek nhỉ 😆
Greycloud
TÍCH CỰC
5 năm
@dbcgd74 Khi nào con người chuyển được bộ não của họ thành một bộ não nhân tạo như máy tính ( gồm phần cứng là CPU, Mainboard...mắt miệng, tai,...vv và một phần mềm tương ứng cho mỗi người) thì con người sẽ bất tử

Lúc đó thì không gian thời gian cũng chẳng là vấn đề
masterss0
TÍCH CỰC
5 năm
ở xa, nhiệt độ thấp vậy thì nhiều loại khí cũng hóa lỏng/rắn rồi nhỉ
@masterss0 áp suất cũng quyết định nữa bạn à, áp suất thấp nên k hoá lỏng đc, cho nên nó mới toàn khí
Bài viết hay và bổ ích.
Thật tuyệt vời.
toolkit
CAO CẤP
5 năm
Cái tên "sao Thổ" chắc vì người Việt xưa đặt tên dựa theo ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
Greycloud
TÍCH CỰC
5 năm
@toolkit Ngũ hành là thuyết xưa của mấy anh Tàu, cho rằng thế giới tạo ra bởi 5 thành phần cơ bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
hungbya
TÍCH CỰC
5 năm
@Greycloud Cuối cùng thì sao Kim nóng hơn sao Hỏa. Sao Mộc là một khối khí khổng lồ. Sao thổ lại nổi trên mặt nước (mặt độ vật chất thấp). Và cuối cùng sao Thủy lại là một "rocky planet" với nhân sắt khổng lồ.
@toolkit Thật ra là các bạn Tàu đặt tên và mình dùng theo. Người xưa họ cũng không đặt tên ngẫu nhiên , mà dựa vào những gì quan sát được. VD như sao Hoả thì bề mặt màu đỏ nên mới được đặt tên là “lửa”, người La Mã thì gọi là Mars - theo tên của thần chiến tranh gắn liền với máu me. Sao Kim thì gần Trái Đất nhất và cũng sáng nhất, nên gọi là “kim loại”. Đến vài chục năm gần đây khi con người phóng được tàu vũ trụ tới các hành tinh để quan sát thì mới biết được cấu tạo của chúng.
Fun fact mars ;)

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019