Những tấm ảnh chụp báo tuyết ở Nepal đang viral được xác nhận là giả

Nhà Của Cáo
29/11/2022 18:29Phản hồi: 52
Những tấm ảnh chụp báo tuyết ở Nepal đang viral được xác nhận là giả
Những tấm ảnh chụp báo tuyết của nhiếp ảnh gia Kittiya Pawlowski, được cho là chụp trên dãy Himalaya ở Nepal đang viral vì độ hùng vĩ của nó cuối cùng cũng được chính tác giả xác nhận là ảnh cắt ghép, sau hàng loạt bài chỉ trích gay gắt, và những bài dẩn chứng các tác phẩm này là giả.

snow-leopard-fake-photos.jpg
Các tấm ảnh mà mình đang nói đến là đây.

Photographer-Admits-That-Viral-Snow-Leopard-Photos-Were-Fake-1.jpg
Những tấm ảnh này đã được đăng tải trên tờ The Times of London, và dành được rất nhiều sự chú ý từ giới mộ điệu, vì sự hùng vĩ, cũng như không ít điểm bất thường trong từng tấm ảnh. Không ít nghi vấn đã được đặt ra từ những người giàu kinh nghiệm ở dãy núi này, cùng kinh nghiệm cả đời của họ về việc chụp báo tuyết.

Nhiếp ảnh gia Kittiya Pawlowski người Mỹ là người tạo ra các bức ảnh này, và cô có cả một câu chuyện đằng sau với những tình tiết rất cao siêu khiến không ít nhiếp ảnh gi kì cựu không khỏi hoài nghi.


Một trong những bức ảnh trên thậm chí còn được đăng tải trên trang London's Saatchi Gallery, một bản in của Kittiya Pawlowski được bán với giá 1.305 bảng Anh (khoảng 1566USD).

Đầu tiên các hình ảnh của Kittiya nghi ngờ sau khi một tạp chi Pháp thẳng thừng tuyên bố các tác phẩm của cô là ảnh đã được tổng hợp lại.

Nhiều chứng cứ đã được đưa ra, một bài báo trên Alpine Mag đã cảnh báo về các tác phẩm này, sau khi họ trao đổi với nhiếp ảnh gia động vật nổi tiếng Vincent Munier - người có kinh nghiệm chụp báo tuyết ở Nepal: “Sự phi lý của những tấm ảnh này khiến tôi không khỏi chú ý. Tôi đã từng chứng kiến báo tuyết vượt đèo nhưng chúng cực kì nhanh và gần như không thể chụp được. Một con báo đang ngồi tạo dáng là điều cực kì khó xảy ra.”

Một bài báo trên Alpine Mag đã gióng lên hồi chuông cảnh báo sau khi nói chuyện với nhiếp ảnh gia động vật hoang dã nổi tiếng Vincent Munier, người có kinh nghiệm chụp ảnh báo tuyết ở Nepal.
Munier nói với Alpine Mag: “Sự phi lý của những bức ảnh này khiến tôi ấn tượng ngay lập tức.
“Tôi từng thấy báo hoa mai vượt đèo, nhưng chúng di chuyển rất nhanh và hầu như không thể bắt được. Một con báo đang ngồi tạo dáng là điều rất khó xảy ra.”

Munier cho rằng đây là những tấm ảnh một nhiếp ảnh gia có thể dành cả đời mình để theo đuổi, có quá nhiều điểm phi lý ở hậu cảnh và ánh sáng, sẽ thật tệ nếu không làm rõ vấn đề này, đặc biệt là cô này còn đi kèm với nó là một câu chuyện cao siêu.

kittiya-pawlowski-fake-profile.jpg
Ảnh profile của cô được cho là chụp ở Nepal cũng có các dấu vết của cắt ghép, lọn tóc này đang nằm ngược so với lọn tóc chính của cô thì đang nằm ở phía trước. (Ảnh Alpine Mag).

Quảng cáo


Nhiếp ảnh gia Kittiya Pawlowski khẳng định rằng cô đã đến dãy núi Himalaya để chụp những bức ảnh gốc. Cô đã đi bộ 103 dặm để tìm và chụp được các bức ảnh gốc, cô khẳng định một lần nữa rằng cô đã tìm thấy chú báo tuyết trong ảnh và chụp lại, tuy nhiên cô đã chỉnh sửa các bức ảnh để nó đạt được sự hoàn hảo như các bức ảnh mà anh em đang được xem.

Kittiya Pawlowski đã từ chối đưa ra các bức ảnh gốc chưa chỉnh sửa, và cô chỉ thừa nhận rằng các bức ảnh trên là cô đã tổng hợp từ hai đến bốn bức ảnh gốc, cắt ghép mà ra.

Nhiếp ảnh gia người Mỹ này kiên quyết rằng cô đã không lừa dối ai cả, và cô cũng không nợ ai lời xin lỗi vì các hình ảnh mà cô đã công khai. Quan điểm của Kittiya Pawlowski cho rằng, đã là một nhiếp ảnh gia thì cô có quyền kiểm soát những gì có trong ảnh của họ theo bất cứ cách nào mà họ muốn.

Kittiya Pawlowski cho biết thêm: “Tất cả các tạp chí đều chỉnh sửa hình ảnh người mẫu, thay đổi cấu trúc xương, da, tóc, răng, … tại sao tôi phải là người duy nhất bị yêu cầu cung cấp ảnh RAW khi tôi không phải là nhiếp ảnh gia báo chí?”

Kittiya Pawlowski cho biết cô đã quyên góp $787.50 vào quỹ Snow Leopard Trust, điều này chưa được chứng thực bởi tổ chức này.

Kittiya Pawlowski nói rằng cô đã nhận được nhiều lời đe doạ đến tính mạng, cô chỉ đơn giản là một cô gái 24 tuổi, với niềm đam mê chụp ảnh, thúc đẩy tinh thần bảo vệ hành tinh này thông qua vẻ đẹp của nó.

Quảng cáo


Sau các lùm xùm, trên trang web cá nhân của mình cô cũng nói rõ rằng các hình ảnh của mình đã được chỉnh sửa bằng LightroomPhotoshop.

Nguồn ảnh: Kittiya Pawlowski
Theo: petapixel.com
52 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

không có đội ngũ chuyên gia như NASA không fake ảnh được đâu, người ta bóc hết
@ngoccandhy Chuẩn rồi, tế sao giải hạn mới có thật chứ làm gì có Mặt Trăng thật. 😆
@ngoccandhy đúng rồi bro, phải chơi phông xanh như NASA mới ko lo bị bóc phốt =))
@kemkem87 đang nói về vấn đề gì vậy bạn
@ngoccandhy cncs thì tin răm rắp
dăm ba myth có bằng chứng rõ ràng thì ko tin
cho đi kinh tế mới đc rồi
ảnh thiệt đâu?
@trunghieu7393
bmw-3-series-hatchback-compact.jpg
@trunghieu7393 Đọc bài đi bạn.
Cái này có gì để đáng quan tâm ? Giựt tít trang chủ làm gì !
@kein123123132 hay mà, tinhte cũng có group nhiếp ảnh riêng từ bao năm nay, ông k qtam có ng khác qtam có sao đâu mà phải hỏi
Ảnh ng ta chụp ng ta chỉnh sửa là quyền của người ta, tự nhiên đòi file RAW, nực cười. Có phải ảnh đó mang tham dự cuộc thi nào đâu mà đòi.
@airwalker Không nói kiểu này được, vì người dành cả đời đi chụp cái đó, mà cái mớ hình đó của cô này không có thật thì chụp kiểu gì?
TAD23
ĐẠI BÀNG
một năm
@airwalker Thế chắc không đọc bài viết =))) vẫn già mồm bảo mấy ông chụp ảnh lão làng xem lại trình độ =))) não để ở đâu thế =))) chụp 1 cái KHÔNG CÓ THẬT rồi im im để đến lúc bị hỏi thì bảo t có nói t ko cắt ghép đâu =)))) thế ko ai bới ra thì sống cả đời với cái giả dối à? Học với chả hành.
@TAD23 Thực ra ảnh cắt ghép không sai ở đâu cả, miễn là nó đẹp là được, nhưng quan trọng nhất là phải trung thực và nói rõ là ảnh cắt ghép ngay từ đầu.
TAD23
ĐẠI BÀNG
một năm
@Nhà Của Cáo Đây là không nói mà im im xong bị bóc ra thì cãi cố =))) thế mà vẫn có người ủng hộ xong bảo quyền của người ta =)) bao che cho việc như thế là phủ nhận 1 đời cố gắng của người khác. Nếu thế mà vẫn bảo bình thường thì quá loại vớ vẩn.
nhqdat
TÍCH CỰC
một năm
Cho dù không có con báo thì hình cũng rất đẹp! 😃
Haha. Thánh Fake
tigerpr0
ĐẠI BÀNG
một năm
ui dào nãy đọc tiêu đề tưởng vụ gì to lớn lắm. mà cô gái trong bài mới có 24 tuổi mà đã chịu khó trèo đèo vượt núi để có những búc ảnh đẹp cũng đáng khen đó. còn vụ sửa hình thì đố tay nhiếp ảnh gia nào không sửa hình đó. kể cả các huyền thoại nhiếp ảnh vẫn bị dính phốt sửa hình như thường thôi. khi nào hình tư liệu nghiên cứu hay hình thời sự báo chí thì không cho cắt sửa thôi chứ chơi ảnh thì cắt ghép chỉnh sửa để có bức ảnh hoàn hảo nhất thì có gì đâu mà sồn sồn lên
@tigerpr0 Thôn tin từ một phía, còn chưa chắc là bả có đi chụp ko nữa 😁, hình profile thì lộ vết PS, hình gốc thì ko đưa
Phải nói là fake để bảo vệ báo tuyết
Căng nhỉ
Mấy tay nhiếp ảnh bắt bẻ cô gái cũng có thể là những kẻ thấy cộng lông trong mắt người ta mà không thấy cây xà beng trong mắt mình.
Tưởng em này lấy hình của người khác ghép xong nhận là của mình, chứ hình ẻm chụp thì ẻm làm gì tùy ẻm chứ.
Tiêu đề chướng mắt thiếu iot kinh dị. Mà viết cũng tào lao gây war nữa, cô gái đã bảo cắt ghép ảnh của mình chụp thì có vấn đề gì mà fake, viết bài cứ như cô ta đi chôm chĩa rồi cắt ghép lm của riêng k bằng, xàm.
@Dragao_ct92 chụp con báo ngồi trong hang rồi cắt ghép nó lên đỉnh núi không phải là fake thì là gì?
@Dragao_ct92 Bị phanh khui xong thì cô này mới lên đính chính, nói từ đầu là cắt ghép thì làm gì có chuyện lên The Times London, làm gì có ai bỏ ra $1,5K mua bản in?
Máy mình cũng cài lightroom và Photoshop, sao mình không ghép được nhỉ... 😁
Khôn như mày :D
Tấm này thì ghép cũng dễ mà, xa tít mù
Mắc mớ gì chụp hình xong không được edit, điều khoản nào 😆
Khí nhiếp ảnh gia cũng là gen Z à?
Các tiêu chuẩn đạo đức càng ngày càng tha hoá, trong khi trước giờ thế giới nhiếp ảnh trước đây người ta coi trọng nguyên tác thì thế hệ mới sẵn sàng cắt ghép để nổi tiếng/viral và đánh tráo khái niệm giữa retouching và editing. Khi bị phản đối thì thái độ kiểu ảnh tao, tao thích làm gì thì làm chứ ko chú thích từ đầu là ảnh chỉnh sửa.
Nghe mà nản....
@jealings Đồng ý. Nhưng mà đừng có đánh đồng Gen Z gì quá bạn, nó chung chung quá.
@jealings Nhiếp ảnh cũng là làm nghệ thuật, mà nghệ thuật cũng là phục vụ thị hiếu. Thị hiếu thì luôn thay đổi. Nên tìm cho mình một tập khách hàng riêng thay vì chê thị hiếu người khác thay đổi.
@airwalker Bác đang nhầm nghệ thuật thuần tuý và nghệ thuật thương mại rồi, vấn đề ở đây ko phải mấy bức ảnh này nằm trong loại nghệ thuật gì mà đạo đức của người chụp - tự xưng là nhiếp ảnh gia và nguỵ tạo bức ảnh, thậm chí nguỵ tạo câu chuyện về chuyến đi của mình để mua danh chuộc tiếng (trong khi trình độ thì chưa đến mức ấy).
Và đây ko phải mấy bức ảnh đăng lên mạng xã hội/instagram mà lấp liếm bằng cách dùng từ "Thị hiếu" để bao che đc, mục tiêu lúc đầu rõ ràng là chủ đề nhiếp ảnh tự nhiên và bán sản phẩm nhiếp ảnh đấy. Đây là hành vị nguỵ trang sản phẩm thương mại cắt ghép của mình theo hướng nghệ thuật thuần tuý, bán với giá nghệ thuật thuần tuý.
Đừng dễ dãi với nghệ thuật và nhân phẩm bác ạ.
@jealings Bạn xem các tạp chí heritage trên máy bay vna hoặc vietjet các thứ chưa? Đầy ảnh chụp thiên nhiên chỉnh sửa lại. Và đấy là báo bạn nhé, chứ ko phải tạp chí nghệ thuật. Các báo đăng ảnh này đều không phải báo chuyên về nhiếp ảnh, và cũng chẳng gửi đi cuộc thi nào cả. Còn người ta bán thì có người mua, tôi toàn mua ảnh stock có chỉnh sửa vì nó đẹp theo cách được chỉnh sửa.
Chỉ cần ko ghép con báo vào là được 😆
Mắc ói quá
Web của em này chuyên nghiệp vãi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019